Những tựa game tương tự Clash of Clans đáng chơi nhất
Chúng ta hãy cùng điểm qua những tựa game có lối chơi tương tự Clash of Clans vô cùng đáng để thưởng thức.
Thời gian gần đây làng game di động đã đón nhận khá nhiều hiện tượng gây shock, điển hình là 2 cái tên leo lên những vị trí hàng đầu trên kho ứng dụng Appstore của nền tảng iOS. Đầu tiên cần phải kể đến Flappy Bird, dù vẫn còn đang dính phải khá nhiều nghi vấn và sẽ bị gỡ bỏ trong thời gian không lâu tới nhưng vẫn là 1 niềm tự hào của người Việt, và kế đến là tựa game vươn lên vị trí “top paid” chỉ trong 24 giờ, Red Bouncing Ball Spike.
Tuy nhiên chúng ta hãy tạm thời gác lại để quay về với tựa game cũng là 1 cú hit với cộng đồng game thủ trên khắp thế giới, Clash of Clans và những tựa game tương tự với nó đáng chơi nhất.
1.Autumn Dynasty
Có khá nhiều tựa game trên di động lấy chủ đề chiến tranh Trung Hoa thời xưa nhưng nếu là fan của Clash of Clans, bạn sẽ khó lòng tìm được tựa game nào quen thuộc như thế này. Bạn phải xây dựng cho mình những đồng rộng để gia tăng lượng tiền thu được, sau đó dùng chúng để sở hữu những công trình như tháp canh, nhà lính,…
Tuy nhiên thay vì điều khiển những gã barbarian và yêu tinh, bạn sẽ được nắm trong tay nhiều đạo quân từ kỵ binh, bộ binh, cho đến xạ thủ, mỗi quân đoàn sẽ có điểm mạnh và yếu riêng.
2. Kingdom Rush
Clash of Clans và Kingdom Rush cùng khai thác 1 thế giới ảo mà trong đó là cuộc chiến của những pháp sư, chiến binh và cả những gã yêu tinh. Tuy nhiên ở một mặt nào đó, Kingdom Rush được coi là tựa game đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn so với Clash of Clans.
Bạn cũng sẽ cần phải kiếm tiền và xây dựng những công trình cho mình nhưng do Kingdom Rush là tựa game thủ thành đúng nghĩa nên bạn sẽ phải để ý hơn đến việc nâng cấp cũng như vị trí để đạt lợi ích tối ưu.
Video đang HOT
3.Starfront: Collision
Nếu là fan của tựa game chiến thuật thì chắc chắn bạn sẽ biết đến cái tên nổi tiếng nhất và thu được nhiều tiền nhất cho nhà sản xuất Blizzard: Starcraft. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà nhà phát hành này chưa hề nghĩ đến việc đưa đứa con này đặt chân lên nền tảng di động và đó là tiền đề để Starfront ra đời.
Starfront: Collision có chất lượng khá cao và đồng thời gợi cho bạn cảm giác thân thuộc với cả 2 bom tấn Starcraft và Clash of Clans nên chắc chắn sẽ mang lại những giây phút thú vị.
4.Sentinel 3: Homeworld
Những tựa game thủ thành trên nền tảng di động có thể nhiều không kể hết nhưng những cái tên vừa có chất lượng cao lại vừa phù hợp với những bạn là fan của Clash of Clans thì không thể không nhắc đến Sentinel 3: Homeworld.
Đây cũng là 1 trong số những cái tên ít ỏi có thể mang lại cho bạn cảm giác như ngoài 1 trận chiến thực sự, nơi mà bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho mỗi quyết định của mình.
5.XCOM: Enemy Unknown
XCOM và Clash of Clans sở hữu khá nhiều điểm tương đồng mà bạn có thể nhận ra ngay khi mới trải nghiệm. Bạn phải dành khá nhiều tâm trí của mình vào việc xây dựng cũng như nâng cấp các công trình, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng thiếu hụt tài nguyên và hơn cả là bạn cần có sự tính toán hợp lý để tận dụng tối đa không gian sao cho hiệu quả nhất.
Đây thực sự là cái tên rất đáng chơi dù bạn có là fan của Clash of Clans hay không.
Theo VNE
Chuyện đưa DotA 2 về Việt Nam đã đổ bể?
DotA 2 đã từng suýt về đến làng game Việt, thế nhưng câu chuyện không hề đơn giản như mong mỏi của game thủ nước nhà.
ảnh minh họa
Đã từ lâu, khi cộng đồng game thủ Việt Nam, đặc biệt là những cậu sinh viên, học trò hàng ngày sau giờ học cùng kéo nhau tới những quán game để thưởng thức game cùng nhau, WarCraft 3 cùng những map đấu custom sau này của nó là Dday Judgment, và đặc biệt hơn cả, DotA đã trở thành một trong những phần không thể thiếu trong danh sách những tựa game cần phải thưởng thức, bên cạnh những AoE, CS, StarCraft cũng như những game online...
Sở hữu gameplay yêu cầu kỹ năng cá nhân cũng như bao quát trận đấu cao, map custom DotA cũng như DotA 2 của Valve về sau đã trở thành một trong những tựa game được rất nhiều game thủ tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Hàng loạt những giải đấu lớn, quy tụ những cái tên đỉnh cao của làng eSport thế giới cũng được tổ chức thường xuyên, tạo điều kiện cho cộng đồng DotA 2 (hiện nay) được chứng kiến những cuộc so tài đỉnh cao từ những Gosu mà họ hằng ngưỡng mộ.Chính vì những lý do ban đầu như vậy, mà cộng đồng game thủ Việt hâm mộ DotA 2 cũng rất hy vọng rằng một ngày nào đó DotA 2 sẽ được một nhà phát hành đem về thị trường Việt Nam, giống như Tencent và Nexon đã lần lượt làm được tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Thế nhưng, để làm được điều này không hề đơn giản một chút nào. DotA 2 đã từng suýt về đến làng game ViệtVào đầu năm 2013, không ít trang tin game tại Việt Nam đã rầm rộ đưa ra những tin đồn về việc DotA 2 đã và đang được đàm phán để mua về thị trường nước ta. Theo thông tin vào thời điểm đó, công ty E-Club Malaysia đã bắt đầu tiến hành những bước đầu tiên nhằm thiết lập máy chủ DotA 2 riêng biệt tại Việt Nam vào cuối năm 2013.
Nhiều nguồn tin cho rằng, đứng sau sự kiện này không ai khác hơn chính là Dương Vi Khoa, một trong những game thủ nổi tiếng vì những đóng góp của mình cho nền eSport Việt Nam. Tuy nhiên từ đó tới nay, thông tin DotA 2 sở hữu server riêng tại Việt Nam đã chìm không một dấu vết, để lại cho cộng đồng game thủ một dấu hỏi lớn.
Quay trở lại thời điểm hiện tại, qua trao đổi giữa đại diện GameK với Vi Khoa, gần như không có khả năng nào cho việc một trong những game MOBA rất được game thủ Việt yêu thích cập bến làng game nước nhà. Đây có thể coi như thông tin chính thức khép lại những thắc mắc của cộng đồng gamer Việt, những người đang ngóng chờ DotA 2 về nước. Vì sao?
Có lẽ không cần phải phân tích sâu xa, game thủ nào cũng có thể nhận ra rằng trong khoảng thời gian gần 2 năm vừa qua, tựa game MOBA thu hút được sự chú ý lớn nhất của cộng đồng game thủ nước ta chính là Liên Minh Huyền Thoại. Sở hữu không ít những ưu điểm chiều lòng đại bộ phận game thủ như dễ tiếp cận, yêu cầu cấu hình nhẹ nhàng... LMHT đã và đang trở thành tựa game MOBA nói riêng cũng như game online nói chung được game thủ Việt ưa chuộng nhất.
Chính vì lẽ đó, khi đưa DotA 2 về Việt Nam, bất kỳ NPH nào cũng phải đứng trước nhiều thách thức như thu hút cộng đồng game thủ đến với tựa game, nhằm phổ biến MOBA đình đám này tại thị trường trong nước. Ấy là chưa kể, để đạt được thỏa thuận với Valve, sức mạnh tài chính cũng như khả năng hoạt động của những doanh nghiệp này cũng là điều vô cùng cần thiết, vì một trong những nhà phát triển game hàng đầu thế giới chẳng dễ dàng gì trao con cưng của họ vào tay một NPH không đủ thực lực cả.
Những nhà phát hành game trong nước cũng nhận ra một điều, lối chơi của DotA 2 không hề dễ làm quen cũng như tiếp cận. Điều này trái ngược hoàn toàn với thói quen chơi game với yêu cầu tiên quyết là dễ làm quen và dễ thưởng thức như của game thủ Việt ở thời điểm hiện tại. Không ít game thủ tìm đến game để có những phút thư giãn thoải mái, chứ không phải try hard nhằm cố gắng giành chiến thắng.
Nên vui hay buồn?
Nếu DotA 2 không về Việt Nam, chắc chắn một bộ phận không nhỏ game thủ nước nhà sẽ buồn phiền vì thường ngày, họ buộc phải thưởng thức tựa game yêu thích của mình thông qua phiên bản tiếng Anh, với server gần nhất được đặt tại Singapore (server chính thức của Valve) với đường truyền rất thiếu ổn định.
Giấc mơ sở hữu một phiên bản Việt hóa của DotA 2 cũng từ đó mà tan thành mây khói. Điều này cũng khiến cho một bộ phận game thủ với vốn ngoại ngữ mỏng cũng khó lòng mà tiếp cận cũng như tìm hiểu một tựa game có chiều sâu gameplay cao như thế này.
Tuy nhiên, cái lợi của việc tiếp xúc với server nước ngoài là game thủ hoàn toàn có thể trau dồi vốn tiếng Anh với những người chơi khác trong khu vực, kết bạn cũng như học hỏi rất nhiều điều trong cách chơi của những game thủ với kỹ năng cao hơn.
Điều đặc biệt hơn cả, theo cách diễn giải của các game thủ nước nhà, "làm vậy thì đỡ trẻ trâu". Bản thân người viết cũng từng trải nghiệm một game đấu DotA 2 nơi những game thủ Việt chẳng ngại ngần tung ra những lời lẽ thiếu văn hóa bằng tiếng Việt ngay cả khi đồng đội của họ là người nước ngoài.
Công bằng mà nói, nếu game thủ Việt có người văn hóa, kẻ sỗ sàng, thì nước ngoài cũng không hề thiếu. Bằng chứng là, những game thủ DotA 2 Việt Nam một khi đã quen với tựa game, đôi khi họ rất ngại làm đồng đội với những gamer người Philippines, vốn được ví von là "hung thần phá game". Vấn đề chỉ nằm ở ý thức tham gia game của chính những người tham gia cuộc chơi.
Tạm kết
Khi Valve vẫn chưa tỏ ý mặn mà tới thị trường Việt Nam và mong muốn đầu tư trực tiếp vào nước ta, thì trong tương lai gần, không chỉ người chơi DotA 2 mà còn cả Counter Strike:Global Offensive cũng phải chấp nhận tình trạng ping trồi sụt thất thường vì đường truyền không ổn định cũng như sự bất đồng ngôn ngữ khi thưởng thức game với những người nước ngoài cùng chung niềm đam mê.
Theo VNE
Xuất hiện game bắn Tank tự nhận là Thuần Việt Vừa qua một webgame bắn tank tự nhận là game thuần Việt đã xuất hiện trên rất nhiều diễn đàn game trên cả nước. Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì thị trường Việt Nam vừa xuất hiện một tựa game bắn tank với những lời quảng cáo rất hùng hồn là game thuần Việt do người Việt sản xuất hoàn...