Những tuyến giao thông dừng hoạt động để chống dịch
Hà Nội dừng các tuyến xe khách đến 14 tỉnh, thành; TP HCM dừng toàn bộ phương tiện công cộng, xe chở hàng hóa phải có thẻ nhận diện.
Đường bộ: Từ 8/7, Hà Nội đã tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng gồm xe buýt, taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh từ Hà Nội đến 14 tỉnh, thành phố và ngược lại, gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam. Xe hợp đồng chở chuyên gia, cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất được phép hoạt động.
Với các tuyến xe được hoạt động, Hà Nội yêu cầu không được dừng, đỗ đón trả khách tại các địa bàn có dịch.
Cảnh sát kiểm tra người từ miền Tây vào TP HCM trên quốc lộ 1 qua huyện Bình Chánh. Ảnh: Đình Văn
TP HCM đã dừng toàn bộ vận tải hành khách công cộng bằng ôtô, xe ôm, xe công nghệ từ 9/7. Xe công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được cấp thẻ nhận diện.
Sở Giao thông Vận tải TP HCM cũng cấp thẻ nhận diện phương tiện có mã QR cho các loại xe đến và quá cảnh gồm: Xe các tỉnh chở hàng hóa thiết yếu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh, hàng hóa đến các cảng, khu công nghiệp; xe các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ vận chuyển công nhân, chuyên gia được lưu thông đi đến, đi qua TP.HCM và ngược lại; xe vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua địa bàn TP.HCM.
Video đang HOT
Đường sắt: Từ ngày 7 đến hết 23/7, trên mạng lưới đường sắt cả nước chỉ có một đôi tàu khách tuyến Bắc Nam hoạt động là SE7/8, không tổ chức chạy tàu các khu đoạn. Hai đoàn tàu Thống Nhất không đón, trả khách tại các ga Sài Gòn, Dĩ An (Bình Dương), Tuy Hòa (Phú Yên), Huế (Thừa Thiên Huế).
Hàng không: Đường bay từ TP HCM tạm dừng khai thác đến các sân bay ở Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Gia Lai, Quảng Bình, Vinh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Côn Đảo, Phú Quốc.
Đường bay hàng ngày từ TP HCM đến Phù Cát (Bình Định) có hai chuyến, Buôn Ma Thuột một chuyến, Cam Ranh hai chuyến; Đà Nẵng hai chuyến, Hà Nội 13 chuyến.
Hành khách làm thủ tục bay tại Tân Sơn Nhất chiều 8/7, trước khi TP HCM giãn cách theo Chỉ thị 16. Ảnh: Lâm Thỏa.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tất cả hành khách đi trên các phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa từ TP HCM đi các địa phương và ngược lại phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV còn hiệu lực. Hành khách trên các tuyến vận tải khác phải khai báo y tế, đeo khẩu trang trong suốt hành trình.
Ngoài ra, người dân đi lại giữa các địa phương còn phải tuân thủ các quy định phòng dịch của chính quyền sở tại.
Vững vàng đất "thành đồng" trước đại dịch Covid-19
Không để thiếu kinh phí, không để thiếu nhân lực; không để thiếu quy định và cơ chế, chính sách... cả nước đang hướng về TP Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống Covid-19.
Từ 0h hôm nay (ngày 9/7), TP Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn mới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn thành phố. Đây là lần thứ 4, địa phương này thay đổi các phương án phòng chống dịch với cấp độ tăng dần, kể từ khi dịch Covid bùng phát gần 40 ngày qua.
Là thành phố đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước với hơn 9 triệu dân, đây là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết trong bối cảnh số ca nhiễm đã vượt mốc 8.000 trường hợp, 45 ca tử vong, cao nhất cả nước.
Hy sinh quyền lợi ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn, xác định đây là cuộc chiến thật sự, huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố vào cuộc một cách quyết liệt, TP Hồ Chí Minh đang thể hiện quyết tâm cao độ để nhanh chóng kiểm soát dịch.
Nhiều giải pháp mạnh mẽ đã được triển khai nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong công tác khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa từng có đã được thành phố huy động phục vụ cho công tác cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Ba chợ đầu mối trên địa bàn và một số chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, tuy nhiên, kế hoạch đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa đã được xây dựng chi tiết.
Trước thời điểm Chỉ thị 16/CT-TTg chính thức được áp dụng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo "vừa chống dịch, vừa sản xuất", "chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch"; chống dịch hiệu quả để nhanh chóng ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh nhưng cũng tạo thuận lợi tối đa để các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy và cơ sở sản xuất... tiếp tục hoạt động đồng thời tuyệt đối không để xảy ra trường hợp có người dân thiếu ăn, thiếu mặc...
Bước vào cuộc chiến mới với những khó khăn, thách thức lớn, TP Hồ Chí Minh đã nhận được sự hỗ trợ, chi viện từ các Bộ ngành, các địa phương. Hơn 10.000 nhân viên y tế được Bộ Y tế khẩn trương bổ sung cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nguồn vắc xin cũng đã được tính toán, ưu tiên phân bổ để tiêm phòng cho người dân trong nỗ lực đạt được sự miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19.
Trên tinh thần đoàn kết, đồng hành, chia sẻ khó khăn, các địa phương cũng liên tiếp gửi nhân lực, thiết bị và nguồn lực kinh tế tới thành phố này, như TP Hồ Chí Minh đã làm với các địa phương vùng dịch trước đó.
Để thực hiện tốt Chỉ thị 16, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong kêu gọi: "Người dân cần ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp cần thiết khác".
Chia sẻ những khó khăn của người dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và vận động để người dân hiểu, bình tĩnh, chia sẻ và tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả; kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động thông tin xuyên tạc, gây nghi ngờ, làm rối nội bộ, nhất là các hành vi, biểu hiện cực đoan, kích động.
Thủ tướng kêu gọi toàn dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong lúc khó khăn, ủng hộ, chia sẻ, hưởng ứng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
15 ngày tới với sự tin tưởng, chung sức, ủng hộ của người dân thành phố và cả nước cùng quyết tâm của Chính phủ và các cấp chính quyền, tin rằng mảnh đất "thành đồng Tổ quốc" sẽ vững vàng vượt qua đại dịch.
Phó Chủ tịch TPHCM: Giãn cách để chặn dịch bệnh, mong người dân chia sẻ "Giãn cách xã hội là để các hoạt động chậm lại, để có thêm thời gian đuổi kịp và vượt lên, chặn đứng dịch bệnh. Chúng tôi rất mong người dân chia sẻ!", Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức nói. Chiều 8/7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo thông tin về việc triển khai...