Những tựa game đáng trông đợi nhất trong năm 2016
Cùng điểm danh những sản phẩm video game nổi bật dự tính sẽ đổ bộ trong năm 2016 tới.
2015 là một năm đầy khởi sắc của làng game với nhiều sản phẩm hấp dẫn đến từ đủ mọi thể loại khác nhau, và 2016 còn hứa hẹn sẽ hấp dẫn hơn nữa khi mà công nghệ thực tế ảo bắt đầu trở nên phổ biến, sự góp mặt của những tựa game một thời chỉ tồn tại trong “truyền thuyết” như The Last Guardian, Final Fantasy XV cũng như nhiều series nổi tiếng trở lại với những phiên bản mới nhất (The Legend of Zelda, Doom).
Dù không ít trong số đó có thể sẽ bị trì hoãn sang năm 2017 hoặc lâu hơn nữa vì nhiều lý do không lường trước tất nhiên sẽ chẳng hại gì khi chúng ta cùng nhau điểm qua một vài cái tên sáng giá nằm trong danh sách game đang chờ “xuất kích” của năm 2016 này. Hãy cùng bắt đầu với…
Abzu (PS4, PC)
Abzu là sản phẩm đầu tay của Giant Squid – studio mới thành lập bởi Matt Nava, người từng tham gia chỉ đạo thiết kế cho các tựa game có phong cách đậm chất nghệ thuật như Journey hay Flower. Cá tính của Nava ngay lập tức cũng được thể hiện trong Abzu khi đây là một trải nghiệm khám phá môi trường dưới nước hoàn toàn không mang yếu tố bạo lực nào cả.
Adrift (PS4, Xbox One, PC)
Để thể hiện sự hấp dẫn của công nghệ thực tế ảo cũng cần phải có những sản phẩm hấp dẫn, và Adrift xem ra là ứng cử viên đầy tiềm năng của năm 2016. Game cho người chơi vào vai một nhà du hành vũ trụ phải tìm cách sống sót trong bối cảnh trạm không gian gặp tai nạn, đồng thời cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra ở nơi đây.
Attack on Titan (PS4, PS3, PSVita)
Bộ manga Attack on Titan do tác giả Hajime Isayama thực hiện hoàn toàn có khả năng phát triển lên ngang tầm với những bom tấn Shonen như Naruto hay One Piece, nhưng về mảng video game thì các sản phẩm ăn theo tính đến thời điểm hiện tại đều tỏ ra rất mờ nhạt. Tựa game Attack on Titan do Omega Force đảm nhiệm (studio đứng đằng sau series game hành động ăn khách Dynasty Warriors) có thể nói là tựa game có sự đầu tư lớn đầu tiên và chất lượng của nó sẽ được kiểm chứng trong năm 2016.
Công bố tại lễ trao giải The Game Awards 2015 vừa qua, Batman của Telltale Games hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến hương vị mới cho nhân vật siêu anh hùng đã quá quen thuộc trên truyện tranh, màn ảnh lẫn thế giới game. Đây là điều mà đội ngũ Telltale đã chứng tỏ không ai làm tốt bằng họ qua các sản phẩm chất lượng trước đây, bao gồm: The Walking Dead, Game of Thrones, Tales of the Borderlands.
Battleborn (PS4, Xbox One, PC)
Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta pha trộn công thức bắn súng kết hợp nhập vai từng làm nên thành công cho Borderlands với yếu tố cạnh tranh của DOTA 2 hay League of Legends? Câu trả lời là Battleborn – sản phẩm “điếc không sợ súng” trong thời buổi MOBA đã bão hòa của Gearbox Software.
Below (PC, Xbox One)
Video đang HOT
Studio từng tham gia đồng phát triển vào tựa game di động ăn khách Superbrothers: Sword & Sworcery EP đã trở lại với một cuộc phiêu lưu mới, lần này tập trung nhiều hơn vào yếu tố nhập vai. Có thể ví von Below giống như sự pha trộn giữa Dark Souls và Sworcery đồng thời bổ sung thêm yếu tố nấu ăn để sinh tồn.
Bound (PS4)
Một nửa là những bức tranh nghệ thuật, một nửa là video game, Bound giống như một tác phẩm hội họa được chuyển thể thành sản phẩm giải trí mà người chơi có thể tương tác vậy. Ngay cả hai studio tham gia phát triển là Plastic và Santa Monica cũng cho rằng tựa game này “Thật khó để mô tả chính xác”.
Gameplay đậm chất cháy nổ trong thế giới mở tự do của Crackdown sẽ trở lại trong phiên bản mới nhất phát hành trên Xbox One vào năm sau, và lần này nó còn được hỗ trợ bởi công nghệ điện toán đám mây từ các server của Microsoft để mang đến những cảnh tượng “đổ vỡ” chân thực nhất.
Cuphead (PC, Xbox One)
Một tựa game làm ra ở thời đại độ phân giải đã lên đến hàng triệu pixel nhưng lại có hình ảnh giống như những bộ phim hoạt hình cổ điển từ những năm 20 của thế kỉ trước, chỉ riêng điều này thôi cũng đã đủ khiến cho người ta cảm thấy tò mò không biết lối chơi của nó sẽ ra sao.
Dark Souls III (PS4, Xbox One, PC)
Bối cảnh thời trung cổ tối tăm của series Dark Souls đã trở lại với phiên bản mới nhất giới thiệu hồi E3 sau khi From Software cho game thủ đổi gió với tựa game độc quyền PS4 Bloodborne. Lần này các fan hâm mộ có thể trông đợi nhiều yếu tố đổi mới ở Dark Souls 3, điển hình như lối chơi được đẩy lên nhịp độ nhanh hơn cùng sự bổ sung thêm các đòn tấn công đặc biệt.
(Còn tiếp)
Theo Gamek
Những tựa game nổi tiếng từng suýt chết yểu
Không phải sản phẩm game thành công nào cũng có một lịch sử phát triển suôn sẻ từ đầu đến cuối.
Trong nền công nghiệp game nếu một dự án game nào đó tiêu tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc thì nó rất có nguy cơ bị hủy bỏ giữa chừng. Chúng ta đã mất đi cơ hội thưởng thức khá nhiều sản phẩm triển vọng cũng vì nguyên nhân này.
Thực tế, một số game rất thành công và nổi tiếng trên thị trường hiện nay cũng từng có thời điểm tiến gần đến ngưỡng bị hủy bỏ nhưng may mắn được cứu sống vào phút chót nhờ sự ủng hộ đến từ các fan hâm mộ, nỗ lực của đội ngũ phát triển hay những nhà tài trợ hảo tâm. Sau đây sẽ là danh sách một số cái tên đã vượt qua được giai đoạn khó khăn để trở thành những tượng đài trong thế giới gaming.
Xenogears
Xenogears là một game RPG 3D lấy bối cảnh thế giới khoa học viễn tưởng với những trận chiến robot hoành tráng. Game được phát hành trên hệ PlayStation đời đầu và là một trong số ít những game JRPG thành công của Square ngoài series Final Fantasy.
Lý do suýt bị khai tử: Xenogears có rất nhiều những yếu tố thuộc về tôn giáo. Không chỉ vậy, những tôn giáo trong thế giới game hầu hết đều hết sức xấu xa hoặc bị tha hóa và sáo rỗng đến tận gốc. Điều này, cùng với những yếu tố khác về chính trị, bạo lực... đã khiến cho Xenogears bị đánh giá là "quá người lớn" để có thể phát hành tại Nhật Bản, đồng thời quá lạc lõng về mặt văn hóa đối với những nước phương Tây.
Tầm quan trọng: Xenogears cuối cùng cũng được phát hành ở cả Nhật bản và Mỹ, một phần nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của các fan hâm mộ, và một phần nhờ vào những cố gắng không biết mệt mỏi của đội ngũ phát triển. Thành công của game chứng minh một điều rằng: Cộng đồng game thủ thực sự muốn tiếp cận với những game có nội dung và bối cảnh đen tối và nghiêm trọng một chút. Có thể nói, Xenogears đã mở toang cánh cửa cho dòng game lấy chủ đề về những tình trạng nhức nhối hiện tại như bạo lực gia đình, quấy rối tình dục, chứng rối loạn tâm lý... cùng những hệ quả nghiêm trọng của chúng.
Fire Emblem Fates
Fire Emblem Fates là phiên bản mới nhất của series Fire Emblem phát hành độc quyền cho máy Nintendo 3DS. Đây là một series chiến thuật theo lượt cũng khá nổi tiếng từ những hệ máy console cũ. Fire Emblem Fates được chia làm hai phần phát hành cùng lúc, mỗi phần sẽ kể một nửa cốt truyện.
Lý do suýt bị khai tử: Gameplay của Fire Emblem dần trở nên lạc hậu so với những game chiến thuật mới. Series có rất ít game trên console chính thống và chỉ được phát triển phần lớn dành cho handheld kể từ sự xuất hiện của nhân vật chính Roy ở bản Fire Emblem dành cho Gameboy Advance. Nintendo đã sẵn sàng đặt dấu chấm hết cho series sau bản Fire Emblem: Awakening, thế nhưng với sự thành công trên thị trường của tựa game này, hãng mới quyết định kéo dài tuổi thọ cho Fire Emblem thêm một chút nữa.
Tầm quan trọng của game: Ở thời điểm hiện tại, số lượng những game chiến thuật thuộc dạng nổi trội trên thị trường vẫn còn khá ít. Hầu hết những game này đều dành cho PC, và thường là thể loại thời gian thực, chiến thuật theo lượt hay thậm chí là sandbox chứ không phải chiến thuật RPG. Đây là một thể loại thành công rực rỡ vào thời kì SNES và PlayStation với những tựa game như Shining Force, Bahamut Lagoon, Final Fantasy Tactics, và Tactics Orge. Sức sống mạnh mẽ của Fire Emblem cho thấy có những thể loại game tưởng chừng đã quá cũ kỹ, nhưng vẫn sẽ dành được rất nhiều sự ủng hộ của fan hâm mộ cũng như thành công trên thị trường nếu như được đầu tư một cách chăm chút và kĩ càng.
Call of Duty (Chế độ Zombie)
Call of Duty, một series đã quá nổi tiếng mà ít có game thủ nào chưa từng biết đến. Cũng như hầu hết những game bắn súng FPS khác, series cũng có chế độ zombie của riêng mình, và đây là một phần rất quan trọng của thương hiệu Call of Duty.
Lý do suýt bị khai tử: Chế độ bắn zombie chưa bao giờ được Activision đưa vào danh sách yêu cầu đối với đội ngũ phát triển. Người đứng đầu Treyarch, Mark Lamia, cho biết trong bản Call of Duty: World at War, đội ngũ phát triển đang trên đà sáng tạo cực kì hưng phấn và muốn tạo ra một điều gì mới mẻ so với những trận đấu súng giữa người với người đã quá quen thuộc.
Vì vậy, họ bắt tay vào chế độ zombie, một kiểu chơi mà theo Lamia là "không được phê chuẩn, không có trong kế hoạch và chắc chắn là chả liên quan gì đến nội dung game cả". Thậm chí, Lamia còn bị nhắc nhở phải hủy bỏ phần này và thúc giục hoàn thành game sớm. Thế nhưng khi thấy đội ngũ phát triển của mình quá thích thú với việc phát triển và chơi thử zombie, anh đã quyết định vẫn tiếp tục dù rằng điều này đã khiến cho ngày phát hành của game bị trễ hơn so với dự kiến ban đầu.
Tầm quan trọng: Trong một cuộc phỏng vấn, Lamia đã nói: Bạn hoàn toàn có thể tạo ra những bước đột phá ở một series vốn đang vận hành chắc chắn và ổn định, nếu như bạn có đủ tâm huyết và sự cố gắng. Nếu như không nhờ vào chế độ zombie của World at War, có lẽ giờ đây chúng ta vẫn còn ngồi cắm đầu vào chơi World at War 2, chứ không thể tham gia vào những trận chiến robot cực đã trong Black Ops III.
Duke Nukem Forever
Đây là tựa game cuối của của series Duke Nukem, với quá trình phát triển kéo dài qua rất nhiều thế hệ, studio và engine game khác nhau. Đến nỗi, cái tên Duke Nukem Forever được dùng như một thuật ngữ chỉ sự trì trệ và mù mịt - cho đến khi sản phẩm này cuối cùng cũng xuất hiện trên thị trường vào năm 2011.
Lý do suýt bị khai tử: Trễ hẹn, trễ hẹn và trễ hẹn. Quá trình phát triển bị trì trệ đến mức các công nghệ được sử dụng bị lạc hậu khi game còn chưa được hoàn thành, và điều đó có nghĩa nhà phát triển phải làm lại từ đầu hoàn toàn để theo kịp thời đại. Điều này xảy ra khá nhiều lần khiến cho việc phát triển game bị lún sâu trong cái vòng lẩn quẩn, và cũng nhiều lần suýt bị hủy bỏ.
Tầm quan trọng: Bởi vì đây là một game cực kì tệ hại. Duke Nukem Forever là một minh chứng cho thấy không phải lúc nào bạn cũng có thể bám vào những thành công trong lịch sử. Duke Nukem đã rất nổi bật trong những năm 90, nhưng ở hiện tại, khi những game bắn súng đã có rất nhiều thay đổi so với thời đó, thì chưa chắc series có thể tiếp tục phát huy được những ưu điểm của người đi trước. Những trò đùa dung tục và những chiếc súng phóng lựu đã bị thay thế bởi những cuộc xung đột quân sự và những trang thiết bị tối tân. Thực sự thì, thà để cho Duke Nukem Forever sống mãi như một biểu tượng còn tốt hơn là biến nó thành một game tầm thường như vậy.
The Last Guardian
Tựa game độc quyền dành cho PS3 của Team Ico kể về câu chuyện của một cậu bé, một con bằng sư, và một tòa tháp đổ nát. Hấp dẫn, nhưng đó là dự định ban đầu. Thực tế đến nay khi PS3 đã chuẩn bị lùi vào dĩ vãng,The Last Guardian vẫn chưa buồn phát hành.
Lý do suýt bị khai tử: Một ví dụ khác nữa cho việc công nghệ phát triển nhanh hơn quá trình làm game. The Last Guardian ban đầu vốn là một tựa game PS3. Hãng Sony liên tục khẳng định tựa game này vẫn đang thực hiện, mặc cho việc không hề có thông tin nào được tiết lộ trong nhiều năm liền. Có tin đồn cho rằng việc này là do công nghệ thời bấy giờ không đủ để Team Ico có thể thực hiện hoàn hảo những ý tưởng của mình.
Tầm quan trọng: Trái ngược hoàn toàn với Duke Nukem Forever, The Last Guardian là minh chứng cho thấy bạn có thể tạo ra một sản phẩm tuyệt vời đến như thế nào nếu như bạn không từ bỏ. Nhìn theo bất kì chiều hướng nào Sony cũng nên hủy dự án này, bởi một sản phẩm độc quyền cho chiếc console "ế" nhất trên thị trường (vào thời điểm đó) chắc chắn sẽ chẳng có được một tương lai sáng lạn cho lắm. Thế nhưng khi PS4 bất ngờ tăng tốc và trở thành chiếc máy bán chạy nhất, thì The Last Guardian cũng có cho mình một sự xuất hiện đầy thành công và được đón nhận nồng nhiệt từ các giới game thủ tại E3 2015.
Grand Theft Auto
Bạn muốn đánh cướp xe tăng, xả súng vô cớ trên đường phố, trêu chọc cảnh sát mà chẳng cần lí do gì? Grand Theft Auto là series dành cho bạn.
Lý do suýt bị khai tử: Grand Theft Auto - phiên bản đầu tiên của series đình đám này vốn là một tựa game cực kì không ổn định. Game luôn bị treo và văng bất chợt dù cấu hình máy tính có mạnh thế nào đi nữa. Không chỉ vậy, nhà phát triển của GTA - Gary Penn còn than phiền trên Gamasutra rằng việc lái xe trong game không hề thú vị chút nào. "Vấn đề lớn nhất nằm ở cảm giác bẻ lái của những chiếc xe". Penn cho biết dự án này dường như chẳng đi tới đâu và thậm chí còn suýt bị hủy bỏ bởi nhà phát hành - hãng BMG Interactive.
Tầm quan trọng: Grand Theft Auto là một trong những series nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại trên mọi hệ máy. Series còn được xem như là cha đẻ của gameplay thế giới mở sandbox với Grand Theft Auto III. Grand Theft Auto III có lẽ sẽ chẳng tồn tại nếu không có bản đầu tiên, và bản đầu tiên chắc chắn sẽ chẳng tồn tại nếu bị hủy. Có một điều thú vị là dự án này được tiếp tục nhờ vào một bug nhỏ khiến cảnh sát trong game trở nên siêu hung hăng. Điều này dẫn đến những cuộc truy đuổi tốc độ cao và những cuộc đấu súng hỗn loạn - những đặc điểm đã mang đến sự nổi tiếng và thành công cho series GTA.
Mother 3
Đây là phần mới nhất của series Mother, một series JRPG kinh điển bao gồm cả Earthbound, một tượng đài của dòng SNES RPG.
Lý do suýt bị khai tử: Mother 3 ban đầu vốn là một game dành cho hệ máy N64, và đặc biệt dành cho máy N64 dùng đĩa (N64 Disk Drive). Thế nhưng kế hoạch này bất thành vì sự thất bại thảm hại của hệ máy này trên thị trường, và nhà phát triển buộc phải quay lại với hệ máy N64 thường. Điều này thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề hơn nữa, với sự hạn chế về mặt kĩ thuật của hệ máy này cùng sự thiếu kinh nghiệm khiến cho quá trình phát triển cực kì chậm chạp rồi bị tạm hoãn sau đó. Cho đến khi chiếc Gameboy Advance xuất hiện, nhà phát triển Shigesato mới quyết định tiếp tục thực hiện dự án này với một phong cách nghệ thuật hoàn toàn khác.
Tầm quan trọng: Đầu tiên, phải nói rằng series Mother là một trong những series JRPG đậm chất nghệ thuật nhất từ trước đến nay. Việc Mother 3 vẫn chưa được phát hành tại Mỹ là một điều cực kì khó hiểu, đặc biệt là khi Mother 4 đang được phát triển bởi một nhóm những nhà phát triển người Mỹ. Nói một cách bao quát, thì sự tồn tại của Mother cho thấy sức mạnh của một cộng đồng fan hâm mộ. Nintendo là một công ty vốn rất ít khi lắng nghe các fan. Thế nhưng, việc series Mother vẫn được tiếp tục dù cha đẻ của series này đã quyết định từ bỏ, tất cả đều nhờ vào sự ủng hộ đến từ game thủ.
Theo Gamek
Những bom tấn sẽ xuất hiện tại Gamescom 2015 Gamescom 2015 sắp tới tổ chức tại thành phố Cologne, Đức sẽ tiếp tục là sân chơi dành cho nhiều tựa game lớn trình diễn. Khởi đầu từ năm 2009, đến nay Gamescom đã trở thành hội chợ game lớn thứ nhì thế giới chỉ sau E3 với hàng trăm nghìn người đến tham dự mỗi năm. Tiếp tục tổ chức tại thành...