Những vai diễn khách mời đắt đỏ trên màn bạc
Có những nhân vật chỉ xuất hiện trong một, hai phân cảnh ngắn ngủi, nhưng giúp người diễn viên bỏ túi số tiền cực lớn, thậm chí lên đến hàng triệu USD.
Charlie Sheen trong Scary Movie 5 (2013): Sau vai khách mời là một gã đàn ông bị sốc thuốc Viagra ở phần 4, Charlie Sheen tiếp tục tham gia phần 5 của Scary Movie chỉ thông qua hai cảnh quay ngắn. Một ngày có mặt trên trường quay của Sheen khiến nhà sản xuất phải rút hầu bao 250.000 USD. Bộ phim dở tệ, và màn xuất hiện của tài tử thực sự nhạt nhẽo. Song, Charlie Sheen vẫn ghi điểm với khán giả bởi hành động sau đó. 100.000 USD từ khoản cát-xê được anh tặng cho Lindsay Lohan để bạn diễn trả nợ thuế. 150.000 USD còn lại thì được Sheen chia đều và gửi tới ba tổ chức từ thiện khác nhau.
Ving Rhames trong Mission: Impossible: Ghost Protocol (2011): Bên cạnh Tom Cruise, Ving Rhames là một gương mặt khác xuất hiện trong cả 6 tập Nhiệm vụ bất khả thi. Anh sắm vai Luther Stickell – một người đồng đội tốt của Ethan Hunt. Tuy nhiên, với phần 4 – Ghost Protocol, màn góp mặt của Rhames ngắn ngủi tới nỗi anh không được đề tên trong phần credits. Dẫu vậy, phân cảnh duy nhất ở đoạn cuối bom tấn hành động giúp Rhames bỏ túi tới 7,7 triệu USD! Hồi 2010, trong một cuộc phỏng vấn, Ving Rhames đã nói rằng nhà sản xuất đề nghị chỉ trả 3 triệu USD, nhưng anh muốn giữ nguyên con số 7,7 triệu USD như hợp đồng ban đầu, bằng không tài tử sẽ rời khỏi thương hiệu.
Jesse Eisenberg trong Camp Hell (2010): Năm 2007, tài tử lập dị nhận lời giúp đỡ một người bạn khi vào vai khách mời có thời lượng dài chưa tới 5 phút trong Camp Hell, và đồng ý nhận khoản thù lao tượng trưng 3.000 USD. Tuy nhiên, khi bộ phim được phát hành dưới định dạng băng đĩa, tên tuổi và hình ảnh của Eisenberg xuất hiện như thể anh sắm vai chính. Nam diễn viên 36 tuổi quyết định đâm đơn kiện Lionsgate cùng Grindstone, và đòi bồi thường 3 triệu USD. Vụ kiện thực tế đến nay chưa ngã ngũ. Nhưng nếu được xử thắng, Eisenberg sẽ nhận được số tiền bằng với kinh phí của toàn dự án!
Julia Roberts trong Valentine’s Day (2010): Valentine’s Day là dự án điện ảnh hợp tuyển, bao gồm các câu chuyện nhỏ cùng diễn ra vào ngày lễ Tình nhân, với sự góp mặt của nhiều ngôi sao. Một trong số đó là Julia Roberts. Trong phim, “người đàn bà đẹp” chỉ xuất hiện đúng 6 phút, nhưng nhận thù lao lên tới 3 triệu USD. Trung bình, cứ mỗi giây Roberts xuất hiện trên màn ảnh, chị nhận tới 8.000 USD! Tuy nhiên, ê-kíp Valentine’s Day có lẽ cũng không có gì phải phàn nàn khi bộ phim sau đó thu hơn 400 triệu USD toàn cầu.
Michael Biehn trong Alien3 (1992): Bên ngoài loạt bom tấn Alien và Terminator, sự nghiệp của Michael Biehn không mấy khởi sắc. Do đó, anh rất háo hức được trở lại phần 3 sau thành công của Aliens (1986). Tuy nhiên, dự án trải qua rất nhiều thay đổi về mặt nội dung. Từ chỗ là vai chính, nhân vật Hicks của anh gần như bị loại bỏ hoàn toàn. Đoàn phim đề nghị sử dụng một hình nhân thay thế cho tình tiết cái chết của Hicks, nhưng Biehn từ chối và dọa kiện. Cuối cùng, anh chỉ cho phép ê-kíp dùng một hình ảnh cũ của mình, kèm theo một khoản tiền 6 chữ số chưa bao giờ được các bên tiết lộ.
Sean Connery trong Robin Hood: Prince of Thieves (1991): Nhân vật Richard Sư Tử Tâm của huyền thoại Sean Connery trong bộ phim về Robin Hood (Kevin Costner) chỉ có đúng hai phút xuất hiện với bốn câu thoại, và thậm chí còn không được đề tên trong phần credits. Song, nam diễn viên người Scotland đã nhận được 250.000 USD từ hai ngày quay ngắn ngủi. Sau đó, Connery quyết định dùng toàn bộ số tiền này đi làm từ thiện.
Marlon Brando trong Superman (1978): Huyền thoại Marlon Brando ký hợp đồng nhận vai Jor-El – cha của Siêu Nhân (Christopher Reeve) – vào năm 1975, với mức thù lao 3,7 triệu USD, kèm theo 11,75% từ lợi nhuận sau đó của bộ phim. Tuy nhiên, đạo diễn Richard Donner muốn thực hiện Superman và Superman II cùng lúc, khiến quá trình ghi hình kéo dài tới 19 tháng. Cá nhân Marlon Brando cảm thấy chán chường khi tới lượt mình quay, và tỏ ra thiếu hợp tác khi không học thoại, đòi người giơ cue trên trường quay. Sau đó, Superman thắng lớn với doanh thu lên đến hơn 300 triệu USD, và Brando rốt cuộc nhận được 19 triệu USD từ chỉ 12 ngày quay sóng gió. Sau 35 năm, nếu tính cả yếu tố lạm phát, con số lên tới hơn 50 triệu USD, và đây thường được coi là màn cameo đắt đỏ nhất mọi thời đại.
Phim hay 8/3: Khóc cười xem Julia Roberts làm gái bán hoa, rơi nước mắt trước cô gái xinh đẹp bị lạm dụng tình dục
Trong dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, cùng điểm lại những bộ phim tuyệt vời về người phụ nữ, cũng như tình mẫu tử thiêng liêng mà Julia Roberts và dàn sao Hollywood từng đóng.
Tình mẫu tử và gia đình luôn là đề tài hấp dẫn giới làm phim. Trong những năm qua, làng phim liên tục chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt dự án thú vị, có nội dung ca ngợi sự hy sinh của người phụ nữ.
Trong dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay, cùng điểm lại những bộ phim tuyệt vời về người phụ nữ, cũng như tình mẫu tử thiêng liêng.
Người đàn bà đẹp - Pretty Woman
Người đàn bà đẹp (tên gốc: Pretty Woman) là một bộ phim lãng mạn hài hước Mỹ năm 1990 lấy bối cảnh tại thành phố Los Angeles. Do J. F. Lawton sáng tác và Garry Marshall làm đạo diễn, bộ phim có sự góp mặt của Richard Gere, Julia Roberts, Hector Elizondo, Ralph Bellamy (vai diễn cuối cùng của ông), Laura San Giacomo và Jason Alexander. Phim kể về cô gái "bán hoa" tên là Vivian Ward (Julia Roberts) được Edward Lewis (Richard Gere), một doanh nhân giàu có, thuê để góp mặt trong nhiều dịp làm ăn và gặp gỡ đối tác, không lâu sau cả hai nảy sinh tình cảm.
Ban đầu dự định về một câu chuyện đen tối, mang chủ đề về tầng lớp xã hội và ngành công nghiệp tình dục ở Los Angeles, Người đàn bà đẹp sau cùng trở thành một bộ phim lãng mạn hài hước với kinh phí lớn.
Phim là một thành công lớn tại phòng vé và là một trong những bộ phim thành công nhất năm 1990 và mọi thời đại; phim thu về lượng doanh thu cao nhất tại Mỹ cho thể loại hài lãng mạn. Box Office Mojo xếp bộ phim ở vị trí đầu tiên trong danh sách phim hài lãng mạn có lượng doanh thu vé ước tính nội địa cao nhất (42.176.400 vé), nhỉnh hơn My big fat Greek wedding (41.419.500 vé).
Các đánh giá đến phim đa phần là trái chiều, với diễn xuất của Julia Roberts được khen ngợi, giúp cô giành một giải Quả cầu vàng và một đề cử giải Oscar tại hạng mục "Nữ diễn viên xuất sắc nhất". Biên kịch J. F. Lawton cũng được đề cử cho giải Writers Guild of America và giải BAFTA. Sau khi kết thúc, một loạt những phim hài lãng mạn tương tự được phát hành, bao gồm Runaway Bride (1999), nơi Gere và Roberts tái hợp lần nữa với đạo diễn Garry Marshall.
Traile Pretty Woman
Người phụ nữ mạnh mẽ
Martha Marcy May Marlene (Người phụ nữ mạnh mẽ) là bộ phim nghệ thuật của đạo diễn Sean Durkin, ra mắt năm 2011. Bộ phim kể về một cô gái (Elizabeth Olsen) đánh mất mình sau hơn 2 năm sống trong một điện thờ kiêm nông trại. Tại đây, cô phải chịu những nỗi đau đớn dày vò cả về thể xác và tinh thần khi liên tục bị lạm dụng tình dục và bị tuyên truyền những hành vi xấu.
Không thể chịu đựng được thêm, cô chạy thoát khỏi chốn địa ngục đó và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người chị gái của mình. Cùng với chồng của mình, người chị gái giúp cô vượt qua những nỗi đau và đấu tranh để hòa nhập với cuộc sống trong gia đình của mình.
Martha Marcy May Marlene xoay quanh những con người bình thường hoặc nhìn rất bình thường, không hề có sự tô vẽ ở vùng Đông Bắc nước Mỹ, trong đời sống thường nhật. Phim là một lát cắt đầy u uất và u uẩn về một cô gái nhỏ đang cố quay lại cuộc sống bình thường sau một biến động lớn trong đời.
Mary, Nữ hoàng của Scotland - Mary, Queen of Scots
Mary, Queen of Scots thu hút khán giả bởi cách kể chuyện nhiều xúc cảm. Sự kiện chính diễn ra trong Mary, Queen of Scots lấy bối cảnh khi Mary Stuart (Saoirse Ronan) trở về Anh và yêu cầu chia sẻ ngai vàng nước Anh với Nữ hoàng Elizabeth I. Một bí mật động trời do Mary tiết lộ qua trailer vừa ra mắt cách đây không lâu tố cáo Elizabeth đã hạ sát mẹ và chị của mình.
Phim xây dựng hình ảnh của Mary là một người phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán trong cuộc chiến giành ngai vàng trong khi Elizabeth là một bà hoàng uy nghiêm, độc đoán và đậm chất phản diện.
Cuộc đời của Mary Stuart là một chuỗi những bi kịch và bí mật mà có lẽ chỉ có bà mới biết câu trả lời. Từng là người người nắm quyền lực rất lớn ở Scotland, Pháp và được sự ủng hộ cho ngôi vương ở Anh, nhưng khi ra đi bà phải mang danh phản quốc và ngoại tình. Câu chuyện về Mary đã được chuyển thể thành phim vào năm 2013 và cuối năm nay tại Mỹ, hình ảnh của bà sẽ một lần nữa nữa được tái hiện trong Mary, Queen of Scots do Saoirse Ronan thủ vai bên cạnh Margot Robbie trong vai Nữ hoàng Elizabeth I.
Phim do đạo diễn Josie Rourke thực hiện và kịch bản do Beau Willimon (House of Cards) chấp bút dựa trên cuốn tiểu sử về Mary của John Guy. Đặc biệt, phim có sự tham gia sản xuất của hãng phim đã làm nên thành công của Darkest Hour, hãng Working Title.
Trailer Mary, Queen of Scots
Nữ vệ sĩ - Close
Nội dung phim Nữ vệ sĩ (Close) lấy cảm hứng từ một nhân vật có thực, phim xoay quanh hành trình bảo vệ một nữ doanh nhân nổi tiếng của sĩ quan Sam Carlson (Noomi Rapace). Phim bắt đầu khi nữ vệ sĩ Sam nhận một nhiệm vụ bảo vệ cho Zoe - cô gái trẻ vừa được thừa kế khối tài sản kếch xù sau cái chết của bố mình. Nhiệm vụ của Sam chỉ trong vòng 24h nhưng sau đó cô được Zoe mời ở lại qua đêm để ngày hôm sau trở về.
Trong đêm hôm đó, dinh thự của Zoe bị một nhóm lính đánh thuê đột kích nhằm bắt cóc cô. Zoe được Sam bảo vệ để trốn thoát. Trên đường chạy trốn sự săn đuổi bọn bắt cóc cả hai dần phát hiện những sự thật về bọn bắt cóc và những âm mưu đằng sau.
Trailer phim
Vợ của người giữ sở thú - The Zookeeper's Wife
Dựa trên tác phẩm phi hư cấu cùng tên, The Zookeeper's Wife là bộ phim kể về câu chuyện có thực của Antonina abiska (Jessica Chastain) và chồng là Tiến sĩ Jan abiski (Johan Heldenbergh), người điều hành vườn thú Warsaw vào năm 1931. Khi Phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan, hai người đã ngấm ngầm giúp đỡ cuộc kháng chiến và cứu mạng những người Do Thái Warsaw vốn trở thành mục tiêu trừ khử hàng đầu của kẻ thù.
Antonina abiska đã mạo hiểm cuộc sống của chính mình và các con để bảo vệ lý tưởng của riêng mình, những nỗ lực của cô đã đưa cô thành vị anh hùng cứu hàng trăm mạng người trong Thế chiến II.
Trailer The Zookeeper's Wife
Có lẽ góc nhìn từ một người phụ nữ trong cuốn tự truyện cùng với bàn tay của một nữ đạo diễn khiến bộ phim thấm đẫm màu sắc nữ tính, giàu tính nhân bản, nhưng đồng thời cũng đánh mất phần nào sự khốc liệt và dữ dội cần có của một bộ phim về đề tài diệt chủng.
Theo afamily
Những bộ phim tình yêu không nên xem trong mùa Valentine "Blue Valentine", "Closer", "Atonement"... là những tựa phim buồn về tình yêu, có thể biến dịp Lễ Tình nhân của bạn trở nên đầy nước mắt. A Walk to Remember (Bước ngoặt đáng nhớ) - 2002: Kịch bản phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn tài hoa Nicholas Sparks. Nội dung A Walk to Remember xoay quanh mối...