Những tựa game cho nhân vật vồ ếch vui nhất
Bị ngã chắc chắn không phải là một cảm giác dễ chịu ngoài đời thật, còn trong game nó lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại.
Bạn bị trượt chân và phát hiện rằng xung quanh chẳng còn gì để bấu víu vào nữa, dần dần đổ sụp xuống trong tuyệt vọng, biết rằng cái mông của mình sắp bị sưng tấy lên trong sự bất lực của não bộ. Hay đó cũng có thể là cảm giác bạn bị rơi tự do trong một giấc mơ và đột ngột tỉnh dậy, tim đập thình thịch như vừa thoát khỏi cõi chết trở về.
Tuy khó chịu, đau đớn mỗi lần mắc phải nhưng có lẽ bạn sẽ mau chóng quên đi những cảm giác này khi thấy một cú ngã của người khác. Cái cảnh tượng ai đó quơ quào 2 tay cố gắng để không bị ụp thẳng mặt xuống đất trông hài hước một cách không thể chối cãi.
Trong video game, những cú ngã như vậy còn hài hước hơn nhiều, đặc biệt là khi hệ thống vật lý trong game không thể hoàn hảo như ngoài đời được. Sau đây là những ví dụ về một số game có những tình huống như vậy vui nhộn nhất từ trước đến nay.
Skate 3
Mặc dù series Skate không thể so sánh về mặt chất lượng được với Tony Hawk Pro, nhưng series này lại nổi tiếng vì những lí do hoàn toàn khác. Nói cụ thể hơn, đó là những gì sẽ xảy ra khi bạn rời khỏi cái ván trượt của mình.
Nếu tìm kiếm với từ khóa “Skate 3″ trên YouTube, bạn nhận được rất ít kết quả là clip gameplay tử tế. Thực ra thì, những người chơi tựa game này dành nhiều thời gian của mình để cố gắng “hành xác” nhân vật của mình hơn là chơi trượt ván thực sự. Những cú ngã trong game đa dạng đến mức game có hẳn một mode riêng, trong đó bạn càng gây nhiều chấn thương cho nhân vật của mình càng tốt. Tất nhiên, tất cả những điều này không thể thực sự hấp dẫn nếu như thiếu đi hệ thống vật lý đầy lỗi và thường xuyên dẫn đến những tai nạn cực kì quái dị của game.
Khá nhiều game trong danh sách này có cùng một điểm chung: có một nút điều khiển đặc biệt có thể khiến nhân vật của bạn tự.. lao đầu và vồ ếch mà không cần sự tác động nào từ bên ngoài. Chắc chắn rằng khi đặt những nút bấm như vậy vào game, nhà phát triển đã chẳng trông đợi người chơi sẽ làm gì đó có ích với nó rồi.
Trong Goat Simulator, bạn chỉ cần nhấp nhanh 1 nút bấm và chú dê của bạn sẽ trở nên mềm oặt và cắm thẳng đầu xuống đất. Game vốn đã rất vui nhộn với những tình huống phá phách của chú dê, nưng nó càng trở nên hài hước hơn khi bạn điều khiển chú dê của mình lăn mòng mòng xuống một con dốc.
Assassin’s Creed
Trước đây, trước năm 2000, có nhiều người đã mong ước có một game mà trong đó, nhân vật chính đôi lúc ngẫu nhiên bị lăn ra té. Và chỉ một thời gian sau đó, bản Assassin’s Creed đầu tiên xuất hiện, và một trong những trailer đầu tiên của game cho thấy cảnh Altair co giò chạy và té chổng vó khi đâm vào một ai đó trên đường.
Video đang HOT
Đây là một điểm mới khá hài hước, và đồng thời cũng đánh dấu một thế hệ gaming mới sắp đến. Hãy quên đồ họa, những thế giới mở rộng lớn đi. Những cú ngã next-gen, đó mới là điều quan trọng. Và tất nhiên, đó cũng chỉ là một trong những “đặc trưng” tạo nên dấu ấn của series này. Nhảy từ đỉnh một tòa tháp và rơi vào một đống rơm, sau đó đứng dậy chạy tiếp và không bị một chút xây xát nhỏ nào? Nghe có vẻ cũng khá hợp lý đấy nhỉ.
Grand Theft Auto V
Với những ai đã từng chơi GTA V này, có lẽ đều phát hiện một lỗi khá hài hước của game: Khi đang ở giữa không trung, nếu bạn nhấn attack, nhân vật của bạn lập tức sẽ trở nên “quằn quại” và cắm đầu thẳng xuống đất. Rất nhiều game thủ đã bỏ hằng giờ chỉ để thực hiện những cú ngã hài hước, nhất là ở gần những băng ghế trong game.
Có một mẹo nhỏ cho những bạn muốn thử thực hiện điều này: Hãy nhắm vào những băng ghế đang có người ngồi. Cảnh 2 cơ thể vặn vẹo lăn lộn lên nhau trước khi NPC đứng lên và bỏ chạy trong sợ hãi là cực kì vui nhộn. Tất nhiên là cũng không thể không nhắc đến những pha biểu diễn nhào lộn bằng xe máy, và kết thúc thường không được dễ chịu cho nhân vật chính lắm.
This is Football
Trước khi FIFA và PES trở thành những ông vua trong thể loại game bóng đá, thì trước đây đã có một vài series khác cũng khá nổi trong thể loại này. Một trong số đó là This is Football của Sony. Tựa game này nổi lên không phải vì chất lượng của mình, mà ở những lí do hoàn toàn khác.
Đầu tiên: Thậm chí từ ngày đó, những nhà phát triển đã hiểu được tầm quan trọng của nút giả vờ ngã trong một game bóng đá. Trong This is Football, bạn có thể sử dụng nút bấm này để lừa trọng tài và nhận được một quả đá phạt. Bạn cũng có thể thử ấn nút và thưởng thức tính hài hước tuyệt vời của những cú ngã khi chẳng có ai tác động cả, và tất nhiên kèm theo đó là một chiếc thẻ vàng hoàn toàn xứng đáng. Thứ hai: Game còn có 1 nút xoạc bóng bằng cả 2 chân, giúp bạn chia sẻ “niềm vui” của những cú ngã cho người khác, theo phong cách của những cầu thủ bóng bầu dục nhà nghề Mỹ.
AaAaAA!!! – A Reckless Disregard for Gravity
Không có nhiều tính hài hước từ những cú ngã trong tựa game này, nhưng nó rất đáng có một vị trí trong danh sách vì đây là một trong rất, rất ít các tựa game hoàn toàn tập trung vào đề tài nhảy. Gameplay của game này hầu như chỉ cần gói gọn trong một mục tiêu: tìm những vị trí thật cao và nhảy xuống.
Dù đơn giản, nhưng tựa game này có tính giải trí rất cao, đặc biệt là khi bạn có một người bạn bị mắc chứng sợ độ cao. Mời người đó đến chơi cùng và bạn sẽ cười lăn lộn khi thấy người bạn của mình hoảng hốt vì độ chân thật quá cao của những cú rơi tự do trong game này.
Trong Just Cause 2, bạn sẽ thực hiện khá nhiều những hành động như bay lượn, rơi tự do, nhào lộn và lăn lông lốc. Chiếc dây móc mà bạn có thể dùng để di chuyển và nhảy nhót là một công cụ tuyệt vời trong bất cứ một game thế giới mở nào. Bạn có thể móc nối một chiếc máy bay vào một chiếc xe hơi và ngồi xem màn trình diễn cực kì ấn tượng và hài hước chuẩn bị diễn ra. Ngoài ra, sợi dây này còn rất nhiều những ứng dụng thực tế khác.
Ví dụ như: dùng để phá vỡ những định luật vật lý. Rơi tự do từ độ cao hàng trăm mét với vận tốc tối đa? Nếu như bạn có một chiếc dây móc thì đừng lo lắng gì cả. Just Cause 2 cho bạn một bài học là nếu như bạn bắn dây móc xuống mặt đất ngày trước khi tiếp đất, và kéo mình xuống thì sẽ chẳng có tai nạn nào xảy ra cả. Ai bảo là video games không thực tế chứ?
Theo Gamek
Giải mã những ngôn ngữ hư cấu trong game (Phần cuối)
Cùng điểm qua những ngôn ngữ giả tưởng trong game, một số đơn giản là sự cải biên chút ít nhưng số khác hoàn toàn do các nhà làm game sáng tạo nên.
Ngôn ngữ không tên (Brothers: A Tale of Two Sons)
Nếu Simlish chỉ là những âm thanh vô nghĩa nhằm nhân cách hóa những nhân vật rỗng tuếch, thì ngôn ngữ không được đặt trên trong Brothers: A Tale of Two Sons làm được nhiều hơn thế. Nó có thể biểu lộ nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ cao tới thấp.
Hai anh em trong game cùng tham gia một cuộc phiêu lưu qua một vùng đất thần tiên, nơi mà nếu sử dụng tiếng Anh thông thường hay để nhân vật im lặng đều không phù hợp. Giải pháp được đặt ra, theo gợi ý của đạo diễn Josef Fare là sử dụng những đoạn văn bản vô nghĩa. Mặc dù các từ đều không có nghĩa nhưng hầu hết vẫn tuân theo quy tắc phát âm thực sự.
Tho Fan (Jade Empire)
Được phát triển bởi chuyên gia ngôn ngữ Wolf Wikeley, Tho Fan là ngôn ngữ được sử dụng bởi những nhân vật quyền lực trong series Jade Empire. Ban đầu Wikeley dự định tạo ra một ngôn ngữ cho những người hầu, tuy nhiên âm sắc cao quý và trang trọng của nó lại phù hợp với giới thượng lưu hơn. Mặc dầu được thiết kế để có màu sắc viễn Đông, cụ thể cách phát âm khá giống tiếng Trung và Nhật, nhưng Tho Fan vẫn rất khác với các ngôn ngữ thật, nhất là cách chia thì.
Với số lượng từ vựng lên tới 2.500, Tho Fan là một trong những ngôn ngữ giả tưởng phức tạp nhất. Thành quả của Wikeley được đền đáp sau đó bằng lời mời phát triển 4 ngôn ngữ nữa trong Dragon Age: Origins. Đáng tiếc là bản chữ cái và hướng dẫn dịch tiếng Tho Fan vẫn chưa được công bố.
Các ngôn ngữ trong Nier
Ngôn ngữ cổ trong Nier thực sự không xứng đáng đứng trong danh sách, vì nó vay mượn phần lớn từ một ngôn ngữ ít ai biết được sáng tạo ra vào thế kỉ 16. Đó là bảng chữ cái "Thiên thần" được một nhân vật có tên Heinrich Cornelius Agrippa với mục đích... liên lạc với những thiên thần.
Bị ảnh hưởng bởi tiếng Hy Lạp và Hebrew, các đoạn văn bản viết bằng tiếng "Thiên thần" xuất hiện rải rác trong game và thường liên quan tới yếu tố pháp thuật. Tuy nhiên ngôn ngữ này hầu như không được đọc lên lần nào, ít nhất là đọc đúng cách. Trong soundtrack của game có nhiều ngôn ngữ kì lạ, nhưng thực chất chúng là những âm thanh vô nghĩa ghép với nhau theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Dino/Saurian (Star Fox Adventures)
Dino hay còn có tên Saurian là ngôn ngữ chính của cư dân Sauria. Giống như Al Bhed, ngông ngữ này được thiết kế đơn giản theo nguyên tắc hoán đổi, một phụ âm thay bằng một phụ âm, nguyên âm thay bằng nguyên âm. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, chẳng hạn phụ âm M được giữ nguyên và X bị chuyển thành âm câm. Ngoài ra, tên riêng vẫn dùng tiếng Anh thông thường, hay "tiêu chuẩn thiên hà" theo như series.
Nếu muốn dịch các văn bản sang tiếng Dino, bạn có thể sử dụng công cụnày.
D'ni (Myst)
Được phát âm là "Dunny", thứ ngôn ngữ phức tạp này thuộc về một giống loài cùng tên với trí óc siêu phàm. Người D'ni có họ hàng xa với loài người và sống được tới 300 năm. Ngôn ngữ của họ xuất hiện khắp thế giới của Myst và là cơ sở của nhiều câu đố trong game. Bảng chữ cái D'ni bao gồm 35 âm, mỗi âm được biểu diễn bằng một kí tự riêng biệt.
Đáng tiếc là bạn không thể viết được tên mình bằng tiếng D'ni vì số lượng từ vựng khá hạn chế, tuy vậy vẫn có thể dịch một vài từ bằng công cụ này.
Ngôn ngữ của Yorda (Ico)
Được thiết kế bởi Kei Kuwabara, ngôn ngữ của Yorda bao gồm 26 kí tự tương ứng với 26 chữ cái trong bảng ABC. Mỗi kí tự là một biểu tượng tối giản của một sinh vật hay hành động bắt đầu bằng chữ cái tương ứng trong tiếng Anh. Ví dụ, biểu tượng của chữ A sẽ là hình con kiến (Ant), chữ H là một người đang ẩn nấp (Hide). Tuy nhiên biểu tượng của chữ "I" lại là một con mắt vì eye và I trong tiếng Anh phát âm giống nhau.
Khi nắm được quy tắc, việc dịch tiếng Yorda khá đơn giản. Chỉ cần chuyển các biểu tượng sang chữ cái tiếng Anh và đối chiếu với phát âm tiếng Nhật.
Sangheili (Halo)
Mặc dù Covenant là một tập hợp gồm nhiều loài khác nhau, những chiến binh ưu tú Sangheili đã khiến ngôn ngữ của họ trở thành ngôn ngữ chính. Những loài nào gặp khó khăn khi phát âm tiếng Sangheili đều được trang bị thiết bị phiên dịch cá nhân. Ngôn ngữ này có xu hướng bắt đầu câu bằng đại từ, ví dụ như câu "Mọi việc sao rồi Sếp?" sẽ thành "Sếp, mọi chuyện sao rồi?" Tuy là ngôn ngữ chủ đạo, nhưng loài Sangheili vẫn có thể dịch tiếng của mình sang các văn bản của Forerunner lẫn Covenant.
Theo Gamek
Giải mã những ngôn ngữ hư cấu trong game Không ít trò chơi đã sáng tạo ra cả một bộ ngôn ngữ riêng để mang đến trải nghiệm thuyết phục hơn đến với game thủ. Ngoài bối cảnh, hình ảnh, âm thanh, một yếu tố quan trọng làm nên trải nghiệm trong game mà ít được đề cập tới là ngôn ngữ. Giọng dân thành thị California dù rất phù hợp cho...