Những tù nhân “hớn hở” hết cỡ
Chúng ta cũng biết rằng đối với những người bị bắt và phải ngồi tù thì người ta thường chụp lại ảnh. Tất nhiên hầu hết những tù nhân này đều cảm thấy rất chán nản vì phải “ngồi bóc lịch” trong tù và gương mặt họ khi chụp ảnh thường có vẻ buồn hoặc chẳng có cảm xúc gì. Tuy nhiên không phải tù nhân nào cũng như thế, không ít người tuy bị bắt và vào tù mà vẫn “hớn hở” vô cùng. Khi chụp ảnh họ chẳng ngần ngại cười, thậm chí là cười tít cả mắt, có lẽ nhiều người vẫn quen là chụp ảnh thì phải cười mới đẹp.
Dưới đây là bức ảnh của những tù nhân vô cùng “hớn hở”
Nụ cười đáng yêu.
Khoe răng nào!!!
Chúm chím.
Tóc kiểu gì thế nhỉ?
Tươi quá cỡ.
Video đang HOT
Chụp ảnh thì phải cười.
Anh này lại còn mất răng cửa nữa chứ.
Mặt ngộ quá.
Cô này phải nói là siêu hớn hở.
Trông họ chẳng có vẻ gì là sắp phải ngồi tù í.
Toe toét thế này cơ đấy.
Chẳng hiểu đây có phải là cười không nữa?
Nụ cười này gian quá.
Khoe răng trắng.
Nhưng xem ra cười trong hoàn cảnh này thì chẳng mấy vui vẻ nhỉ?
Theo VCTV
Nhớ lắm một thời xa xưa...
Anh Minh đã "ngã lòng" với một cô bạn cùng lớp... (Ảnh minh họa)
"Làm sao tôi có thể khao khát một người vợ tóc tai bù xù, quần áo nhăn nhúm, người ngai ngái mùi nước tiểu trẻ con như cô. Nhìn vào gương rồi cô sẽ hiểu vì sao tôi kiếm phở!".
"Quăng" vào mặt vợ một câu như thế rồi anh Minh xách va-li ra khỏi nhà, không đếm xỉa đến vẻ thất thần của chị.
Thời yêu nhau, chị Vân (quận 2, TP.HCM) thường được anh Minh khen vì tính giản dị, thu vén. Vốn con nhà khó, anh cho rằng không gì tuyệt hơn khi lấy được người vợ như chị Vân. Anh quả không lầm. Ngày cưới nhau, "gia tài" của hai vợ chồng chỉ là vài bộ quần áo, những vật dụng tối thiểu của một gia đình nhỏ đủ gói ghém hạnh phúc trong căn phòng thuê rộng 12m2.
Là nhân viên văn phòng một cơ quan hành chính sự nghiệp, đồng lương khiêm tốn không đủ trang trải sinh hoạt gia đình, nhất là khi bé Bún ra đời, chị Vân nhận thêm việc ráp đồ cho một cơ sở may mặc tư nhân. Hết giờ công sở, quày quả đón con, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp..., chị quay như chong chóng không biết nghỉ ngơi là gì. 9 giờ, cho con ngủ đâu đấy, chị quay sang cắm cúi với cái máy may, ráng kiếm thêm đồng ra đồng vào. Vốn khéo tay lại cẩn thận, quần áo chị Vân ráp luôn đẹp, không bị lỗi nên chủ giao thêm chị làm hàng cao cấp. Cứ thế, công việc chất chồng khiến chị "không kịp thở" nhưng vợ chồng chị đã có được căn nhà nhỏ của riêng mình; bé Bún được học trường chuyên; anh Minh cũng tự tin mời bạn về nhà chơi chứ không phải "né" những cuộc vui vầy như trước vì ngại "đâu thể ăn mãi của thiên hạ".
Thấy chồng con no đủ, chị Vân mừng lắm. Chị nói với chủ cơ sở may giao thêm hàng xuất khẩu cho mình. Mỗi khi nhận lương, chị mừng mừng tủi tủi nghĩ đến dự tính cả hai vợ chồng cùng ấp ủ: lo cho anh Minh học tiếp cao học. Nhờ có chị tảo tần, thu vén, chu tất việc nhà, trong những năm qua anh Minh đã dần dần tạo dựng cho mình một sự nghiệp khá vững vàng: trưởng phòng nhân sự của một công ty xuất nhập khẩu. Nhờ nhanh nhạy, làm việc cần mẫn, anh đang là "cán bộ khung" cho vị trí phó giám đốc khi vị đương nhiệm về hưu trong vài năm tới. Nhưng để được như vậy, anh phải lấy bằng thạc sĩ kinh tế.
Đau đớn tột cùng, chị Vân không hiểu mình làm gì có lỗi với chồng... (Ảnh minh họa)
Ngày anh Minh vào lớp cao học, chị Vân mừng như trẻ con. Nhìn vẻ mặt hớn hở của mẹ, bé Bún đang học lớp 5 cũng phải phì cười, bé ghẹo: "Mẹ được ba cho kẹo hay sao mà vui thế?". Bún đâu biết, miệng nhoẻn cười mà mắt mẹ rưng rưng... Những tháng ngày sau đó, chị Vân càng làm việc miệt mài hơn, chị chỉ nằm xuống giường khi kim đồng hồ đã nhích qua 1 giờ sáng. Nhưng mải miết lo cho chồng con, chị quên mất chăm sóc chính mình. Những khi bị cảm, đau lưng, chị cũng ráng lướt qua, chẳng hề than thở vì sợ chồng con lo lắng. Chăm chút hết cho bé Bún và anh Minh, chị chẳng có được bộ đồ tươm tất cho mình, dù ngày ngày chị vẫn ráp nối những bộ quần áo đẹp cho thiên hạ.
Khi thấy chồng có nhiều biểu hiện lạ: chải chuốt hơn, đi sớm về khuya, thường gọi điện thoại, nhắn tin lúc khuya, chị Vân vẫn nghĩ dạo này mối quan hệ giao tiếp của anh rộng hơn. Chị lại càng lo lắng, chăm sóc cho chồng. Chị đâu ngờ, những ngày đi học, anh Minh đã "ngã lòng" với một cô bạn cùng lớp. Chuyện tình của họ sâu đậm đến mức anh Minh quyết bỏ vợ con để đến với cô kia. Đau đớn tột cùng, chị Vân không hiểu mình làm gì có lỗi với chồng. Chỉ đến khi anh bỏ đi kèm câu nói như tạt nước vào mặt; nhìn vào gương, chị nghẹn đắng hiểu ra mình đã tự biến thành ôsin trong nhà.
Gạt nước mắt, nén đắng cay, ngày ngày chị vẫn nhận thêm hàng về làm đêm nhưng với quyết tâm thay đổi cuộc sống nung nấu trong lòng. Chia thời gian trong ngày cho việc cơ quan, việc làm thêm, chị Vân dành một khoảng nhỏ cho mình và con. Hai mẹ con thường đi chơi vào mỗi cuối tuần, chị chăm chút bản thân và dần tìm lại tiếng cười. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, chị Vân xin nghỉ việc công sở, tự mình mở một cơ sở "vệ tinh" may hàng xuất khẩu. Tuyển thêm nhân viên, kiếm người giúp việc, giờ chị là chủ chính mình.
Tự tin, duyên dáng và lịch thiệp là nhận xét của bạn bè anh Minh khi bất ngờ gặp chị Vân ở hội chợ hàng may mặc Việt Nam. Không tin lời tán dương của đám bạn, anh cũng ráng đến xem hội chợ để gặp vợ cũ. Đứng từ xa, anh lặng lẽ ngắm chị, lòng chợt buồn tiếc một thời xa xưa... Cô vợ mới của anh se sua nhưng hậu đậu, chỉ thích chưng diện chứ ngán ngại chuyện bếp núc. Lâu lắm rồi anh Minh thèm tô canh chua cá lóc, chén mắm chưng, dĩa rau khoai lang xào chao thơm nồng mùi tỏi; thèm hơi ấm từ bàn tay dịu dàng áp lên trán khi anh cảm sốt... Anh nhớ lắm, một thời xa xưa...
Theo PNO