Những vấn đề nóng nào được cử tri kiến nghị tới Quốc hội?
Sáng nay (22.10), trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trình bày Báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn (ảnh quochoi.vn).
Theo ông Trần Thanh Mẫn từ sau kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.480 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội,
Cử tri và nhân dân đánh giá cao việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được triển khai đúng hướng; sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả cụ thể.
Cử tri và nhân dân tiếp tục thê hiên sư tin tương vào quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Video đang HOT
“Tuy nhiên, cử tri và nhân dân còn bức xúc về nạn “ tham nhũng vặt”, nhiều doanh nghiệp và người dân vẫn phải chi những khoản ngoài quy định khi thực hiện các thủ tục hành chính và chưa hài lòng khi những biểu hiện tiêu cực này chủ yếu được phát hiện thông qua phản ánh, tố giác của người dân hoặc qua báo chí mà rất ít được phát hiện thông qua đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết.
Về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thời gian qua, các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện điều tra nhanh, truy bắt kịp thời, xử lý nhiều đối tượng phạm tội, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân rất lo ngại về tình hình tội phạm trên một số địa bàn vẫn diễn biến phức tạp: trộm, cướp ngày càng nguy hiểm, táo tợn (như cướp ngân hàng, cướp tiệm vàng); một số vụ án giết nhiều người gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân; nạn bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực gia đình; tình trạng mua bán và chế biến các chất ma túy diễn biến rất phức tạp; hành vi lừa đảo qua mạng, hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi; “bảo kê”, băng nhóm “xã hội đen”, sử dụng “đầu gấu” đòi nợ thuê… diễn ra ở một số nơi gây bức xúc trong nhân dân.
“Cử tri và nhân dân bất bình, lên án cac hanh đông kích động tụ tập đông người, chống người thi hanh công vu, huy hoai tai san của Nha nươc và nhân dân, gây mất an ninh, trật tự tại môt sô địa phương trong thời gian qua. Đề nghị các cơ quan chức năng chủ động phòng ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là đối với những đối tượng cầm đầu, cấu kết với các thế lực thù địch”, ông Trần Thanh Mẫn nói.
Cùng với những vấn đề nêu trên, cử tri và nhân dân còn phản ánh về một số vấn đề như: lãng phí trong đầu tư công; vi phạm trong đầu tư, khai thác, quản lý một số dự án BOT; chất lượng không bảo đảm của nhiều công trình giao thông, nhất là đường cao tốc; tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; công tác quản lý mạng xã hội còn bất cập; tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trung ương; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân ở một số nơi còn hạn chế, vẫn còn nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, bức xúc, kéo dài, vượt cấp; công tác tiếp và đối thoại với người dân để giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người đứng đầu chính quyền, cơ quan, tổ chức một số nơi chưa thực sự được quan tâm…
Theo Danviet
Quốc hội mặc niệm nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và 1 đại biểu
Theo dự kiến chương trình kỳ họp, sáng nay (22.10) tại phiên họp trù bị Quốc hội sẽ mặc niệm nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh; ông Lê Minh Thông, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từng là đại biểu Quốc hội rất nhiều khóa.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần ngày 1.10.2018, hưởng thọ 102 tuổi (sinh ngày 2.2.1917). Tang lễ của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười được cử hành theo nghi lễ Quốc tang.
Trong quá trình hoạt động, ông Đỗ Mười từng là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá III, IV, V, VI, VII, VIII; Uỷ viên Bộ Chính trị dự khuyết khoá IV; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá V, VI, VII, VIII; Thường trực Ban Bí thư khoá VI; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ tháng 6/1988 đến tháng 6/1991); Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997). Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ năm 1997 đến năm 2000). Đại biểu Quốc hội các khoá II, IV, V, VI, VII, VIII và IX.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần ngày 21.9.2018, hưởng thọ 62 tuổi (sinh ngày 12.10.1956). Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XIII và XIV. Tang lễ của Chủ tịch nước được thực hiện theo nghi thức Quốc tang.
Đại biểu Lê Minh Thông trong một phiên họp Quốc hội (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Lê Minh Thông sinh năm 1961, ông đột ngột qua đời ngày 31.8, khi đi công tác tại TP.HCM.
Năm 2016, ông đã ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại đơn vị bầu cử số 4, tỉnh Thanh Hóa (gồm Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân). Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, đã có 4 đại biểu đã qua đời, đó là đại biểu Thích Chơn Thiện (Thừa Thiên Huế), đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) và đại biểu Lê Minh Thông (Thanh Hóa) và đại biểu Trần Đại Quang (đoàn TP.HCM).
Theo Danviet
Nêu tên trước QH nơi lạm thu, buộc HS đóng góp tiền nông thôn mới Trình bày báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Quốc hội sáng 23.10, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã nêu rõ địa phương lạm thu đầu năm cũng như những địa phương buộc học sinh phải đóng góp xây dựng nông thôn mới. Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ...