Những tuyến buýt nào kết nối đường sắt Cát Linh – Hà Đông sắp khai thác?
Hà Nội sẽ kết nối nhiều tuyến buýt tại các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông…
Hà Nội phê duyệt phương án kết nối trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh – Hà Đông) – Ảnh minh họa
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang trong quá trình bàn giao và dự kiến khai thác vào cuối tháng 4/2021.
Video đang HOT
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, UBND TP Hà Nội cũng vừa phê duyệt phương án kết nối các tuyến buýt tại các ga đầu cuối và các tuyến ngang cắt qua lộ trình tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Cụ thể, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội cho biết, ga cuối Cát Linh sẽ được kết nối với 8 tuyến buýt gồm: số 18, 23, 25, 38, 50, 90, 99 và BRT01.
Ngoài ra, có 2 tuyến buýt sẽ đổi lộ trình để kết nối với ga Cát Linh. Cụ thể, kết nối với ga Cát Linh trên đường Giảng Võ có 5 tuyến (tuyến số 38,18,23, BRT01, 90); kết nối với ga Cát Linh trên đường Hào Nam có 4 tuyến (tuyến số 25, 50, 90, 99); riêng đối với tuyến buýt số 38 chỉ kết nối với ga Cát Linh theo 1 chiều (từ Giảng Võ đi Núi Trúc).
Các tuyến buýt kết nối với ga Cát Linh hiện nay hầu hết là các tuyến buýt thông qua, chỉ có tuyến buýt số 90 (Hào Nam – Nội Bài) có điểm đầu cuối tại ga Cát Linh. Tuyến có tần suất cao nhất là 3-5 phút/ lượt (tuyến BRT01), còn lại các tuyến dao động từ 12-15-20/ lượt.
Tại ga Yên Nghĩa sẽ duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt: số 01, 02, 21A, 27, 37, 57, 62, 66, 72, 89, 91, 102, 123, 124, CNG02, CNG07, BRT01, 75 và 213, 214.
Trong đó, 18 tuyến buýt có điểm đầu cuối tại bến xe Yên Nghĩa và 2 tuyến số 37, 57 là các tuyến buýt thông qua. Các tuyến buýt kết nối với ga Yên Nghĩa bao gồm cả các tuyến buýt kết nối với khu vực ngoại thành (Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Túc, Vân Đình, Thanh Oai, Xuân Mai, Quốc Oai, Hoài Đức, Thạch Thất…) và các tuyến buýt kết nối với khu vực ngoại thành (tuyến 114 bến xe Yên Nghĩa – Miếu Môn).
Tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông dài 13,1 km, 12 nhà ga: Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thượng Đình, Vành Đai 3, Phùng Khoang, Văn Quán, Hà Đông, La Khê, Văn Khê, Yên Nghĩa. Năng lực vận chuyển của tuyến tương đương với hơn 100 xe buýt/giờ/hướng. Tuyến đường sắt này có khả năng đáp ứng khoảng 50% nhu cầu đi lại trên trục.
Khách hàng được trải nghiệm miễn phí 15 ngày đầu khai thác Đường sắt Cát Linh-Hà Đông
Đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) cho biết , dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông khi đưa vào khai thác thương mại tới đây sẽ chở khách miễn phí 15 ngày để tạo điều kiện cho người dân làm quen, trải nghiệm.
Theo đó, tuyến đường sắt này khi khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5h đến 23h hằng ngày. Vào giờ cao điểm, cứ 6 phút lại có một đoàn tàu cập ga, với sức chở tối đa 960 người/đoàn, còn giờ bình thường là 10 phút/chuyến.
Theo tính toán, đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h. Như vậy, đoàn tàu đi từ đầu ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa sẽ mất 23 phút với 12 nhà ga, thời gian chạy từ ga này đến ga kia là khoảng 1 phút với quãng dừng khoảng 30-45 giây.
Đoàn tàu đi từ đầu ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa sẽ mất 23 phút với 12 nhà ga. Ảnh: Huy Hùng/Vietnam
Về giá vé tuyến đường sắt đô thị này, ông Ngọc cho biết, HĐND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án giá vé và chia thành nhiều khung giá khác nhau.
Cụ thể, vé tháng có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày mua với 2 mức là 100.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định của thành phố) và 200.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thông thường); vé ngày (30.000 đồng/vé, loại vé này không hạn chế số lần sử dụng dịch vụ trong một ngày); vé lượt tính theo chặng sử dụng, dao động từ 8.000-15.000 đồng/lượt tùy theo chặng. Trong đó, 7.000 đồng là giá mở cửa cộng thêm 600 đồng cho mỗi kilômet tiếp theo; 15.000 đồng là giá vé toàn tuyến.
Nhằm xây dựng phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì triển khai phương án, chủ động điều hành, điều chỉnh phương án linh hoạt, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông thuận lợi nhất cho người dân.
Mạng lưới buýt kết nối với đường sắt Cát Linh- Hà Đông đã sẵn sàng Dọc tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, thành phố đã bố trí thêm nhiều điểm dừng xe buýt đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại của hành khách. Sở GTVT Hà Nội đang tổ chức kết nối giao thông giữa các tuyến buýt với tuyến sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để chuẩn bị khi dự...