Những ưu tiên của Trung Quốc tại Trung Á
Trung Quốc sẽ đón tiếp lãnh đạo từ năm quốc gia Trung Á để thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại với khu vực này.
Quảng trường Registon ở thủ đô Uzbekistan. Ảnh: Duy Trinh – PV TTXVN tại Nga
Kênh DW (Đức) đánh giá Trung Á đang ngày càng nổi bật hơn trong các vấn đề quốc tế và thương mại. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á trong tuần này với sự góp mặt của các lãnh đạo Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.
Hội nghị kéo dài hai ngày sẽ được tổ chức tại Tây An, Tây Bắc Trung Quốc, bắt đầu từ 18/5, một ngày trước khi lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) gặp nhau tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản.
Hội nghị thượng đỉnh tại Tây An sẽ là cuộc gặp cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Trung Á kể từ khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia thuộc khu vực này hơn 3 thập niên trước.
Video đang HOT
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng trước khi trao đổi quan điểm với các nhà lãnh đạo khu vực, cả về hợp tác giữa Trung Quốc và Trung Á cũng như các vấn đề quốc tế lớn cùng quan tâm. Các nhà lãnh đạo dự kiến ký “văn bản chính trị quan trọng” vào cuối hội nghị.
Bà Niva Yau tại Hội đồng Atlantic nhận định: “Hội nghị thượng đỉnh là một thể thức mới đã được thử nghiệm trong vài năm nay và nó thực sự nâng cao vị thế tương tác giữa Trung Quốc và Trung Á”.
Là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc đã rót hàng tỷ USD vào Trung Á để dễ dàng tiếp cận nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên của khu vực. Ngoài ra, các tuyến đường sắt giữa châu Âu và Trung Quốc đi qua Trung Á là một phần quan trọng trong dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu của Bắc Kinh là sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Ông Bradley Jardine tại tổ chức phi lợi nhuận Oxus Society for Central Asian Affairs đánh giá: “Với sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Á được coi là điểm trung chuyển mà theo đó thương mại có thể lưu thông giữa Trung Quốc và châu Âu”.
Trung Quốc cũng đang tìm cách khôi phục quan hệ kinh tế với Trung Á sau khi dịch COVID-19 làm gián đoạn tăng trưởng của nước này trong ba năm qua. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh vào tất cả các nước Trung Á đã vượt quá 15 tỷ USD vào cuối tháng 3 vừa qua.
Ông Raffaello Pantucci tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) đánh giá: “Trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, Trung Quốc đang trên đường trở thành đối tác thương mại lớn nhất của tất cả các quốc gia Trung Á, và mặc dù con số này giảm đáng kể trong thời kỳ đại dịch, nhưng tôi dự đoán Trung Quốc sẽ trở lại là đối tác thương mại hàng đầu trong năm tới hoặc lâu hơn”.
Sau hội nghị thượng đỉnh ở Tây An, Bắc Kinh được cho sẽ đưa ra sáng kiến miễn thị thực mới với một số quốc gia Trung Á. Hiện tại, Kazakhstan và Uzbekistan đều đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về chế độ miễn thị thực. Kyrgyzstan vẫn đang đàm phán các điều khoản với Bắc Kinh.
Bà Niva Yau cho rằng chế độ miễn thị thực có liên quan đến việc mở cửa xuất khẩu từ Trung Á sang Trung Quốc bởi các nước trong khu vực đã cố gắng bán nhiều loại sản phẩm hơn cho Trung Quốc trong những năm qua.
Trung Quốc đã tăng cường thỏa thuận an ninh với các quốc gia như Tajikistan trong những năm gần đây. Tajikistan cũng tiến hành tập trận chung chống khủng bố với quân đội Trung Quốc hai năm một lần. Pantucci nói với DW rằng Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các cam kết chống khủng bố song phương.
Kazakhstan kêu gọi Nga và Ukraine giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
Ngoại trưởng Kazakhstan Mukhtar Tileuberdi mới đây cho biết Astana duy trì quan hệ hữu nghị với cả Nga và Ukraine, đồng thời thường xuyên kêu gọi hai nước giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
Những căn nhà bị phá hủy trong xung đột tại Druzhkivka, miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn được đài NHK của Nhật Bản phát sóng ngày 25/12, Ngoại trưởng Tileuberdi nêu rõ: "Nga và Ukraine là 2 quốc gia có quan hệ hữu nghị mang tính lịch sử với Kazakhstan. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev thường xuyên trao đổi với lãnh đạo hai nước, hối thúc các bên ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm giải pháp hòa bình và ngoại giao cho cuộc xung đột hiện nay".
Đề cập đến các biện pháp trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt đối với Nga, ông Tileuberdi khẳng định Astana không tham gia các biện pháp này, nhưng cam kết tuân thủ nguyên tắc không để nền kinh tế đất nước bị các doanh nghiệp lợi dụng để né tránh các lệnh trừng phạt. Ông cho biết thêm Astana và Moskva có quan hệ kinh tế chặt chẽ, do đó nền kinh tế Kazakhstan cũng chịu những tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Ngoại trưởng Tileuberdi nhấn mạnh Kazakhstan thực hiện chính sách ngoại giao đa phương và cân bằng, xây dựng quan hệ với Nga, Trung Quốc, các quốc gia láng giềng ở Trung Á, cũng như Liên minh châu Âu (EU), Anh, Mỹ và Nhật Bản.
Ngoại trưởng Tileuberdi vừa tham dự Hội nghị Đối thoại cấp bộ trưởng Trung Á-Nhật Bản lần thứ 9, nơi ông gặp gỡ những người đồng cấp Nhật Bản, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Các bộ trưởng đã tổ chức những cuộc thảo luận về truyền thông, vận tải, an ninh khu vực, biến đổi khí hậu và số hóa, cùng nhiều chủ đề khác. Đại diện của các quốc gia Trung Á tham dự hội nghị đã bày tỏ mong muốn phát triển quan hệ đối tác với Nhật Bản, đề cập đến những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, y tế, nông nghiệp và giáo dục.
Kazakhstan sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch của cơ chế đối thoại giữa Nhật Bản - Trung Á trong năm 2023 và đăng cai tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo trong khuôn khổ cơ chế này.
Mỹ tăng cường cạnh tranh với Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á Donald Lu đang trong chuyến thăm Kyrgyzstan và Tajikistan. Đây là sự tiếp nối của chuyến thăm Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan năm ngoái, cho thấy Mỹ ngày càng quan tâm với việc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn...