Những ưu thế của chiến lược ‘vùng xanh’
Sự xuất hiện của các biến thể mới như Delta, Beta, Lambda đã và đang thách thức chiến lược “không ca COVID-19″ mà nhiều nước quyết tâm đạt được.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia y tế và giới nghiên cứu dịch tễ vẫn đang đau đầu để tìm ra phương thức ứng phó phù hợp, việc phân chia khu vực dân cư theo “bản đồ sắc màu” dựa trên tình hình dịch bệnh để áp dụng các biện pháp phòng chống tương ứng đang chứng minh được tính hiệu quả.
Không ít nước trên thế giới đang tiếp cận chính sách “sống chung với dịch bệnh”, theo hướng vừa kiểm soát, tránh lây lan, vừa phát triển kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc phân vùng, phân khu vực theo tình hình dịch bệnh mà nhiều nước đang áp dụng theo bản đồ màu.
Theo chính sách đó, các vùng được xác định là “ vùng xanh”, “vùng đỏ” và “vùng vàng” (hoặc cam). Trong đó, “vùng xanh” là những khu vực mà virus đã được kiểm soát dựa trên những biện pháp đồng bộ. Đề cập đến chiến lược “vùng xanh” bằng cái tên “Búa và khiêu vũ”, chuyên gia tâm lý học hành vi người Pháp, ông Tomas Pueyo giải thích “búa” chính là việc phong tỏa và thiết lập một “vùng xanh” hiệu quả. Tiếp theo là “khiêu vũ”, một chiến lược gồm 4 lớp hay còn gọi là “Chiến lược pho mát Thụy Sĩ”. Mỗi lớp pho mát sẽ ngăn chặn một phần sự lây lan virus: (1) hàng rào chốt chặt, (2) bong bóng xã hội (tức hạn chế gặp gỡ người khác), (3) chống lây nhiễm bằng khẩu trang và khử khuẩn, (4) xét nghiệm kết hợp với truy dấu và cô lập.
Những nghiên cứu khác chỉ ra rằng tại các vùng xanh, các hoạt động kinh tế xã hội có thể quay trở lại trạng thái bình thường. Các hoạt động như buôn bán tiểu thương phục vụ nhu yếu phẩm trong vùng xanh vẫn tiếp diễn, nhưng chỉ dành cho người dân sinh sống trong khu vực này. Nguồn hàng bán buôn được vận chuyển cho tiểu thương tiêu thụ trong nội vùng được thực hiện thông qua chốt kiểm dịch với khoảng cách giao hàng là 2m. Vùng xanh bao gồm một mạng lưới các khu vực xanh, cho phép người dân đi lại giữa các vùng này.
Ngược lại, “vùng đỏ” là khu vực mà các biện pháp sức khỏe cộng đồng được áp đặt nghiêm ngặt hơn. Nếu thực hiện nghiêm ngặt, “vùng đỏ” sẽ có xu hướng trở thành “vùng xanh”. Trong khi đó, một số “vùng xanh”, nếu các quy định phòng chống dịch bị buông lỏng, vẫn có thể xuất hiện ca lây nhiễm mới, do đó, bị “xóa sổ” khỏi mạng lưới vùng xanh. Khi “vùng xanh biến thành đỏ” thì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt và kịp thời được tái triển khai nhanh nhất có thể, bao gồm các hoạt động xét nghiệm và truy vết toàn bộ cư dân trong vùng này và những vùng có sự kết nối cao. Cuối cùng, “vùng vàng” là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.
Video đang HOT
Một số thành phố và khu vực trên thế giới phân chia thành 4 cấp độ màu sắc: đỏ (rất cao), vàng (cao), xanh lá cây (trung bình) và xanh lam (thấp), tương ứng với cấp độ nghiêm trọng của dịch bệnh từ cao đến thấp. Một số nước châu Âu còn có “vùng xám”, tức khu vực không có đủ thông tin hoặc không rõ số người đã được xét nghiệm.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trạm lưu động ở New York, Mỹ, ngày 31/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
“Lai lịch” của vùng xanh có thể được tìm lại trong khái niệm “hàng rào vệ sinh” (để ngăn dịch bệnh” tồn tại cách đây hàng trăm năm trước đây. Khái niệm “hàng rào vệ sinh” đã “tái sinh” trong thời kỳ bùng phát dịch bệnh Ebola năm 2014.
Mặc dù vẫn tồn tại những khó khăn trong công tác phối kết hợp, song “vùng xanh” đã chứng tỏ là một chiến lược hiệu quả trong việc kiềm chế sự lây lan của virus trong cộng đồng và hạn chế được những tác động kinh tế xã hội tiêu cực. Nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng một “vùng xanh” được triển khai và hoạt động hiệu quả và đồng nhất có thể ngăn chặn sự lây lan của một bệnh dịch truyền nhiễm lây lan nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao mà con người chưa nắm rõ được bệnh dịch này.
Chiến lược “vùng xanh” đã được áp dụng thành công khi làn sóng dịch bệnh thứ hai bùng phát ở nhiều nơi như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Australia và Ấn Độ. Mặc dù là một trong những “tâm bão COVID-19″ nhưng hồi trung tuần tháng 8/2021, toàn bộ 20 khu vực thuộc bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ đã trở thành những “vùng xanh” nhờ áp đặt triệt để và gắt gao các biện pháp phòng dịch. Tại “xứ sở chuột túi”, nhờ việc hạn chế hoạt động di chuyển đến và đi từ hai bang “vùng đỏ” Victoria và Queensland, nên Australia đã ngăn chặn được sự xuất hiện của các ca lây nhiễm mới trên toàn bộ đất nước. Bốn bang còn lại cũng đã không chịu tác động của làn sóng thứ hai.
Ở châu Âu, Pháp và Tây Ban Nha là hai nước đầu tiên áp dụng chính sách “vùng xanh” hồi tháng 4/2020. Italy và Đức đã học hỏi chính sách này khi dịch bệnh trầm trọng hơn vào cuối Hè 2020. Ngày 9/10/2020, EU đã triển khai chính sách “vùng xanh” khi số ca lây nhiễm bùng phát trở lại sau mùa Hè gỡ bỏ hạn chế đi lại nhằm sớm khôi phục ngành du lịch. Hiện chiến lược “vùng xanh” đang được nhiều nước châu Âu áp dụng khi làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Delta tấn công khu vực. Như ở Bulgaria, tuần thứ 3 liên tiếp tính đến ngày 1/8, toàn bộ 28 khu vực của nước này đã được xếp vào “vùng xanh”.
Ở châu Mỹ, bang Vermont, Đông Bắc nước Mỹ, là bang “vùng xanh” duy nhất trong nhiều tháng qua nhờ biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Tại Mỹ Latinh, thành phố Santa Fe, thủ phủ bang New Mexico, Mexico, đã được tuyên bố chuyển từ “vùng vàng” thành “vùng xanh” từ ngày 10/3/2021, đưa cuộc sống người dân trở lại gần như bình thường sau đúng một năm bị đảo lộn bởi dịch bệnh. Thành phố này đặt mục tiêu trở thành “vùng xanh lam”, tức nguy cơ lây nhiễm thấp hơn so với “xanh lá cây”.
Ở khu vực Đông Nam Á, thủ đô Jakarta của Indonesia được coi là “vùng xanh” từ giữa tháng 8 vừa qua nhờ số ca lây nhiễm giảm và tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, Phó Thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria cho biết người dân thủ đô vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp sức khỏe cộng đồng nhằm ngăn chặn nguy cơ xuất hiện những ca lây nhiễm mới.
Ở cấp độ quốc tế, “vùng xanh” cho phép sự đi lại giữa các vùng xanh (ở cấp độ khu vực hoặc tỉnh thành) của các nước khác nhau, nhưng không phải giữa vùng đỏ và vùng xanh của cùng một nước. Các chính sách hành lang du lịch giữa hai nước và “bong bóng du lịch” giữa một vài nước đã xuất hiện. Ví dụ, “hành lang du lịch” giữa Australia và New Zealand đã được khởi động ngày 19/4/2021, tuy nhiên sau đó phải dừng do diễn biến dịch phức tạp ở các nước châu Đại dương.
Trở lại Tây Ban Nha, đảo Mallorca có nguồn thu chủ yếu dựa vào du lịch đã chịu tác động nặng nề vì các biện pháp hạn chế đi lại. Hòn đảo này đã thành công khi là một trong những khu vực sớm ủng hộ chiến lược vùng xanh quốc tế. Kết quả là hòn đảo này được phép đón khách du lịch quốc tế từ Đức, trong khi toàn bộ đại lục Tây Ban Nha vẫn không được phép đón khách du lịch do tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Những ví dụ trên cho thấy tính hiệu quả của chiến lược “vùng xanh” trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Việc áp dụng chiến lược “vùng xanh” giúp chính quyền chủ động, có thể tập trung những nguồn lực chống dịch cần thiết, đồng thời tạo điều kiện cho người dân dần ổn định cuộc sống. Vấn đề mấu chốt của việc áp dụng chiến lược này chính là ý thức tuân thủ của người dân đối với các quy định phòng chống dịch, bởi chỉ cần một chút lơ là, chủ quan là có thể dẫn tới hậu quả khó lường.
WHO điều tra biến thể nCoV mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/8 thông báo đang xem xét một biến thể nCoV mới, gọi là "Mu", được xác định lần đầu ở Colombia vào tháng 1 năm nay.
Mu, tên khoa học là B.1.621, được xếp vào nhóm "biến thể đáng chú ý". Theo WHO, biến thể có các đột biến làm giảm hiệu quả của vaccine, "cần nghiên cứu sâu rộng hơn để làm rõ".
WHO nêu rõ trong thông báo: "Biến thể Mu chứa một loạt đột biến biểu thị đặc tính trốn tránh miễn dịch".
Sau khi được ghi nhận tại Colombia, Mu đã lan sang các quốc gia Nam Mỹ và khu vực châu Âu. WHO cho biết tỷ lệ nhiễm biến thể Mu trên toàn cầu ở dưới mức 0,1% trong tổng số ca nhiễm. Tại Colombia, con số là 39%.
Giới chuyên gia lo ngại về sự xuất hiện tràn lan của các biến thể virus mới, khi tỷ lệ lây nhiễm toàn cầu một lần nữa tăng nhanh. Chủng Delta đang chiếm ưu thế, đặc biệt ở những người chưa tiêm chủng và các vùng được nới quy tắc hạn chế.
Tất cả loại virus, bao gồm nCoV, đều đột biến theo thời gian. Hầu hết chúng ít hoặc không ảnh hưởng đến đặc tính của virus. Song một số đột biến sẽ khiến mầm bệnh lân lan dễ dàng, tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc trốn tránh miễn dịch do vaccine.
Hành khách đeo khẩu trang, xếp hàng làm thủ tục tại sân bay El Dorado, Colombia, tháng 9/2020. Ảnh: Reuters
Hiện danh sách "biến thể nCoV đáng lo ngại" của WHO có Alpha (có mặt ở 193 nước), Beta, Gamma và Delta (có mặt ở 170 nước). Cả 5 biến thể, bao gồm cả Mu, sẽ được theo dõi.
Theo định nghĩa của WHO, biến thể đáng lo ngại (VOC) có những đặc tính sau: tăng khả năng lây truyền; hoặc tăng độc lực, thay đổi biểu hiện lâm sàng của bệnh; hoặc làm giảm hiệu quả của các biện pháp dập dịch nói chung như tiêm vaccine, gây trở ngại lên việc chẩn đoán, phương pháp điều trị sẵn có.
Đối với các "biến thể đáng lo ngại", WHO ưu tiên đánh giá về đặc điểm của chúng và rủi ro sức khỏe với cộng đồng. Nếu cần thiết, WHO phối hợp điều tra bổ sung trong phòng thí nghiệm với các nước thành viên và đối tác. WHO cũng có trách nhiệm thông báo chỉ dẫn và phát hiện mới với các nước thành viên cùng công chúng.
Những "vũ khí" giúp biến thể Delta hoành hành, gây điêu đứng toàn cầu Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của thế giới đang chứng kiến một bước ngoặt khó khăn với sự xuất hiện của biến chủng Delta. Sự xuất hiện của một biến chủng lây lan mạnh đã làm chệch hướng mọi tính toán của các nước, kể cả những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao và đặt ra những thách thức...