Những tựa game thảm họa, thất bại nặng nề tới mức đẩy NPH vào thế phá sản, tuyệt vọng vì “flop” (p1)
Những tựa game flop đáng quên nhất trong lịch sử.
Làm game cũng như một canh bạc, khi bạn gần như chẳng thể biết trước được liệu tựa game của mình có trở nên thành công hay không. Ngay cả những cái tên đình đám, nổi tiếng như Ubisoft, Valve cũng đã từng chẳng ít lần phải nhận trái đắng với những thất bại nhớ đời. Thế nhưng, ít ra thì sau các thất bại, các studio cũng sẽ có cho mình những bài học đáng giá. Tuy vậy, đôi khi, có những tựa game còn flop, thất bại nặng nề tới mức khiến cho các NPH phải phá sản như các cái tên dưới đây.
Too Human ( Silicon Knight Studio)
Thất bại của Too Human có lẽ là một trong những điều đáng tiếc nhất. Tiêu tốn một số tiền khủng khiếp, mất nhiều năm để hoàn thành thế nhưng chẳng ai ngờ được rằng, doanh số bán hàng của Too Human lại thấp một cách kinh khủng.
Đáng nói hơn khi sau thất bại, Silicon Knights lại kiện nhà phát hành là Epic Games ra tòa với cáo buộc rằng nền tảng này đã khấu trừ các khoản tiền cần thiết trong quá trình sản xuất, dẫn đến sản phẩm cuối cùng không mấy thành công. Nhưng ai dè, Epic Games lại kiện ngược. Cuộc điều tra sau đó kết thúc với phần thắng của Epic Games khi họ chẳng những được phán vô tội mà bản thân Silicon Knights Studio còn đánh cắp một số mã nguồn từ các trò chơi của Epics. Too Human bị thu hồi và tiêu hủy mọi bản sao ngay sau đó còn Silicon Knights cũng đóng cửa.
Haze ( Free Radical)
Video đang HOT
Trước khi phát hành vài tháng, Haze được NPH là Ubisoft thổi phồng rất nhiều, thậm chí còn cho rằng nó sẽ đánh bật Halo – tựa game bắn súng kinh điển khỏi mọi bảng xếp hạng game. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến cho Free Radical – studio game sản xuất siêu phẩm này cảm thấy áp lực trước liên tục những tính năng mới mà NPH Ubisoft yêu cầu.
Trò chơi ngay lập tức chứng kiến một loạt những sự delay và chiến dịch PR kỳ lạ và về cơ bản, cốt truyện của game bị phá hủy một cách toàn diện. Haze ra mắt với sự yếu kém trong mọi lĩnh vực, doanh thu thấp, phản ứng tiêu cực thì nhiều tới mức trò chơi trở thành nỗi thất vọng thực sự. Free Radical cũng “bay màu”, giải thể ngay sau đó.
APB (Realtime Worlds)
Về cơ bản, AFB là một tựa game mang hơi hướng MMO theo phong cách GTA tương đối tham vọng. Trò chơi đã mất tới 5 năm sản xuất và theo nhiều báo cáo, tiêu tốn hơn 100 triệu đô la để thực hiện. Nói cách khác, đây là một canh bạc từ phía nhà sản xuất Realtime Worlds.
Và canh bạc này đã khiến studio mất trắng. Sau một loạt những sự chậm trễ, delay ra mắt, APB được phát hành với những đánh giá hết sức tầm thường. Đáng nói hơn, Realtime Worlds còn bị lộ ra rằng đã yêu cầu các nhà phê bình đợi một tuần sau khi game ra mắt thì mới công bố các ý kiến, review của họ.
100 triệu đô la phí sản xuất, và chỉ 6 tuần sau khi ra mắt, Realtime Worlds đã nộp đơn phá sản, cho thôi việc hầu hết nhân viên của mình. Ba tháng sau, toàn bộ các máy chủ của trò chơi bị đóng cửa và ngừng hỗ trợ người chơi.
Những trò chơi thất bại thảm hại đến mức hãng game cũng sập theo
Được cha đẻ thai nghén với nhiều kỳ vọng, thế nhưng cuối cùng những tựa game này lại làm cho người chơi phải thất vọng.
4. Too Human - Silicon Knights
Là một trong những tựa game độc quyền trên hệ máy Xbox 360 một thời của Microsoft, với doanh số có thể nói là không tệ. Lấy bối cảnh tương lai của những bị thần Bắc Âu, khi bạn được vào vai thần Baldur nhưng với hình tượng "con người" hơn so với những lũ máy móc còn lại, đó là lý do tựa game có tên "Too Human".
Thế nhưng, đây cũng là sản phẩm đã khiến Silicon Knight phải điêu đứng, cụ thể là tựa game được phát triển dựa trên Unreal Engine 3 của Epic Games. Thế nhưng sau đó thì Epic lại kiện Silicon Knight vì vi phạm hợp đồng về bản quyền và thông tin, và đó chính là án tử dành cho nhà phát triển của Too Human.
Theo đó, Silicon Knights sẽ phải bồi thường số tiền lên đến 4.45 triệu đô cho Epic Games, điều khiến nhà phát triển này tuyên bố phá sản vào tháng 5 năm 2014.
2. Command & Conquer: Renegade - Westwood Studios
Westwood Studios thành lập năm 1985, gặt hái được những thành công ban đầu với Eye of the Beholder, Dungeons and Dragons, và sau đó kết hợp với EA để phát triển series Command & Conquer. Thế nhưng, đây lại chính là cái tên cuối cùng mà Westwood phát triển trước khi phá sản.
Mặc dù đạt được rất nhiều thành công ở những phiên bản trước đó, đặc biệt là với Red Alert huyền thoại một thời. Thế nhưng Renegade và sau đó là cả Earth & Beyond lại gây thất vọng nặng nề. Mặc dù tựa game được đánh giá là không tệ, nhưng người ta cho rằng Westwood không có kinh nghiệm trong việc phát triển game FPS, đó là lý do chính khiến tựa game thất bại.
3. All Points Bulletin - Realtime Worlds
Tựa game online thế giới mở đầy tham vọng của Realtime Worlds được ra mắt vào giữa năm 2010 với mục tiêu đưa Realtime Worlds lên bản đồ thế giới. Vậy mà tựa game lại khiến hãng game này chật vật đến nổi phải đóng cửa, còn tựa game cũng khổ không kém khi phải ra mắt đến 2 lần.
Sau khi thất bại trong lần ra mắt đầu tiên, Realtime Worlds đã phải đóng cửa server của APB cho đến khi K2 Network mua lại tựa game với giá 1,5 triệu bảng. Sau đó tự game được phát hành trở lại dưới dạng miễn phí, đồng thời xuất hiện trên PS4 và Xbox One. Realtime Worlds sau đó cũng không còn dính dáng gì với tựa game này. Vào tháng 8 năm 2010, hãng game này tuyên bố phá sản và đóng cửa với chỉ vỏn vẹn 2 tựa game được phát hành, hoa chưa nở đã tàn, quá nhọ cho Realtime Worlds.
4. Lawbreaker - Boss Key Production
Ban đầu được lên kế hoạch phát hành là một tựa game miễn phí trên Steam, thế nhưng, Boss Key Production lại biến tựa game FPS thành một "món hàng" trả phí. Mặc dù được đông đảo anh em gamer đánh giá cao, nhưng cuối cùng Lawbreaker lại thất bại trong việc đem về lợi nhuận cho Boss Key Production.
Theo như Githyp, phiên bản closed-beta của Lawbreak chỉ có vỏn vẹn 7,500 người chơi, một tháng sau thì bản open-beta còn thất bại thảm hại hơn với lượng người chơi giảm 40% so với con số ban đầu. Vào tháng 4 năm 2018, Boss Key Production tuyên bố Lawbreaker không có được lượng người chơi đủ để giúp tựa game tiếp tục hoạt động.
Cay đắng! Tốc Chiến chính thức thất bại, để tuột Game Mobile hay nhất 2021 vào tay "kẻ mà ai cũng biết là ai" Tưởng rằng Liên Minh: Tốc Chiến sẽ giành được ngôi vị game mobile hay nhất 2021, nhưng điều này đã không xảy ra. Có thể nói năm 2021 là một năm tương đối thành công của Liên Minh: Tốc Chiến khi tựa game này luôn được nhận đề cử vào các hạng mục giải thưởng khác nhau. Tại The Game Awards 2021, Liên...