Những tuyệt tác kiến trúc vô giá ở Ukraine
Giao tranh ở các thành phố của Ukraine đang khiến nhiều người lo ngại cho số phận của những tuyệt tác văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm.
Quần thể Pechersk Lavra nằm ở thủ đô Kyiv của Ukraine. Đây là tổ hợp công trình mang tính lịch sử, biểu trưng kiến trúc của thời kỳ Trung Cổ, bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 17. Quần thể Pechersk Lavra có một trong những nhà thờ lớn nhất của Chính thống giáo ở Ukraine cũng như khắp Đông Âu. Thủ đô Kyiv đang là một trong những mục tiêu bị tấn công.
Bảo tàng Poltava ở thành phố Poltava là một trong những bảo tàng lâu đời nhất Ukraine, đồng thời là tòa nhà cổ kính nhất được xây dựng theo trường phái hiện đại. Tòa nhà mang những màu sắc sặc sỡ, nhiều ánh sáng, được trang trí bằng những họa tiết truyền thống của Ukraine, cùng những biểu tượng đặc trưng của địa phương. Kiến trúc sư của Bảo tàng Poltava là Vasyl Krychevsky, một trong những người đặt nền móng cho bản sắc văn hóa Ukraine hiện đại.
Tòa nhà Chimaeras nằm ở trung tâm thủ đô Kyiv, đối diện phủ tổng thống Ukraine. Chimaeras được ví như tòa lâu đài theo trường phái tân cổ điển, được trang trí bên ngoài với những bức tượng cá heo, đại bàng, cá sấu, thằn lằn, voi, nàng tiên cá, tất cả như trườn bò qua mái nhà xuống đến mặt tiền của tòa nhà. Trong ngày 25/2, ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ghi hình bên ngoài tòa nhà Chimaeras, khẳng định ông sẽ ở lại thủ đô Kyiv đến cùng.
Công trình có hình quả trứng là Bảo tàng Pysanka nằm ở thành phố Kolomia, tây nam Ukraine. Cái tên Pysanka vốn gắn liền với trứng Phục sinh được dùng để trang trí trong văn hóa truyền thống Ukraine. Ngày nay, trứng Pysanka trở thành một trong những biểu tượng của danh tính quốc gia Ukraine. Bảo tàng Pysanka là bảo tàng duy nhất trên thế giới mang hình quả trứng. Tại đây lưu giữ hơn 12.000 trứng phục sinh từ khắp nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Tại Ukraine có gần 2.000 nhà thờ gỗ, trong đó quần thể nhà thờ của người Carpathians ở phía tây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong số này, nhà thờ St Georges là một trong những nhà thờ cổ nhất và còn được bảo tồn tốt nhất. Công trình này được xây dựng với ba mái vòm hình củ hành, kết hợp giữa phong cách nhà thờ Chính thống giáo với nghệ thuật làm mộc của địa phương. Bên trong nhà thờ có hàng nghìn bức bích họa và tranh trang trí.
Pháo đài Kamianets-podilskyi nằm ở thành phố cùng tên, thuộc miền Tây Ukraine, được xây dựng từ thế kỷ 14. Pháo đài nằm trên một mỏm đá vôi, được bao quanh bởi sông Smotrych ở ba mặt. Con đường duy nhất để đi vào pháo đài này là qua một cây cầu. Pháo đài có nhiều bức tường dày, cùng 7 tòa tháp tròn. Pháo đài trải qua nhiều lần gia cố và xây lại, được ví như một cuốn lịch sử của khu vực Đông Âu. Pháo đài chỉ hai lần thất thủ, một lần vào tay người Lithuania thế kỷ 14, lần khác vào tay đế chế Ottoman vào thế kỷ 17.
Nhà hát Opera Quốc gia Ukraine nằm ở thủ đô Kyiv. Công trình này được xây dựng cuối thế kỷ 19, trên nền của nhà hát Opera trước đó bị hỏa hoạn thiêu rụi. Nhà hát Opera Quốc gia là công trình đột phá về kiến túc, với mặt tiền hình bán nguyệt, các mái vòm sâu và vươn cao, làm tăng chiều cao tổng thể của tòa nhà. Nội thất bên trong gồm những tấm gương lớn, nhiều chi tiết được mạ vàng, tường và trần có nhiều hoa văn, cầu thang bằng đá cẩm thạch, cùng chiếc đèn chùm lớn chính giữa trần nhà.
Cận cảnh kiến trúc ga tàu điện ngầm sâu nhất thế giới ở thủ đô Kyiv, Ukraine
Ga tàu điện ngầm Arsenalna nằm ở độ sâu hơn 105m dưới lòng đất. Công trình được thiết kế có khả năng chống chịu vụ nổ hạt nhân và đang là nơi trú ẩn an toàn cho người dân Ukraine.
Công trình do Liên Xô thiết kế xây dựng được đưa vào hoạt động vào tháng 11.1960, nhân kỷ niệm 43 năm Cách Mạng Tháng 10 Nga.
Ga Arsenalna do nhóm kiến trúc sư G. Granatkin (1913-1990), S. Krushinsky (1914-1985) và N. Shchukina cùng thiết kế.
Nhà ga Arsenalna thuộc tuyến metro Svyatoshinsko - Brovarska, nằm giữa 2 ga Khreschatyk và Dnipro trong quận Pechersky, trung tâm Kyiv, Ukraine, được thiết kế ở độ sâu hơn 105m so với mặt đất.
Nhà ga này từng được kỷ lục Guiness là "Ga metro sâu nhất thế giới".
Nhà ga được xây dựng giữa thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô thường xuyên đe dọa hủy diệt lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân, do đó cấu trúc nhà ga cũng rất kiên cố.
Khi có báo động hạt nhân, một cánh cửa thép chống nổ sẽ được hạ xuống, đóng kín đường hầm ở cuối thang cuốn, tạo thành hầm trú ẩn hạt nhân an toàn.
Để xuống sân ga, hành khách sẽ phải đi qua 2 tầng thang cuốn với chiều dài thang cuốn lần lượt là 55,8m và 46,6m. Đây cũng là thang cuốn metro được lắp đặt đầu tiên của Ukraine.
Không gian nhà ga được thiết kế nhiều tầng, với các sân ga tách biệt chứ không nằm cùng một hành lang trung tâm như nhiều ga khác thuộc mạng lưới.
Về kiến trúc nhà ga có trần hình mái vòm lát đá cẩm thạch, tường lát gạch men trắng. Tại đây từng có tác phẩm điêu khắc lớn ở khu vực sảnh trước, mô tả sự kiện diễn ra tại nhà máy Arsenalna - một trong những nhà máy lâu đời và nổi tiếng nhất thủ đô Kyiv. Tuy nhiên, tác phẩm này đã bị dỡ bỏ vào khoảng những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã.
Hiện tại, nhà ga sâu nhất thế giới vẫn còn lại bức phù điêu và tượng trang trí do hai nhà điêu khắc nổi tiếng người Ukraine I. Makogon (1907-2001) và A. Nimenko (1925-2006) đồng sáng tác.
Theo hãng tin ABC News, tại thủ đô Kyiv của Ukraine có hàng nghìn cơ sở trú ẩn rải rác ở thành phố và có hướng dẫn người dân đến những nơi trú ẩn an toàn nhất nhờ những vạch sơn đỏ trên tường, trong đó có nhà ga Arsenalna.
Hội đồng thành phố cũng đã công bố một bản đồ các boongke và hầm trú ẩn, hầm ngầm bao gồm cả những quán bar, nhà hàng, cửa hiệu... nằm ở dưới mặt đất. Ước tính tổng cộng khoảng 5.000 cơ sở có thể dùng làm nơi trú ẩn cho người dân trong lúc bom đạn. Và có khoảng 10% trong số những công trình đó được thiết kế đặc biệt dành cho nhân viên cấp cao quan trọng.
Kyiv qua ống kính của du khách nước ngoài Blogger Kelley Hudson (Mỹ) có chuyến du lịch đến thủ đô Kyiv (Ukraine) cách đây 3 năm. Là một blogger du lịch kiêm nhiếp ảnh gia, Kelley Hudson đã lưu lại lịch trình những chuyến đi qua từng bức hình. Trong bài đăng trên trang Bored Panda, nữ blogger người Mỹ cho biết đã ghé thăm Ukraine vào mùa thu năm 2019 và...