Những “vấn đề” của bé
Không ít bà mẹ chăm chút cho con mình theo phương pháp…dân gian, mong bé có những điều đẹp nhất, tốt nhất nhưng nhiều trường hợp lại chuốc lấy những điều không mong muốn.
Đủ kiểu giúp bé khỏe đẹp
Bé gái sau khi sinh thường được các bà mẹ ưu tiên chăm chút cặp lông mi, bằng cách dùng kéo cắt phần ngọn lông mi để chúng mọc dài, cong và đẹp hơn. Các bà mẹ còn được các bà nội, ngoại hướng dẫn: chất bếp than hồng bỏ thêm vài vị thuốc Đông y cho thơm, hơ lá trầu rồi quệt vào chân mày để tạo hình vòng cung gọn gàng, xinh đẹp. Sẵn lá trầu và bếp than hồng, các mẹ hơ luôn cả mắt bé cho khỏi đổ ghèn, hơ thóp cho ấm và mau đóng thóp. Cuối cùng là hơ luôn “bướm” của bé để vùng này săn chắc, hồng hào.
Tóc của bé cũng được cạo trọc để kích thích chân tóc mọc nhiều và dài hơn. Con gái phải xỏ lỗ tai để mẹ chồng đeo bông vào ngày cưới, vì thế các bà mẹ cũng tranh thủ làm cho bé để sau này bé được đeo bông. Bé trai cũng không được yên vì bộ phận sinh dục nằm ngoài nên các bà mẹ cũng… hơ cho săn chắc để không bị chảy sệ.
Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Thị Hoa – BV Nhi Đồng 1 TP.HCM, không nên cắt lông mi cho bé vì vụn lông mi dễ làm viêm giác mạc, hoặc gây tai nạn cho bé mà thực tế thì lông mi cũng không thể dài thêm. Việc hơ lá trầu cũng thế, do da bé còn mỏng nên dễ làm phỏng bé, trong khi bộ phận sinh dục còn quá bé không thể… chảy sệ, lông mày cũng không mọc theo hình đã vẽ. Riêng việc xỏ lỗ tai thì nên để cho bé tự quyết định khi lớn lên, lúc này cô nàng có thể chọn đeo bông kẹp hoặc đi bấm lỗ tai. Việc gây chấn thương cho bé khi còn nhỏ là điều không nên, vì nếu giữ vệ sinh không tốt thì sẽ bị nhiễm trùng. Còn tóc nhiều, tóc ít, tóc dày hay tóc thưa phần lớn là do di truyền, việc cạo trọc không thể giúp cho tóc dày hơn khi số lượng chân tóc không thay đổi.
Sai lầm trong giữ gìn vệ sinh
Video đang HOT
Trong quá trình vệ sinh cho bé, các bậc phụ huynh cũng mắc sai lầm khiến trẻ bị bệnh. BS Huỳnh Huy Hoàng – BV Da Liễu TP.HCM cho biết: “Dùng Lactacyt để trị rôm sảy, viêm da. Nhiều người không tắm lại bằng nước đun sôi để nguội mà để nguyên với ý định giữ thuốc lâu trên da cho mau hết bệnh. Điều này khiến da bé bị kích ứng, ngứa, viêm, đỏ…”. Do chưa biết nói nên lúc này các bé chỉ khóc, nhưng tiếng khóc rất thảm thiết.
Các bé còn nhỏ thường bị “ cứt trâu” do da đầu bong và chất bã tiết ra nhiều. Có người không làm vệ sinh cho bé vì cho rằng cứt trâu cũng như “chiếc nón” giúp bảo vệ thóp. Thông thường, khi lớn lên sẽ hết. Nhưng các mẹ vẫn có thể dùng dầu (baby oil) thoa trên da đầu cho bé, sau đó gội lại bằng nước ấm, chỉ vài lần là hết hẳn.
Các bé còn nhỏ hay bị chàm sữa nhưng không phải do sữa gây ra mà là bệnh thường xảy ra ở tuổi bú sữa. Bệnh thường xảy ra vào khoảng tháng thứ ba đến 12 hoặc 24 tháng sẽ tự động hết. Bệnh này thường do yếu tố di truyền, xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Bé có cơ địa dị ứng càng dễ bị chàm sữa hơn khi người lớn hôn hoặc nói chuyện “bay” nước miếng vào mặt bé. Để an toàn cho bé, những ai muốn hôn hoặc dùng tay nựng bé cần chuyển địa chỉ xuống… chân bé.
Các loại tã giấy được quảng cáo là thơm tho, tiện dụng, nhưng thực tế vẫn có thể gây hăm, đỏ da, ngứa ngáy khó chịu cho bé. Vì thế chỉ dùng tã khi đi chơi, còn về nhà nên để bé… “thiên nhiên” và tập cho bé thói quen “phát tín hiệu” khi có nhu cầu. Thông thường, nếu hướng dẫn và nói thường xuyên bé 10 tháng đã biết “kêu gọi” để được đi… “xì trum” đúng chỗ. Còn dùng tã, bé sẽ bị lệ thuộc, mãi đến bốn-năm tuổi mới có thể “cai”.
Phương Nam
Theo PNO
Để tránh nhiễm khuẩn E-coli
Vi khuẩn E-coli được đánh giá là một trong những loại vi khuẩn có hại nhất trên thế giới, vì chúng không chỉ gây bệnh mà còn có thể gây tử vong cho người bị nhiễm.
Theo hướng dẫn của Ruth Frechman, nhà dinh dưỡng ở Los Angeles (Mỹ) đồng thời là phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình, dưới đây là năm cách hiệu quả để tránh nhiễm khuẩn E-coli.
Rửa tay
Rửa tay là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để tránh nhiễm khuẩn E-coli, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, chạm tay vào động vật và trước khi chuẩn bị thức ăn. Nếu không có sẵn xà bông, bạn chỉ cần rửa sạch tay dưới vòi nước cũng giúp loại bỏ bớt vi khuẩn.
Rửa tay là điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm để tránh nhiễm khuẩn E-coli, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh, chạm tay vào động vật và trước khi chuẩn bị thức ăn (Ảnh minh họa)
Chế biến thực phẩm đúng cách
Bạn nên nấu thịt bò đến nhiệt độ 70 độ C (sử dụng một nhiệt kế để đảm bảo). Bên cạnh đó, khi chế biến các loại rau xanh, bạn chỉ cần đun nấu chúng trong khoảng 15 giây ở nhiệt độ 70 độ C, các loại vi khuẩn E-coli sẽ bị tiêu diệt.
Tránh thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn
Để tránh nhiễm khuẩn E-coli, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm như phô mai, sữa và nước trái cây chưa được tiệt trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tiếp xúc với phân của người và động vật.
Không nuốt nước hồ bơi
Bạn cần nhớ, khi bơi lội trong hồ bơi, sông, ao, bạn nên tránh nuốt nước. Vì một số loại vi khuẩn E- coli có thể gây bệnh bằng cách sản xuất ra một chất gọi là độc tố Shiga từ chất thải của người hoặc động vật có trong nước. Và khi vô tình nuốt phải độc tố Shiga , bạn sẽ bị nhiễm khuẩn E-coli.
Vệ sinh dụng cụ chế biến thức ăn
Bạn nên duy trì thói quen thường xuyên làm sạch tất cả các loại thớt, dụng cụ nhà bếp, các kệ đựng thức ăn hoặc tủ lạnh... đồng thời, nhớ rửa tay sau khi chạm vào thịt sống. Ngoài ra, để tránh lây lankhuẩn E-coli, bạn cũng nên sử dụng nhiều loại thớt riêng biệt cho mỗi công việc như chặt thịt hoặc thái rau....
Lưu ý: Triệu chứng phổ biến sau khi một người bị nhiễm khuẩn E-coli bao gồm đau bụng, tiêu chảy hoặc đôi khi đi kèm với bệnh kiết lỵ, nôn mửa và sốt.
Theo dantri
Hãi hùng chiêu căng mắt bằng... chỉ dạng keo Sản phẩm mảnh như sợi chỉ có dạng keo biến mắt một mí thành mắt to tròn hai mí đang trở thành hàng "hot" tại các shop làm đẹp trên chợ "ảo" và ngoài thị trường. "Nghiến răng" để "căng" mắt "Cửa sổ tâm hồn" của phụ nữ châu Á, nhất là Việt Nam thường là những đôi mắt một mí. Mặc dù...