Những vai diễn khắc khổ của nghệ sĩ Trần Hạnh trên màn ảnh
Xuất thân từ sân khấu kịch, ghi dấu ấn cả trong mảng điện ảnh, truyền hình, nghệ sĩ Trần Hạnh để lại ấn tượng trong lòng công chúng qua những vai người đàn ông khắc khổ.
Vai ông Bình trong Chuyện cổ tích cho tuổi 17 (1988): Bộ phim chiến tranh của đạo diễn Xuân Sơn, làm từ kịch bản của biên kịch Trịnh Thanh Nhã, xoay quanh những rung động đầu đời của cô bé An (Lê Vi). Trong phim, nghệ sĩ Trần Hạnh vào vai ông Bình, bố của An. Ông Bình là người lính trở về từ chiến trường rồi cưới người phụ nữ đã đợi chờ mình suốt 7 năm đằng đẵng. Nhưng rồi vợ mất sớm, ông trở thành gà trống nuôi con.
Dù không xuất hiện nhiều trong phim, nghệ sĩ Trần Hạnh vẫn để lại dấu ấn sâu sắc qua phân đoạn trò chuyện với con gái mới lớn về thân phận tình yêu thời chiến. Diễn xuất của nghệ sĩ Trần Hạnh đã xây dựng chân dung một người đàn ông ngoài mặt tỏ ra bình thản chấp nhận số phận thiệt thòi, nhưng trong lòng vẫn chưa thể vượt qua nỗi đau.
Ông Khiển trong Người cầu may : Bộ phim đen trắng của đạo diễn Tự Huy là một trong số những bộ phim mà nghệ sĩ Trần Hạnh thủ vai chính. Ông vào vai lão Khiển, một người đàn ông về hưu nuôi ước mơ trúng xổ số độc đắc để đổi đời. Nhưng càng chơi, ông càng thua, khiến tài sản trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Tới tận lúc khốn cùng, phải ngồi đầu đường làm nghề bơm xe đạp, ông vẫn chưa thôi giấc mộng làm giàu bằng trò rủi may.
Vai ông Khiển của nghệ sĩ Trần Hạnh là kẻ nuôi niềm tin vừa ngây thơ vừa mù quáng vào vận may từ trên trời rơi xuống. Khán giả vừa thương vừa giận khi thấy niềm háo hức và ánh mắt sáng rực của nhân vật mỗi khi ngồi luận số xen lẫn với vẻ chưng hửng bẽ bàng khi tấm vé trên tay trở thành giấy lộn.
Lão Lâm trong Chiếc bình tiền kiếp (1990): Chiếc bình tiền kiếp là bộ phim đầu tiên của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần làm về đề tài nông thôn Việt Nam. Trong phim, nghệ sĩ Trần Hạnh vào vai lão Lâm. Trong một lần đào huyệt, lão Lâm tìm thấy chiếc bình chôn dưới đất. Nghe lỏm được hội buôn đồ cổ trên thành phố nói đó là bình quý, lão quyết không bán mà mang về giữ trong nhà.
Video đang HOT
Vì giữ chiếc bình, lão hục hặc với gia đình và họ hàng không ít lần, thậm chí còn vào tù ra tội. Sau cùng, chiếc bình hại lão suýt mất mạng. Tới lúc gần đất xa trời, lão Lâm mới biết cái bình là đồ giả. Chiếc bình tiền kiếp đã phần nào lột tả bi kịch của người nông dân thế kỷ trước. Họ bị hại vì lòng tham và sự thiếu hiểu biết của chính mình.
Vai bố chồng trong Cỏ lau (1992): Bộ phim của đạo diễn Vương Đức được chuyển thể từ truyện ngắn nổi tiếng cùng tên của Nguyễn Minh Châu. Phim xoay quanh Lực (Đơn Dương), một người lính tập kết ra Bắc để lại cha già và người vợ mới cưới ở quê. Nghệ sĩ Trần Hạnh vào vai cha của Lực.
Ngày con trai trở về, ông đã lú lẫn, ngây ngô như đứa trẻ, khiến cuộc đoàn tụ giữa hai cha con mãi mãi dở dang. Vai diễn tô đậm ấn tượng về thân phận người dân quê lam lũ, cả đời khổ cực nhưng vẫn không thoát được khỏi số phận bất hạnh đã gắn liền với sự nghiệp nghệ sĩ Trần Hạnh.
Ông ngoại trong Cha cõng con (2017): Bộ phim điện ảnh của đạo diễn Lương Đình Dũng là lần xuất hiện cuối cùng của diễn viên Trần Hạnh trên màn ảnh rộng. Trên phim, ông đảm nhận vai người ông ngoại chăm sóc cho cháu trai đang điều trị ung thư.
Hình ảnh hai ông cháu, một già một trẻ nhưng đều đã ở rất gần chặng cuối cuộc đời, chăm sóc cho nhau càng góp phần thổi bùng lên ngọn lửa của tình yêu thương, đức hy sinh cũng như nét dịu dàng của những người đàn ông bị số phận đẩy đưa tới chỗ phải làm thay cả vai trò của người mẹ.
Những vai diễn đáng nhớ của NSND Trần Hạnh - ông già đau khổ, hiền lành của màn ảnh Việt
Xuyên suốt sự nghiệp của mình, NSND Trần Hạnh đã có nhiều vai diễn để lại ấn tượng lớn đối với khán giả.
Ngày 4/3, thông tin về sự ra đi của NSND Trần Hạnh khiến nhiều khán giả không khỏi bàng hoàng, xót xa. Sinh thời, nghệ sĩ Trần Hạnh là một trong những tên tuổi gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam, đã tham gia nhiều dự án phim truyền hình và điện ảnh. Đặc biệt, cố nghệ sĩ được nhiều khán giả nhớ đến với hình ảnh gắn liền với những vai diễn nghèo khó, khắc khổ nhưng luôn đầy cảm xúc và tình yêu thương. Trước lúc ra đi, ông vẫn được săn đón bởi nhiều đạo diễn, tuy nhiên sức khỏe ở tuổi 92 không cho phép ông tiếp tục tham gia nghệ thuật. Dưới đây là những vai diễn nổi bật nhất của cố nghệ sĩ Trần Hạnh, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả Việt Nam suốt nhiều thế hệ.
Người cha nghèo khổ, lao động kiếm từng đồng cho con trong Cuốn Sổ Ghi Đời
Cuốn Sổ Ghi Đời là bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Tất Bình, cũng là phim truyền hình đầu tiên mà NSND Trần Hạnh tham gia, được ông tâm đắc nhất. Trong phim, ông đóng vai ông Cần - một người đàn ông nghèo nhưng thương con, muốn mua cho các con mảnh đất để khỏi phải đụng chạm, mâu thuẫn. Ông Cần kiếm tiền bằng cách thu nhặt vỏ lon bia, điếu thuốc lá... và đem bán lấy tiền, kiếm được bao nhiêu cũng sẽ ghi vào một cuốn sổ. Đáng xót xa thay, đến lúc chết ông vẫn không thể hoàn thành được tâm nguyện của mình.
NSND Trần Hạnh nhận định cuộc đời của ông cũng giống với nhân vật ông Cần
Vai diễn này của nghệ sĩ Trần Hạnh đã làm rất nhiều khán giả rung động. Thực chất, ông cũng nhận định rằng nhân vật ông Cần có cuộc sống khá giống mình: cả gia đình cùng sinh sống trong một căn nhà nhỏ, chật vật trang trải cho cuộc sống.
Một ông Thống bất lực trước sự đổi thay của những đứa con với Ngõ Lỗ Thủng
Trong bộ phim Ngõ Lỗ Thủng , nghệ sĩ Trần Hạnh đóng vai một người cha giữa thời kỳ bao cấp của Việt Nam. Nhân vật của ông - ông Thống - là một người cả đời nghèo khổ, nuôi 2 cô con gái là Hạnh và Sương. Khi hai người con gái của ông trưởng thành, họ không thể chịu được cảnh nghèo khó nên quyết tìm cách để làm giàu. Về phần ông Thống, ông bất lực khi khoảng cách cha - con ngày càng xa vì những đứa con của mình đang dần trở nên thực dụng, bất chấp mọi thứ để kiếm tiền.
Cố nghệ sĩ trong bộ phim Ngõ Lỗ Thủng
Nhờ Ngõ Lỗ Thủng , NSND Trần Hạnh được trao tặng giải Cống hiến tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc năm 2010. Sự thể hiện của ông trong những vai diễn "ông già đau khổ" luôn luôn để lại nhiều cảm xúc cho khán giả.
Ông bố nghèo, yếu đuối trước mâu thuẫn giữa các thế hệ trong Người Đàn Bà Thứ Hai
Đến với Người Đàn Bà Thứ Hai , nghệ sĩ Trần Hạnh đóng vai một người bố nghèo ở quê lên Hà Nội, ở cùng con trai mới cưới vợ. Giữa nhiều xích mích mẹ chồng - nàng dâu, nhân vật của ông được khán giả nhớ đến như một người có phần nhát tính, bất lực trước khoảng cách quá xa giữa những thế hệ trong một gia đình.
Nhân vật của ông trong Người Đàn Bà Thứ Hai
Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tuy nhiên NSND Trần Hạnh lại đóng rất đạt những vai diễn "lão nông", dân quê nghèo khó. Đây cũng là hình ảnh đã đi sâu vào tâm trí của người xem mỗi khi nhắc đến cái tên của cố nghệ sĩ.
Cố NSND Trần Hạnh đã dành cả một đời để cống hiến cho nghệ thuật. Từ niềm đam mê sân khấu, ông đã trở thành một trong những cây cổ thụ của nền điện ảnh, tên tuổi gắn liền với hàng loạt dự án lớn - nhỏ khác như ông Bí thư trong Làng Nổi , nhân vật bố An trong Truyện Cổ Tích Tuổi 17 , bố Lài trong Tướng Về Hưu , ông Khiển trong Người Cầu May ... Năm 1996 tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11, ông giành giải Nam diễn viên xuất sắc trong phim Nước Mắt Đàn Bà . Các vai diễn của ông đã là một phần tuổi thơ của biết bao thế hệ, mang lại giá trị nhân văn sâu sắc cho khán giả khắp đất nước.
Nghệ sĩ Trần Hạnh từng nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 90
Xin cảm ơn cố NSND Trần Hạnh vì một đời cống hiến, mong ông an nghỉ!
Con dâu NSND Trần Hạnh: Ông ra đi thanh thản, nhẹ nhõm, không đau đớn dằn vặt gì "Những phút cuối, mọi người đều gặng hỏi ông có gì muốn dặn dò các con, các cháu không nhưng ông chỉ lắc đầu rồi ra đi thanh thản", cô Hồng chia sẻ. Sáng 4/3/2021, NSND Trần Hạnh qua đời sau thời gian đau yếu vì tuổi già, hưởng thọ 92 tuổi. 10h sáng cùng ngày, gia đình cố nghệ sĩ tiến hành...