Những tượng đá bí ẩn có tuổi đời hàng ngàn năm ở Indonesia
Nếu đi khoảng 15 km về phía nam của Vườn Quốc gia Lore Lindu trên hòn đảo Sulawesi của Indonesia, trong một khu vực được gọi là thung lũng Bada, khách du lịch Indonesia sẽ được chứng kiến những tượng đá cự thạch gợi nhớ đến bức tượng Moai ở Đảo Phục Sinh.
Các bức tượng có thân thẳng, đầu to quá khổ, mắt tròn, và một đường đơn để xác định lông mày, má và cằm. Hầu hết trong số họ đứng một mình, một nửa bị chôn vùi trong các cánh đồng, bị che khuất bởi cỏ dài. Cho đến nay, đã có hơn 400 bức tượng chạm khắc được tìm thấy trong khu vực này, nhưng chỉ có khoảng 30 bức được tạc theo hình dạng con người.
Tượng đá Palindo ở thung lũng Bada
Mặc dù khu vực này đã được phát hiện cách đây hơn 100 năm, nhưng hầu như không ai biết về nền văn hoá nào đã tạo ra chúng. Chúng ta thậm chí không biết từ khi nào những khối đá này được chạm trổ. Các nhà khoa học cho rằng những bức phù điêu này có tuổi đến khoảng 1.000 năm đến 5.000 năm.
Cho đến nay người ta vẫn chưa lý giải được ý nghĩa của những bức tượng này được xây dựng nên với mục đích gì, và làm cách nào để người xưa có thể vận chuyển những khối đá có trọng lượng lớn đến như vậy và chôn sâu dưới đất
Các bức tượng có vẻ không xa lạ gì với với người dân địa phương trong nhiều thế kỷ trước khi người châu Âu tìm thấy những bức tượng này, họ hoàn toàn bất ngờ trước sự kỳ dị và quy mô của chúng. Dựa vào giới tính của các pho tượng, chúng được đặt tên khác nhau. Có một bức tượng người đàn ông được đặt tên là “Palindo” cao 4 mét và lớn nhất trong số những bức tượng và một bức tương khác gọi là “Langke Bulawa” với chiều cao 1,8 mét mô phỏng một người một phụ nữ. Để ma mị hóa những bức tượng, dân làng đã thêu dệt rất nhiều câu chuyện về những nhân vật này. Ví dụ như bức tượngTokala’ea, người được cho là một kẻ cưỡng bức đã bị biến thành đá. Các vết cắt sâu trong đá đại diện cho vết sẹo từ dao. Một bức tượng tên là Tadulako đã từng là một người bảo vệ làng đáng tin cậy nhưng đã bị biến thành đá granit vì tội ăn cắp.
Video đang HOT
Rất nhiều người lầm tưởng những bức tượng đá này được đục đẽo dựa trên những tảng đá có sẵn nhưng thực tế là chúng được vận chuyển tới đây
Các pho tượng không phải là những tượng đá cự thạch duy nhất trong khu vực. Như đã đề cập, có hơn 400 phù điêu được chạm khắc trong khu vực. Một số trong số này, được gọi là Kalamba, là những viên đá tròn được đục rỗng giống như chiếc lu. Theo văn hoá dân gian địa phương, chúng là những bồn tắm cổ được các vị vua sử dụng. Trong thực tế, kalambas có thể là kho chứa ngũ cốc. Một số thậm chí còn có nắp đậy. Một số kalambas cũng được kèm theo viên đá có răng cưa, có thể dùng để nghiền thức ăn.
Những bức tượng được tìm thấy khắp nơi trông thung lũng Bada
Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra các bằng chứng nào để chứng minh ai là người đã làm ra những bức tượng này. Hàng năm, khá nhiều du khách tour Indonesia vẫn đổ xô đến đây để thăm quan và tìm hiểu về những tượng đá bí ẩn này.
Theo trí thức trẻ
Bãi biển hồng ở Indonesia đẹp như bảng pha màu
Bãi cát hồng phớt ôm lấy bờ biển nước xanh màu ngọc bích ở đảo Komodo (Indonesia) khiến du khách ngỡ như lạc vào miền cổ tích.
Bãi biển hồng không quá xa lạ với những người mê du lịch nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết chỉ cách Việt Nam vài giờ bay cũng có một địa điểm thần tiên như vậy. Đó là bãi biển ở đảo Komodo (Indonesia), nằm trong quần thể vườn quốc gia Komodo nổi tiếng, di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1991.
Bãi cát trải dài thoai thoải thay vì có màu vàng quen thuộc thì lại có màu hồng phơn phớt nhẹ và sẽ thay đổi sắc độ theo ánh nắng mặt trời. Khi nhìn từ trên cao, du khách sẽ cảm thấy bị choáng ngợp và không tin vào mắt mình, nghĩ rằng đây là một sản phẩm của Photoshop.
Làn nước biển xanh trong màu ngọc bích, vỗ sóng bên bờ cát hồng đẹp như một bảng màu của các họa sĩ, trở thành địa điểm chụp ảnh check in sống ảo nổi tiếng ở quốc gia vạn đảo.
Để chụp được những bức ảnh bộc lộ hết vẻ đẹp của nơi này, nhiều người đã mang hẳn áy flycam, ghi lại toàn bộ hình ảnh từ trên cao, đồng thời sáng tạo ra nhiều kiểu tạo dáng độc đáo.
Màu hồng của cát hoàn toàn tự nhiên, khi nhìn gần không có màu quá đậm nhưng dưới ánh sáng sẽ trở nên độc đáo hơn. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của các loài sinh vật siêu nhỏ Foraminifera với lớp vỏ hồng, càng tô điểm thêm cho màu sắc đặc biệt của bãi cát ở bờ biển Komodo.
Bãi biển được ví như một studio ngoài trời với màu sắc tự nhiên, hài hòa nhưng không kém phần ảo diệu mà không một studio nhân tạo nào có thể sánh bằng. Nếu có cơ hội tới đây, bạn đừng quên chuẩn bị nhiều bộ trang phục để ghi lại những hình ảnh để đời nhé.
Bãi biển ở đảo Komodo được đánh giá là thoai thoải, nước trong, không có sóng ngầm nguy hiểm nên du khách có thể thỏa thích đi dạo, tắm biển và lặn ngắm san hô.
Hòn đảo nằm khá tách biệt, du khách có thể tiếp cận nơi này bằng tàu hoặc thuê cano. Do chưa được khai thác du lịch nhiều, lại nằm trong khu bảo tồn quốc gia nên cảnh quan nơi này vẫn còn khá hoang sơ, êm đềm, thích hợp cho những người đam mê khám phá.
Đảo Komodo nhìn từ trên cao, với bãi biển ôm trọn hai bên dãy núi. Đây cũng là địa điểm check in quen thuộc của giới phượt ở Indonesia. Bạn có nhiều cách đến với hòn đảo xinh đẹp này, trong đó phổ biến nhất là từ Bali. Du khách có thể bay từ Bali đến sân bay Labuan Bajo trên đảo Flores rồi từ đây mua tour theo ngày đến đảo Komodo. Do hòn đảo còn là nơi bảo tồn loài rồng Komodo cực quý hiếm nên mọi hoạt động của khách du lịch đều cần được đảm bảo an toàn.
Theo ngoisao.net
Du khách Việt kể lại hành trình khám phá miệng núi lửa kỳ ảo ở Indonesia Mới đây, Thu Hương (22 tuổi), nữ MC ở Hà Nội vừa cùng nhóm bạn thực hiện chuyến đi khám phá núi lửa Ijen - một địa danh nổi tiếng với khung cảnh hùng vĩ, bí ẩn ở Indonesia. Indonesia đươc biêt đên la đât nươc co nhiêu nui lưa nhât trên thê giơi va luôn la đich đên cua nhưng ngươi yêu...