Những tuyên bố mâu thuẫn của các bên quanh vụ tên lửa rơi ở Ba Lan
Sau khi tên lửa rơi xuống Ba Lan khiến hai người thiệt mạng, các bên đã có những tuyên bố trái ngược nhau về vụ việc này.
Mảnh vỡ của tên lửa được tìm thấy tại hiện trường vụ nổ ở làng Przewodow, miền Đông Ba Lan, giáp Ukraine ngày 16/11. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn nhận định ngày 16/11 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng vụ nổ do tên lửa rơi vào làng Przewodow của Ba Lan có khả năng do hệ thống phòng thủ tên lửa của Ukraine gây ra.
Phát biểu sau cuộc họp của các đại sứ NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết đang triển khai một cuộc điều tra về vụ việc nhưng không có dấu hiệu cho thấy đây là một vụ tấn công có chủ đích. Ông Stoltenberg cũng nêu rõ vụ việc không khiến NATO phải thay đổi những đánh giá về những mối đe dọa với các nước thành viên của khối.
Trong khi đó, hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng vụ nổ có nhiều khả năng là do một tên lửa được các lực lượng của Ukraine sử dụng. Ông Duda cũng nêu rõ không có dấu hiệu nào cho thấy đây là một vụ tấn công có chủ đích nhằm vào Ba Lan, gọi đây là một tai nạn đáng tiếc.
Video đang HOT
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder cũng nhận định vụ nổ có khả năng là do các đơn vị phòng không Ukraine gây ra.
Trước đó, kênh CNN cũng dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết theo các đánh giá ban đầu của tình báo Mỹ, tên lửa rơi xuống Ba Lan dường như là từ Ukraine. Các đánh giá này đã được đưa ra thảo luận tại cuộc họp khẩn cấp của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) tại Bali (Indonesia) theo đề xuất Tổng thống Mỹ Joe Biden. Các nguồn tin cho biết tại đây, ông Biden đã thông báo rằng vụ nổ tại Ba Lan là do tên lửa phòng không của Ukraine gây ra.
Bộ Quốc phòng Nga ra thông báo nêu rõ: “Những bức ảnh về đống đổ nát được tìm thấy ở làng Przewodow, được công bố vào tối ngày 15/11 tại Ba Lan, đã được các chuyên gia của tổ hợp công nghiệp-quân sự Nga xác định rõ ràng là các bộ phận của tên lửa phòng không dẫn đường thuộc hệ thống phòng không S-300 của Lực lượng Không quân Ukraine”. Bộ này nhấn mạnh tất cả các tuyên bố của quan chức Ukraine và nước ngoài về vụ rơi tên lửa Nga ở làng trên của Ba Lan là một hành động khiêu khích có chủ ý.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trực tuyến tại Hội nghị G20 ở Bali (Indonesia), ngày 16/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, phát biểu ngày 16/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định vụ nổ tại Ba Lan không phải do tên lửa nước này gây ra. Tổng thống Zelensky bày tỏ hy vọng Ukraine sẽ được phép tiếp cận nơi xảy ra vụ nổ để làm rõ nguyên nhân.
Ông đã kêu gọi các đồng minh của nước này chia sẻ tất cả dữ liệu về vụ rơi tên lửa, khẳng định chính quyền Ukraine mong muốn thiết lập lại mọi chi tiết liên quan đến sự việc, và do đó cần được tiếp cận với tất cả các dữ liệu mà các đối tác của Ukraine có được cũng như tiếp cận hiện trường vụ nổ.
Trong bối cảnh những tuyên bố trái ngược đó, nhiều nước đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc này.
Về vấn đề này, ngày 16/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định tất cả các bên cần duy trì thái độ bình tĩnh và kiềm chế để tránh hành động leo thang tình hình hiện tại. Bà Mao Ninh tái khẳng định lập trường của Trung Quốc liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine là nhất quán và rõ ràng, nhấn mạnh ưu tiên trước tiên là tiến hành đối thoại và đàm phán để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột.
Ba Lan muốn mua điện từ nhà máy điện hạt nhân Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 9/9, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã bày tỏ quan tâm đến việc mua điện từ nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi của Ukraine.
Thủ tướng Morawiecki đưa ra thông điệp trên khi đang ở thăm Kiev.
Nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky. Ảnh: TASS
Phát biểu họp báo chung sau cuộc gặp Tổng thống nước chủ nhà Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Ba Lan Morawiecki nêu rõ: "Chúng tôi có thể sử dụng một phần điện từ Ukraine. Tôi đã được Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine sẽ sớm sẵn sàng bán điện từ (nhà máy điện hạt nhân) Khmelnytskyi".
Hiện Ukraine đang tìm cách thúc đẩy xuất khẩu điện sang Liên minh châu Âu (EU) để tăng cường dòng tiền mặt cho các công ty năng lượng của mình, vốn bị ảnh hưởng do sụt giảm sử dụng kể từ khi nổ ra cuộc chiến hồi tháng 2. Ở chiều ngược lại, dòng điện từ Ukraine cũng sẽ giúp EU đối phó với tình trạng giảm nguồn cung khí đốt từ Nga.
Cho đến nay, Ukraine đã bán điện cho Hungary, Slovakia và Ba Lan (khoảng 200 MW). Trong thời gian tới, nước này có thể cung cấp thêm cho Ba Lan 1.000 MW điện từ nhà máy Khmelnytskyi qua đường dây điện kết nối hai nước. Hệ thống đường dây điện này đã không hoạt động từ những năm 1990 nhưng dự kiến sẽ hoạt động trở lại vào cuối năm nay sau khi được nâng cấp.
Trước đó, Chính phủ Ba Lan thông báo, trong chuyến thăm Kiev, Thủ tướng Morawiecki sẽ thảo luận với giới chức Ukraine các vấn đề liên quan tình hình địa chính trị, thị trường năng lượng, an ninh quân sự.
Tổng thống Zelensky: "Ukraine sẽ chiến thắng" Tổng thống Ukraine tuyên bố quân đội chính phủ vẫn kiểm soát thủ đô Kiev và sẽ giành chiến thắng trước lực lượng Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). "Quân đội của chúng ta, vệ binh quốc gia, cảnh sát quốc gia, lực lượng phòng vệ, đặc nhiệm, công dân Ukraine, hãy tiến lên. Chúng ta sẽ chiến thắng", Tổng thống...