Những uẩn khúc cần làm rõ trong việc cấp sổ đỏ ở 24 Nguyễn Thiệp
Là mảnh đất xảy ra tranh chấp khiếu kiện kéo dài từ năm 1993, nhưng nhà 24 phố Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực vẫn được cấp sổ đỏ. Sự việc này khiến nhiều người cho rằng có dấu hiệu bao che của chính quyền địa phương gây thiệt hại quyền lợi công dân.
Theo đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đình Tuân, tạm trú tại tổ 30A đường Nước Phần Lan, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ gửi đến báo Dân trí phản ánh UBND phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình đã xét duyệt sai quy trình, trái pháp luật đơn xin cấp giấy chứng nhận QDSĐ cho ông Phạm Nam tại 24 phố Nguyễn Thiệp, gây thiệt hại quyền lợi các thành viên trong gia đình ông Nguyễn Đình Tuân.
Nội dung đơn của ông Nguyễn Đình Tuân nêu rõ: Thửa đất mang 3 số nhà 24, 26, 28 trên phố Nguyễn Thiệp, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình có nguồn gốc sở hữu của cụ Nguyễn Đình Minh và vợ Nguyễn Thị Thảo (bố mẹ ông Nguyễn Đình Tuân) đã sinh sống nhiều đời. Khi còn sống, ông bà Minh – Thảo, cùng các con: Nguyễn Đình Lộc, Nguyễn Thị Tài, Nguyễn Đình Ngân, Nguyễn Đình Tuân đều sinh sống tại đây.
Ông Nguyễn Đình Tuân đề nghị thành phố xem xét lại giấy chứng nhận QSDĐ của ông Nam (Ảnh: Ngọc Cương)
Năm 1972, cụ Nguyễn Thị Thảo nhận bà Dương Thị Phương (tức Sự), Giám đốc Công ty Rau hoa quả làm cháu nuôi. Đồng thời cho phép bà Phương được làm nhà ở trên diện tích 30m2. Do không biết chữ, cụ Thảo nhờ con trai cả Nguyễn Đình Lộc viết giấy cam đoan, đồng ý cho bà Dương Thị Phương làm nhà trên diện tích 30 m2. Tháng 4/1972, gia đình cụ Minh – Thảo thực hiện lệnh di tản. Trong thời gian này, bà Phương và chồng là Phạm Nam tự ý xây nhà lấn chiếm ngoài diện tích được cho làm nhà thêm 29m2, nâng tổng số diện tích sở hưu lên 59m2.
Ngày 19/8/1993, báo Hà Nội Mới đăng danh sách những người mua bán nhà được xem xét hợp pháp hóa. Trong danh sách này có tên ông Phạm Nam, với phần diện tích xin hợp thức hóa là 30m2. Sau khi danh sách được công bố, gia đình ông Nguyễn Đình Tuân đã làm đơn kiến nghị dừng xem xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ với lý do gia đình ông Phạm Nam đang lấn chiếm 29m2 đất của gia đình. Muốn hợp pháp hóa phần đất 30m2 theo giấy cam đoan cụ Nguyễn Thị Thảo cho năm 1972, ông Phạm Nam phải trả lại 29 m2 lấn chiếm.
Video đang HOT
Tháng 10/1994, Sở Nhà đất TP. Hà Nội triệu tập tại trụ sở UBND phường Nguyễn Trung Trực giải quyết tranh chấp tại số nhà 24-26-28 phố Nguyễn Thiệp. Tại buổi làm việc, ông Phạm Nam khẳng định toàn bộ 59 m2 gia đình ông đang sử dụng được cụ Thảo viết giấy chuyển nhượng. Ông Nam có đưa ra 2 giấy phô tô gồm: Giấy cam đoan ngày 28/3/1972 Giấy cam kết ký ngày 5/4/1972. Tuy nhiên, khi gia đình ông Nguyễn Đình Tuân yêu cầu ông Nam xuất trình bản gốc hai tờ giấy cam kết có chữ ký của cụ Nguyễn Thị Thảo thì ông Nam không có.
Vì những lý do này, Sở Nhà đất TP. Hà Nội đã đình chỉ việc xem xét cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho gia đình ông Phạm Nam tại 24 phố Nguyễn Thiệp vì nhà đang có tranh chấp.
Sau khi cụ Thảo và người con cả Nguyễn Đình Lộc qua đời, năm 2010, ông Phạm Nam tiếp tục nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ lên UBND phường Nguyễn Trung Trực. Theo xác nhận của phường Nguyễn Trung Trực, ông Nam nộp 2 giấy cam kết gốc viết tay ngày 28/3/1972, giấy cam kết viết ngày ngày 5/4/1972 và khẳng định toàn bộ 59 m2 mà ông đang sử dụng đều là của gia đình.
Theo lời ông Nguyễn Đình Tuân, ngay từ lúc ông Phạm Nam nộp đơn đã có nhiều dấu hiệu bất bình thường. Tại Biên bản cuộc họp ngày 5/10/1994 có nêu cụ Nguyễn Thị Thảo không biết chữ, mọi giấy tờ liên quan đều do các con của cụ thực hiện, nhưng trong bản cam kết ký ngày 5/4/1972 ông Nam xuất trình lại do cụ Thảo trực tiếp viết và ký tên. Trong danh sách xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ năm 1993, ông Phạm Nam chỉ xin hợp pháp hóa 30m2, tương ứng phần diện tích cụ thảo cam kết cho bà Phương (vợ ông Nam) xây nhà ký ngày 28/3/1972. Tuy nhiên, trong đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ năm 2010, ông Phạm Nam lại xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ với tổng diện tích 59m2, bao gồm cả diện tích bị gia đình ông Nguyễn Đình Tuân tố cáo lấn chiếm.
UBND quận Ba Đình vẫn bỏ qua ý kiến chỉ đạo của TP. Hà Nội
Gia đình ông Nguyễn Đình Tuân đã gửi đơn khiếu nại lên UBND phường Nguyễn Trung trực đề nghị không xem xét đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nam vì 2 lý do trên. Tuy nhiên, bà Phùng Thị Hòa, nguyên Chủ tịch UBND phường đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Xét duyệt vẫn phê duyệt đơn xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình ông Phạm Nam, trong đó có nội dung khẳng định “hiện không có tranh chấp khiếu kiện”, mặc dù UBND phường biết rõ đang xảy ra tranh chấp kéo dài suốt từ năm 1993 và chưa được giải quyết dứt điểm.
Để đảm bảo quyền lợi, ông Nguyễn Đình Tuân tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND quận Ba Đình và UBND TP. Hà Nội đề nghị xem xét lại việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ sai quy định cho ông Phạm Nam, tố cáo những dấu hiệu bao che của Chủ tịch UBND phường Nguyễn Trung Trực đối với hành vi lấn chiếm 29m2 của gia đình ông Phạm Nam.
Từ ngày 23/9/2011 đến ngày 21/8/2012, UBND TP. Hà Nội đã 4 lần ra văn bản đề nghị quận Ba Đình xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại của ông Nguyễn Đình Tuân về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ sai quy định cho ông Phạm Nam tại phố Nguyễn Thiệp nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Mới nhất, ngày 21/8/2012, Phó Chánh văn phòng UBND TP. Hà Nội Phạm Chí Công đã ký văn bản yêu cầu UBND quận Ba Đình xem xét giải quyết dứt vụ việc trong tháng 8/2012, nhưng quận Ba Đình vẫn giữ thái độ yên lặng đến khó hiểu.
Ngày 16/5/2012, ông Đỗ Viết Bình khi đó còn là Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình ký văn bản số 557/UBND-TTr gửi ông Nguyễn Đình Tuân trả lời đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Nam, cùng những dấu hiệu bao che của lãnh đạo UBND phường Nguyễn Trung Trực đối với hành vi chiếm đoạt đất đai của ông Nam. Đón nhận văn bản trả lời của UBND quận Ba Đình, gia đình ông Nguyễn Đình Tuân tỏ ra rất bất bình bởi toàn bộ nội dung trả lời chỉ dựa trên những thông tin UBND phường Nguyễn Trung Trực báo cáo lên trong văn bản số 115/UBND.
Trao đổi với PV báo Dân trí ngày 22/9/2012, ông Nguyễn Đình Tuân khẳng định, gia đình ông chưa bao giờ nhận được văn bản trả lời của UBND phường Nguyễn Trung Trực về nội dung đơn khiếu nại liên quan đến tranh chấp tại số nhà 24-26-28 phố Nguyễn Thiệp. Mặt khác, nội dung văn bản số 115/UBND ngày 15/8/2011 của UBND phường Nguyễn Trung Trực gửi lên UBND quận Ba Đình cũng có nhiều dấu hiệu bất thường: Biên bản cuộc họp Hội đồng xét duyệt xem xét lại quy trình xét duyệt đơn cấp giấy chứng nhận QSDĐ diễn ra ngày 8/8/2011 và 11/8/2011 không ghi rõ ai chủ trì? Ai chịu trách nhiệm? Cuộc họp đề thành phần tham dự là 9, nhưng chỉ có 6 người ký (Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường và Trưởng Công an phường không ký biên bản).
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình, ông Nguyễn Đình Tuân đề nghị UBND TP. Hà Nội, cùng các cơ quan chức năng xem xét giải quyết đơn khiếu nại mà gia đình gửi đi nhiều tháng qua không được giải quyết Thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ 59m2 nhà 24 Nguyễn Thiệp Cho giám định bản cam kết viết tay gốc ngày 5/4/29712 Có những hình thức xử lý những cán bộ sai phạm.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Đảm đương trọng trách
Được xác định là lực lượng chiến lược trong ngành công an, thừa hành chức năng QLHC về ANTT ở cơ sở lực lượng CAPT xã về ANTT đang ngày đêm bám địa bàn, đảm đương trọng trách giữ gìn an ninh nông thôn tại các thôn xóm, khu dân cư...
Hướng dẫn công an xã thực hiện các văn bản pháp luật theo đúng quy định
So với lực lượng CSKV ở các đơn vị CAP cấp quận, lực lượng công an phụ trách (CAPT) xã về ANTT (gọi tắt là CAPT xã) ở các đơn vị Công an đồn, trạm thuộc cấp huyện quản lý địa bàn rộng và đông dân cư hơn. Do vậy, để nắm chắc được tình hình, quản lý nhân khẩu, quản lý đối tượng chặt chẽ cũng như giải quyết vụ việc xảy ra tại địa bàn kịp thời, CAPT xã phải thường xuyên có mặt ở địa bàn bất kể tối ngày.
Không chỉ bám sát địa bàn nắm tình hình, CAPT xã còn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân nâng cao cảnh giác phòng ngừa tội phạm đôn đốc, hướng dẫn các công an viên, lực lượng dân phòng, đội ngũ trưởng phó thôn thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, đảm bảo an ninh nông thôn (ANNT). Theo thống kê của CATP Hà Nội, từ năm 2007 đến nay, do bám sát địa bàn, lực lượng CAPT xã đã thu được gần 50 nghìn nguồn tin có giá trị do nhân dân cung cấp, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm và TNXH. Thông qua các nguồn tin tố giác tội phạm của nhân dân, CAPT xã đã trực tiếp và phối hợp với các lực lượng bắt 74 đối tượng truy nã... Điều đáng ghi nhận, CAPT xã đã làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết hiệu quả các vụ việc liên quan đến ANNT ngay từ cơ sở, không để phát sinh phức tạp.
Đơn cử, những năm trước ở huyện Thanh Trì, tình hình ANNT tương đối phức tạp về nhiều mặt. Bên cạnh những phức tạp về hình sự, ma túy, TNXH, còn có vấn đề "nổi cộm" là người dân tập trung khiếu kiện đông người, vượt cấp, nội dung chủ yếu liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tới sự ổn định ANTT và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Do bám sát địa bàn, lắng nghe ý kiến của nhân dân, nắm được "mấu chốt" nguyên nhân sâu xa dẫn đến phức tạp là vì một số cán bộ cơ sở (thôn, xã) có vi phạm về quản lý kinh tế, quản lý đất đai, quy chế dân chủ mặt khác những vấn đề mới phát sinh trong phạm vi thôn, xóm, xã không được quan tâm, giải quyết dứt điểm, CAPT xã đã báo cáo cấp trên kịp thời xây dựng giải pháp ổn định tình hình ANNT, như kiện toàn đội ngũ cán bộ ở cơ sở, bãi miễn những trưởng thôn không đủ tư cách, tập trung giải quyết những khiếu kiện, vướng mắc của người dân, từng bước thu hẹp các bất đồng và mâu thuẫn... Nhờ đó, đã góp phần ổn định tình hình ở những nơi được coi là "nóng" của huyện.
Tuyên truyền, vận động nhân dân phòng ngừa tội phạm
Kết quả đánh giá của CATP về hoạt động của lực lượng CAPT xã cũng cho thấy, không chỉ làm tốt chức năng tham mưu, giải quyết kịp thời những vấn đề nổi cộm, không để phát sinh phức tạp ở cơ sở, CAPT xã còn chủ động kiến nghị các biện pháp cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong công tác đăng ký quản lý cư trú. Cụ thể, trong thời gian đầu thực hiện sáp nhập tỉnh Hà Tây về Hà Nội, xuất phát từ thực tiễn địa bàn, CAPT xã đã đề xuất cấp trên chỉ đạo việc tiếp nhận hồ sơ về hộ khẩu ở 110 xã có trụ sở cách trung tâm huyện từ 5km trở lên được giao cho công an xã, thị trấn, góp phần cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân.
Thượng tá Nguyễn Văn Sửu, Phó Trưởng CAH Thanh Trì cho biết, do địa bàn rộng, xa trung tâm chỉ huy nên CAPT xã thường xuyên phải độc lập tác chiến ngay tại cơ sở. Khi đó, CAPT xã trực tiếp phân loại, xác định vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của CAH thì bàn giao cho đơn vị nghiệp vụ. Đối với vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền công an xã giải quyết thì CAPT xã tham mưu cho công an xã giải quyết theo đúng pháp luật.
Theo ANTD
Ẩn ức xung quanh cái chết của cậu bé 9 tuổi Anh Vụ đưa tấm di ảnh đứa con trai xấu xố giấu kỹ trong tủ ra, đặt lên bàn thờ. Cách đây 9 tháng, người ta phát hiện xác con trai anh trong một cái ao của bà hàng xóm với vết bầm tím sau gáy, phổi không có nước. Nhiều người cho rằng, con trai anh đã bị đánh chết chứ không...