Những tựa Game “hậu bối” đáng thất vọng nhất (Phần cuối)
Marvel Ultimate Alliance 2
Marvel Ultimate Alliance hoàn toàn là một sản phẩm mang tính giải trí rất cao, khi kế thừa những giá trị tốt đẹp được để lại bởi Series X-Men Legends, từ hỗ trợ 4 người chơi cùng một lúc, bên cạnh đó là hệ thống “lên Level” có chiều sâu, với nhân vật chính bước ra từ những trang truyện của Marvel Comics.
Nối tiếp thành công, phiên bản tiếp theo của nó – Marvel Ultimate Alliance 2, Vicarious Visions đã lấy sự kiện Civil War trong kho tàng Marvel làm cảm hứng cho sản phẩm của mình. Với một tiền đề khá tốt như thế, nhưng Vicarious Visions lại không đủ khả năng để làm nên một sản phẩm có chất lượng tốt, kém xa cái danh “người kế thừa”. Hơn nữa, ngoài lối chơi gần như bê nguyên từ phiên bản đầu còn là hệ thống Fusion, với chức năng giúp những Game thủ kết hợp đòn tấn công, cũng không hoàn thành tốt vai trò của mình, để lại cho cái tênMarvel Ultimate Alliance 2 một nỗi thật vọng không hề nhỏ.
Resistance 2
Đóng vai trò bắn phát súng tiên phong cho sự đổ bộ của Playstation 3 trên thị trường máy chơi Game, Insomniac đã thành công khi đem tới một tựa Game FPS độc quyền với bối cảnh giả tưởng vô cùng cuốn hút. Sự nổi tiếng của Insomniac đến từ đôi bàn tay phát triển tài tình của họ đối với Resistance, mà ở đó là một bối cảnh Chiến tranh thế giới lần thứ II viễn tưởng, một kho vũ khí đồ sộ nhưng cũng rất độc đáo, cùng với đó là hệ thống Online vững chắc và ổn định, đủ để giữ chân người chơi một thời gian khá dài sau khi hoàn thành phần Campaign.
Cũng như là một điều tất yếu sau thành công từ phiên bản đầu, niềm tin của người hâm mộ được đặt lên vaiResistance 2 với hy vọng nó sẽ mang lại những đột phá mới. Nhưng sự xuất hiện của Nathan Hale lần này lại gây ra nhiều thất vọng hơn là báo đáp hy vọng từ phía người chơi . Đó là một phần chơi Campaign không có hệ thống Co-op, A.I ngớ ngẩn, chế độ chơi mạng hứa hẹn hỗ trợ tới 64 người chơi trên cùng một bản đồ, lại gây ra rắc rối và hỗn loạn nhiều hơn là mang lại sự trải nghiệm tích cực tới những người tham gia. Tất cả những bước lùi đó, đã quá đủ để Resistance 2 bị che lấp bởi cái bóng của người tiền nhiệm.
Video đang HOT
Prince of Persia: Warrior Within
Ubisoft đã rất thành công trong việc hồi sinh tựa Game cổ điển Prince of Persia với phiên bản The Sands of Time vào năm 2003. Theo sau đó là Warrior Within, một sản phẩm đứng trên ranh giới giữa thành công và thiếu sót, khi một bộ phận người chơi cảm thấy hài lòng với tựa Game này, trong khi những Fan trung thành của phiên bản The Sands of Time lại cảm thấy hoàn toàn ngược lại.
Lý giải cho sự mô thuẫn này là việc một số người trong hãng Ubisoft thấy rằng nhân vật The Prince chưa đủ sự dũng mãnh cần thiết, và dẫn tới một phiên bản đen tối hơn của vị hoàng tử này được sinh ra, với tính cách khá cộc cằn và mang màu sắc bạo lực. Nhưng ngay cả cha đẻ của dòng Prince of Persia, gắn bó với Series từ khi nó vẫn còn là một Game 2D đi cảnh, ông Jordan Mechner cũng nói: “Tôi không phải là người hâm mộ một hướng đi quá mang tính nghệ thuật, cũng như quá bạo lực, đến mức Game phải dán mác Mature. Nhưng từ cốt truyện, nhân vật, lời thoại, lồng tiếng tới phong cách thiết kế đồ họa, tôi đều cảm thấy không hài lòng”.
Tuy nhiên đối với những người lần đầu tiên đến với dòng game này thì Warrior Within quả thật không có gì đáng phải chê trách khi mang đến một hệ thống chiến đấu tự do và đẹp mắt, những pha bay nhảy thoát thân ngoạn mục cùng những câu đố trong game,… tất cả đều thật sự hoàn hảo. Nếu như nó là một tựa game độc lập chứ không mang cái tên Prince of Persia, có lẽ Warrior Within đã không vấp phải sự phản đối như vậy.
Deus Ex: Invisible War
Invisible War là một nỗi thất vọng rất lớn với cộng đồng Fan gạo cội của dòng Deus Ex, những người cảm thấy họ đã bị phản bội bởi sự bất cập trong Game, từ quy mô những màn chơi bị thu hẹp hơn trước, cùng với đó là một hệ thống đạn dược, đồ dùng bị đơn giản hóa khá nhiều, không có chiều sâu. Mặc dù phiên bản này vẫn duy trì được cái chất đã làm nên một tựa Game được yêu thích mọi thời đại trước kia, nhưng quyết định không hợp lý của đội ngũ phát triển khi sử dụng chính Engine do mình tạo ra, trong khi nó vẫn chưa đạt được chất lượng cần thiết, đã hạn chế rất nhiều nội dung, quy mô của Game, những điều mà người hâm mộ lại đang mong chờ nhất.
Bên cạnh đó, lối dẫn dắt của Invisible War cũng không hoàn thành nhiệm vụ của mình trong việc chuyển tải những tình tiết, những mưu mô, kế hoạch của các thế lực trong Game, một điều thể hiện rất tốt ở Deus Ex. Hơn nữa, những nhân vật trong Invisible War cũng thiếu điểm nhấn cần thiết, không đọng lại ở tâm trí người chơi, kém xa những gì mà hình tượng Paul Denton hay Joseph Manderly đã làm được ở phiên bản đầu tiên.
Overblood 2
Trong khi phiên bản đầu của dòng Overblood là một tựa Game mang phong cách Survival Horror thì phần hai của nó, lại trở thành một sản phẩm đậm chất hành động, gây không ít phê bình từ cả giới chuyên môn lẫn cộng đồng Game thủ. Trong khi đó, Overblood 2 lại có độ dài lớn hơn người tiện nhiệm, nhưng với chất lượng không cân xứng, nó lại hoàn toàn gây ra một tác dụng ngược lại. Đó là vẫn chưa tính tới một số lỗi ảnh hưởng tới cả lối chơi cũng như phần hình, âm của tựa Game này, từ việc lồng tiếng vốn đã có chất lượng kém, tới việc đứng hình diễn ra ngay giữa một trận đấu Boss, làm Overblood 2 vừa là một tựa Game mất chất so với người tiền nhiệm, vừa là một sản phẩm kém chất lượng trên chính con đường riêng của nó.
Những tựa Game ở trên, là những sản phẩm ít nhiều đã không thể vượt qua cái bóng quá lớn, cũng như xa rời những di sản hay cái chất mà người tiền nhiệm đã để lại, phần nào mang tới những nỗi thất vọng trong một bộ phận người hâm mộ. Nhưng thất bại là mẹ của thành công, khi biết học hỏi sau những gì đã trải qua là chìa khóa để những hậu bản tiếp theo ngày càng trở nên hoàn thiện. Đó chính là những điều mà Prince of Persia, Deus Ex, Devil May Cry, Resistence đã làm được cho tới nay, đem lại những siêu phẩm cho làng Game thế giới tại quá khứ, hiện tại và rất có thể là cả trong tương lai nữa.
Theo Game Thủ
Virtua Fighter 5 Final Showdown: Đa dạng và có chiều sâu (Phần cuối)
Nhờ sở hữu cả chế độ online và offline, Virtua Fighter 5 Final Showdown tạo cho người chơi một động lực để học hỏi các đòn thế, nắm bắt đặc điểm của các loại nhân vật càng nhiều càng tốt. Chế độ của game lần đầu tiên thiếu vắng phần chơi đơn nơi người chơi sẽ trải nghiệm câu chuyện của mỗi nhân vật mà thay vào đó dạng bài tập phát triển kĩ năng được áp dụng. Chếđộ Arcade là một chuyến đi đơn giản qua các khu vực được bố trí sẵn AI để người chơi luyện tập năng lực chiến đấu của mình.
Sự nhanh chóng, độ hiệu quả và tính thẩm mĩ là những yếu tố được xét để cộng điểm cho người chơi sau mỗi màn. Chế độ License Challenge có cách chơi khá giống với kiểu phiêu lưu hành động bởi người chơi được giao một số nhiệm vụ để hoàn thành như đánh bại kẻ địch trong một khoảng thời gian cho trước với số đòn tấn công nhất định, số lần phòng ngự nhất định. Cuối cùng, Special Sparring là góc võ đài để người chơi thử sức với những nhân vật do mình đích thân tạo ra với trang phục, ngoại hình và các kĩ năng đặc biệt.
Trong các phần chơi, AI sẽ khởi đầu nhẹ nhàng giúp người chơi có thời gian khởi động và thích nghi với game trước khi dần dần tăng về số lượng, sự thông minh cũng như những phản ứng nhanh nhạy đối với đòn tấn công của chúng ta. Tuy nhiên, những thử thách tăng dần từ phần chơi đơn mới cũng chưa thể làm hài lòng các fan vốn thích những cuộc phiêu lưu thật sự.
Để bù đắp cho sự thiếu sót ấy, Virtua Fighter 5 Final Showdown đã đầu tư nhiều công sức cho phần chơi đối kháng online. Một trận đấu Virtua Fighter đẳng cấp cao đòi hỏi khả năng di chuyển và ra đòn nhanh chóng của nhân vật nên ngay cả một chút sự cố lag trong kết nối mạng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chiến đấu thật sự của các game thủ. Nhằm hạn chế tác động tiêu cực không đáng có này, kết nối của những người chơi được đồng bộ hóa trước khi trận đấu diễn ra và giữa khoảng thời gian nghỉ của các round đấu.
Một trận đấu online bình thường cho phép sự tham gia của tám người chơi và thi đấu theo thể thức tương tự với arcade truyền thống: người thắng sẽ được chơi cho đến khi bị hạ trong khi những người còn lại theo dõi trận đấu và chờ tới lượt. Một bảng xếp hạng sẽ được cập nhật liên tục và người chơi sẽ biết mình thăng tiến đến đâu trong thế giới online rộng lớn.
Virtua Fighter 5sẽ cung cấp một gói download phụ mang tên DLC để người chơi thỏa sức thiết kế những nhân vật mình yêu thích bằng hàng trăm item và màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, nếu so sánh với Create a Soul của Soul Calibur V thì Virtua Fighter 5 vẫn còn thua xa. Virtua Fighter 5 Final Showdown là một tựa game thuần chất đối kháng với hệ thống chiến đấu có chiều sâu, cân bằng và tỉ mỉ. Mỗi nhân vật đều xứng đáng với hàng tuần người chơi có thể phải tiêu tốn để hoàn toàn làm chủ tất cả các kĩ năng, thích nghi với lối đánh phù hợp dùng cho các trận chiến online. Nếu bạn muốn một trải nghiệm võ thuật đầy đủ nhất, chân thực nhất và sôi động nhất thì Virtua Fighter 5 Final Showdown sẽ là một lựa chọn không thể bỏ qua.
Theo Game Thủ
Virtua Fighter 5 Final Showdown: Đa dạng và có chiều sâu Để lại đằng sau ánh hào quang của thời đại game đối kháng trên nền đồ họa 2D, một kỉ nguyên hiện đại của game đối kháng đã bước đầu được gây dựng nhờ thành công của Street Fighter IV. Nhờ đó, sức hút của những game thể loại đối kháng trở đã tăng vọt và số lượng người chơi và yêu thể...