Những tựa game có thể sẽ lấy đi nước mắt của bạn
Nhiều năm qua, các nhà phát triển luôn cố gắng cho ra những tựa game hấp dẫn, đưa người chơi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Một số tựa game mang đến những tiếng cười thư giãn, một số khác lại mang đến sự hồi hộp, lo sợ. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất, và cũng khó thực hiện nhất mang lại thành công cho một tựa game, đó là làm sao để lấy đi nước mắt của những người chơi khó tính nhất.
Một câu chuyện buồn thường sẽ để lại ấn tượng sâu đậm hơn rất nhiều so với một câu chuyện hài hước, và đó cũng là điều mà những nhà phát triển game luôn hướng tới. Sau đây là một số cái tên rất có thể sẽ lấy đi nước mắt của bạn trong quá trình chơi. Những cái tên này đều là dựa trên quan điểm cá nhân, do đó nếu bạn có những ý kiến khác thì hãy chia sẻ cùng chúng tôi ở phần bình luận phía dưới.
Lưu ý: Bài viết dưới đây có thể sẽ spoil một vài nội dung trong game.
7. Silent Hill: Shattered Memories
Sau phiên bản Silent Hill: Home Coming không được đánh giá cao, Konami tiếp tục cho ra đời phiên bản tiếp theo mang tên Silent Hill: Shattered Memories vào ngày 09/09/2009. Mặc dù chưa bao giờ đạt đến tầm như Resident Evil, nhưng nếu bỏ qua tựa game này, nghĩa là bạn đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt để “khóc” rồi đấy. Tuy nhiên phiên bản Silent Hill: Shattered Memories được nhắc đến trong bài này là phiên bản dành cho hệ máy Wii, chứ không phải là hai phiên bản “phát hành cho có” dành cho PS2 và PSP.
Shattered Memories Trailer.
Vậy điều gì đã khiến cho một tựa game kinh dị như Silent Hill: Shattered Memories có thể làm cho bạn rơi lệ? Trên thực tế, bạn có thể không hề cảm thấy buồn một chút nào trong quá trình trải nghiệm game. Tuy nhiên, sau khi đã hoàn tất toàn bộ trò chơi, hãy thử suy ngẫm lại về những tình tiết đã xảy ra và lắp ghép chúng lại với nhau, khi đó bạn sẽ hiểu vì sao Silent Hill: Shattered Memories lại có mặt trong danh sách này.
6. Final Fantasy VII
Việc chết đi sống lại trong game là một chuyện hết sức bình thường, đặc biệt là các dòng game nhập vai. Nếu chẳng may hi sinh trong một trận chiến, nhân vật của bạn sẽ lại được hồi sinh. Tuy nhiên vớiFinal Fantasy VII, phiên bản được đánh giá là thành công nhất trong dòng game Final Fantasy, có lẽ chúng ta sẽ phải thay đổi lại quan điểm này.
FFVII Aerith”s Death.
Với những game thủ đã từng hoàn tất Final Fantasy VII, sẽ chẳng có ai quên được cái khoảnh khắc đã lấy đi biết bao nước mắt, khiến biết bao trái tim phải thổn thức ấy. Đó là khi Aerith bị một nhát kiếm của Sephiroth đâm từ phía sau. Chắc hẳn ai cũng hi vọng cô ấy sẽ hồi sinh. Nhưng không, Aerith đã ra đi mãi mãi. Và bạn chẳng thế làm gì để thay đổi được nó.
Video đang HOT
5. Gear of War 2
Marcus Fenix mặc dù là nhân vật chính nhưng lại không thực sự nổi bật. Đồng đội của anh, Dominic Santiago, có tính cách sâu sắc hơn nhiều. Dom sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình, tiến sâu vào căn cứ địch chỉ với một mục đích duy nhất, đó là tìm lại người vợ yêu dấu đang bị bắt giữ của mình. Vậy cuối cùng anh ta có được đoàn tụ với vợ mình không?
Dom&Maria Cutscene.
Gear of War 2 mang đến cho người chơi một cốt truyện cuốn hút từ đầu đến cuối. Trong phần này, nhà phát triển đã lồng vào game một câu chuyện tình đầy bi thương. Sau khi mở chiếc hộp chứa phạm nhân ra, hình ảnh người vợ xinh đẹp lại tràn về trong tâm trí anh. Tuy nhiên, giây phút hạnh phúc ngắn ngủi ấy không tồn tại được lâu, khi anh chợt nhận ra vợ mình chỉ còn là một cái xác khô không còn dáng người nữa. Chứng kiến bi kịch ấy, hẳn rất ít người có thể cầm lòng được. Không chỉ là một game giải trí thông thường, Gear of War 2 cũng như một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh phản ánh hết sức chân thực sự nghiệt ngã mà chiến tranh mang lại.
4. Lost Odyssey
Nhân vật chính trong game là Kaim, một kẻ bất tử nhưng lại bị một lời nguyền làm cho mất trí nhớ. Người chơi sẽ theo chân anh để tìm lại quá khứ bí ẩn của mình. Tuy nhiên, sau vài giờ trải nghiệm, tôi cảm thấy Kaim không nên tìm lại quá khứ của mình có lẽ sẽ tốt hơn.
Lost Odyssey.
Có hàng tá những ký ức của Kaim sẽ dần được hé lộ ra dưới dạng những tấm ảnh bất động với những dòng chú thích mang phong cách cổ, mỗi khi anh cùng đồng đội hoàn thành các nhiệm vụ. Một số kể về chuyện tình đã mất, hay một số khác lại kể về những người bạn đã bị quên lãng. Tuy có vẻ khá mất công để đọc hết những dòng đó, nhưng nếu bỏ qua, bạn sẽ mất đi những thời khắc xúc động nhất của trò chơi này.
Forbidden Land, một vùng đất bị quên lãng, nơi mà người ta cho rằng có thể mang linh hồn người chết trở về, nếu tiêu diệt hết 16 Colossus và phá vỡ được 16 phong ấn. Nhân vật chính là một chàng trai vô danh, sẵn sàng liều mạng đánh cắp Ancient Sword để tìm ra con đường đến Forbidden Land, dấn thân vào hiểm nguy chỉ vì một mục đích duy nhất, đó là cứu sống được người vợ thân yêu của mình.
Shadow of the Colossus.
Trải qua biết bao khó khăn, cuối cùng anh cũng đã tiêu diệt được cả 16 Colossus. Tuy nhiên, 16 Colossus ấy chính là 16 mảnh linh hồn của quỷ Dormi, và khi tất cả thoát ra thì hắn sẽ hồi sinh. Những làn khói đen bao lấy toàn bộ cơ thể và tâm trí chàng chiến binh vô danh ấy, để rồi anh bị cuốn vào cơn bão do chính thanh Ancient Sword tạo nên. Vợ của anh từ từ mở mắt, và ước nguyện của anh đã trở thành hiện thực, nhưng những gì cô ấy có chỉ là sự cô đơn giữa một Forbidden Land rộng lớn mà thôi.
2. Mother 3
Nintendo chưa bao giờ đưa ra lý do vì sao tựa game Mother 3 của họ lại không được phát hành rộng rãi trên thế giới, và cũng chưa bao giờ được chính thức dịch sang tiếng Anh. Có lẽ là vì nó quá buồn. Hãy cứ tưởng tượng rằng Nintendo đã phải hủy bỏ bản dịch sau vài tháng làm việc, bởi mắt của đội ngũ dịch thuật ướt đến nỗi không thể nhìn rõ những đoạn text của trò chơi. Đây có vẻ như là lý do thực tế nhất.
Mother 3.
Mother 3 là một câu chuyện bi kịch, nhưng được ẩn dưới cái vỏ bọc của sự vui nhộn. Các nhân vật được thiết kế ngộ nghĩnh, những đoạn hội thoại thú vị, và một thế giới kỳ quái như bất kỳ một tựa game RPG bình thường nào khác. Bạn hoàn toàn có thể bị đánh lừa bởi những yếu tố đó, để rồi cảm thấy bàng hoàng, khi nhận ra hàng loạt những tai ương lên tục tìm đến ngôi làng nhỏ bé ấy. Một tựa game đơn giản dành cho hệ máy Gameboy Advance, nhưng những gì nó mang lại cho người chơi thì không hề đơn giản chút nào.
1. To the Moon
Bối cảnh của game diễn ra vào một tương lai giả tưởng, khi mà nền khoa học kỹ thuật lúc này đã phát triển vượt bậc. Nó cho phép chúng ta có thể dùng máy móc để đi vào ký ức người khác, giúp người đó hoàn thành mong muốn lớn nhất của mình trước khi lìa xa cõi đời. Trong game, người chơi sẽ hóa thân vào hai nhà khoa học: tiến sĩ Eva Rosalene và tiến sĩ Neil Watts, với mục đích đi sâu vào ký ức của Johnny – một bệnh nhân già để biến nguyện vọng cuối cùng của ông thành sự thật.
To The Moon Trailer.
Đừng để đồ họa 2D đánh lừa bạn, bởi chính cốt truyện mới chính là điểm sáng giá nhất của game. Theo chân hai nhà khoa học, bạn sẽ dần khám phá ra những ký ức bí ẩn của Johnny, phần nào hiểu rõ được con người của ông, cũng như tìm hiểu xem điều gì đã khiến Johnny khao khát được đặt chân lên mặt trăng đến vậy sau khi chứng kiến vợ mình qua đời.
Đi sâu vào quá khứ của Johnny, điều đó cũng có nghĩa bạn sẽ được chứng kiến cảnh ông đau khổ khi nhìn vợ mình trên giường bệnh, rồi từ từ ra đi mà chẳng thể làm được gì. Một cốt truyện thực sự xúc động, mà có lẽ với những game thủ khó tính nhất cũng không thể cầm lòng được.
Theo Game Thủ
Dead or Alive 5: Tựa game đối kháng đầy hứa hẹn
Khi Team Ninja được thành lập lại vào cuối những năm 90, nó chỉ có chính xác một mục đích duy nhất đó là tạo lập một tựa game đối kháng tạo nên "cơn sốt" của thể loại game Virtua Fighter. Và việc họ đã làm được, với việc sử dụng Virtua Fighter engine đó là sự ra đời của Dead or Alive. Cái ngày mà phiên bản đầu tiên của series này được chính thức phát hành, nó mang theo nó hai sáng kiến mới mẻ, thổi một luồng gió mới vào thể loại game Virtua Fighter, đấy là: một hệ thống chiến đấu hấp dẫn và "độ" sexy của các nữ fighter trong các trận chiến (nói một cách rõ hơn là sự "dao động" của "vòng 1" của các nữ fighter khi thực hiện các chuyển động hay đòn đánh).
Cả hai yếu tố trên vẫn được hãng Team Ninja mang theo trong phiên bản thứ 5 của series game này, nhưng những phần còn lại thì hoàn toàn khác biệt. Vẫn còn đó những phím đòn đánh cơ bản từ những phiên bản trước, từ những phím Punch (đấm), phím Kick (đá) đến những phím Block/Counter (đỡ đòn và phản đòn) hay phím Throw(ném đối thủ), nhưng điểm sáng củaDoA lại tập trung vào khả năng đoán ý đồ của đối phương để có thể phản đòn một cách hợp lý - yếu tố đòi hỏi người chơi phải có phản xạ thật nhanh.
Điều này thực ra không phải là mới bởi từ phiên bản thứ hai thì DoA đã đi theo lối chơi này, và mỗi phiên bản về sau lại có sự cải tiến nhất định. Bản Demo của DoA 5 chỉ có 1 sàn đấu và 4 nhân vật để người chơi lựa chọn bao gồm: Ryu, Hayate, Ayame và Hitomi. Một điểm mới trong phiên bản lần này đó là hệ thống sàn đấu với các chi tiết liên tục chuyển động như những thanh xà đu đưa trên đầu hay những tấm chắn đường bị hất tung lên khi có sự va chạm với nhân vật của người chơi.
Dead or Alive 5 demo gameplay.
Người chơi được phép lựa chọn giữa việc tấn công trực diện hay thực hiện một cú ném khi đối thủ đang chuẩn bị trượt ra khỏi sàn đấu, và mỗi nhân vật trong bản Demo sở hữu hai đòn tấn công đặc trưng để làm điều này (thực chất là sự pha trộn đẹp mắt của những đòn đánh liên tục). Tuy nhiên chuỗi combo này vẫn có thể bị ngăn chặn nếu như đối thủ của bạn thực hiện đúng động tác phòng thủ hoặc là né tránh. Tính chân thực của đồ họa trong game cũng được thể hiện rất tốt với các đòn đánh mượt mà nhưng vẫn tạo được cảm giác uy lực, quần áo của các đấu thủ sẽ bị dính bụi bẩn khi họ bị ngã xuống đất hay va đập,...
Phần lớn cách điều khiển của DoA 5 cũng tương tự như các phiên bản trước, nhưng ngoài một số đòn đánh mới ra thì các đấu thủ trong phiên bản này có thêm một tính năng nữa đó là người chơi có thể thực hiện ngay lập tức và bất kì lúc nào một đòn tấn công đặc biệt khi gamer ấn vào 1 trong các nút phụ phái trên (nút RB ở Xbox 360) - một điểm khá kì lạ nếu so với các tựa game fighting thông thường.
Mặc dù đòn tấn công này có thể bị đối phương ngăn chặn được và nó mất một chút thời gian trước khi thực hiện nhưng kết quả khi thực hiện thành công là có thể ngay lập tức chuyển bạn từ chơi game sang ...xem phim. Một đoạn cắt cảnh ngắn sẽ cho thấy nhân vật của bạn "hành hạ" đối phương, và trong khoảng thời gian đòn đánh dặc biệt này được thực hiện, cả 2 player đều không thể điều khiển được, đồng thời trước khi đòn đánh được bắt đầu, nó cho phép người chơi lựa chọn một vật thể trên sàn đấu làm bia để ném đối thủ của mình vào.
Có vẻ như không có giới hạn trong việc đòn tấn công đặc biệt này có thể được thực hiện bao nhiêu lần - khá lạ so với thể loại đối kháng truyền thống khi mà chúng thường yêu cầu một thanh lực hay gì đó để thi triển tuyệt chiêu. Chưa kể đến việc thiệt hại do những đòn đánh này gây ra là khá lớn nếu không phòng thủ kịp thời.
Có một số trường hợp yêu cầu người chơi phải bấm thêm một nút nào đó trong khi thực hiện đòn đặc biệt này, chẳng hạn như một nút bấm QTE để tăng lượng sát thương gây ra hay "chọi" đối thủ vào một chiếc xe hơi,.... Nhìn chung những tuyệt chiêu này có thể thú vị trong vài lần đầu tiên nhưng dường như nó lấy đi quá nhiều sự tự do của người chơi và phá vỡ sự liền mạch của trận đấu.
Mặt khác, sự đa dạng của hệ thống chiến đấu đã bị mất đi. Hãy nhớ rằng, ở phiên bản thứ hai, việc phản lại các đòn đấm tầm trung và đá tầm trung được chia ra riêng biệt, yêu cầu người chơi phải xác đinh một cách chính xác đòn đánh nào mà đối thủ sử dụng, cùng với độ cao của đòn đánh đó, tuy nhiên điều đó đã không còn nữa. Cả hai cách phản đòn đều bị gắn vào một hướng duy nhất, và đơn giản hóa tới mức gần như phi lý. Giờ đây việc phản công trở nên quá dễ dàng chỉ với một nút bấm và cho bạn một cơ hội tuyệt vời để hạ gục đối thủ.
Dù sao thì đây mới chỉ là phiên bản demo ban đầu. Những điểm tốt mà nó đã thể hiện được có thể nói là hơn nhiều so với khuyết điểm. Hy vọng rằng những đoạn cắt cảnh xảy ra quá thường xuyên hay hệ thống counter đơn giản sẽ được thay đổi khi bản chính thức ra mắt.
Theo Game Thủ
Ngũ Hổ Tướng cập nhật 3 trận chiến phụ bản mới Nhà phát hành FPT Online đáp lại nguyện vọng game thủ. Sau khi Ngũ Hổ Tướng vừa ra mắt phiên bản mới vào chiều ngày 6/4/2012, mở thêm giới hạn cấp độ lên 90, nay nhà phát hành lại cập nhật thêm 3 phụ bản nổi tiếng là Trận chiến Giang Lăng, Trận chiến Bác Vọng Pha, Chiến dịch Tiêu Dao Tân. Nếu...