Những tư liệu quý giá về vị Đại tướng của nhân dân
Cuộc đời hoạt động của Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn gắn liền với sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ buổi ban đầu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, văn võ kiêm toàn, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng giao cho trọng trách thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang trong thời kỳ chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, tiếp đó làm Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng và tổng chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Những hình ảnh tư liệu quý PV ANTĐ chụp lại tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Trinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định chủ trương chiến lược Đông Xuân 1953-1954 (tháng 9-1953)
Đại tướng Vỗ Nguyên Giáp trong Lễ Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 22-12-1944
Diễn từ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong buổi Lễ thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Video đang HOT
Khẩu súng ngắn do Bác Hồ trao Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp họp bàn kế hoạch tiến công vào Điện Biên Phủ tháng 1- 1954
Lời trích trong Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phương án tác chiến trận Điện Biên Phủ năm 1954
Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đèn dầu lạc Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng những năm 1941-1944
Tượng đồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt trang trọng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Xu-Pha-Nu-Vông, cùng các đồng chí cán bộ Việt Nam- Lào họp bàn mở chiến dịch thượng Lào năm 1953
Ánh Nguyệt
Theo ANTD
Niềm tự hào riêng giữa nỗi buồn chung
Đã bước sang ngày thứ 3 kể từ khi cánh cổng ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, quận Ba Đình bắt đầu mở đón nhân dân vào tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp dòng người vẫn chưa ngừng lại. Con số hơn 1 vạn người ngay trong buổi chiều đầu tiên đã tăng lên gấp 6 lần chỉ trong buổi sáng thứ 2. Nỗi tiếc thương một trong những "người lính vĩ đại nhất của dân tộc" ngày càng kéo dài thêm mãi...
Cụ Đỗ Văn Phong 90 tuổi, ở Đan Phượng, Hà Nội xếp hàng chờ tới lượt vào viếng Đại tướng Ảnh: PHÚ KHÁNH
Năm nay đã 70 tuổi, dù sức yếu nhưng cựu binh Đỗ Đức Thọ ở thôn Kim Bính, xã Liên Am (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vẫn lặn lội lên Hà Nội vào chiều 8-10 chỉ để được đặt một bông hoa trước thềm ngôi nhà 30 Hoàng Diệu. Ông chưa một lần được gặp Đại tướng và trong kháng chiến chống Mỹ, người lính của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48, sư đoàn 320) ấy đã gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường. Khi được hỏi, ông tự hào nói "tôi từng là "lính của Đại tướng" và tất cả bộ đội đều như vậy". Với ông, được làm "lính của Đại tướng" là niềm kiêu hãnh lớn nhất. Danh xưng này đã được nhiều cựu binh nhắc đi nhắc lại trong những ngày qua và nó nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ của dòng người đang nối dài trước tư gia Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông Đỗ Đức Thọ bảo, với tất cả các cựu binh, nếu chưa được chào "anh Cả" lần cuối chắc hẳn đều chưa yên lòng.
Những chiến sỹ công an trẻ chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(Ảnh chụp chiều 8-10)
Cũng chuẩn bị rời Hà Nội trong chiều muộn, nhà báo Đậu Quang Đệ dường như đã mãn nguyện khi ông chuẩn bị hành lý cho chuyến xe về Hương Sơn, Hà Tĩnh vào lúc cuối ngày. Ông Đệ từng là phóng viên đi B của Thông tấn xã Việt Nam những năm 1970. Ông cũng nguyên là Trưởng phân xã Lạng Sơn từng tháp tùng Đại tướng sang thăm Trung Quốc ngay sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1990. Bắt chuyến xe ra Hà Nội tiễn biệt Đại tướng từ sáng sớm, ông Đệ mang theo những bức ảnh mà ông gọi là "kỷ niệm riêng chưa từng công bố" khi ông cùng Đại tướng đi thăm ải Chi Lăng. Mấy tiếng đồng hồ xếp hàng, cuối cùng ông cũng thỏa ước nguyện. Ông bảo, "Đại tướng ra đi, tôi thấy lòng buồn vô hạn. Tôi ra Hà Nội hôm nay mục đích chỉ là muốn chào Người lần cuối và gửi lại gia đình Đại tướng những bức ảnh này. Đó là kỷ niệm đáng nhớ nhất đời làm báo của tôi".
Xen lẫn niềm tiếc thương vô hạn là niềm tự hào của những người
cựu chiến binh từng được là lính của "Anh Văn". Ảnh: MINH QUÂN
Cựu binh Đỗ Đức Thọ, nhà báo Đậu Quang Đệ chỉ là hai trong số hàng triệu trái tim Việt Nam đang thổn thức trước nỗi mất mát lớn của đất nước. Dù sao, đến được tận nơi để vĩnh biệt Đại tướng vẫn là may mắn lớn. Và bằng câu nói "đến chào Đại tướng của tôi" mà dòng người kéo dài trên đường Hoàng Diệu đang thổ lộ, dường như nhân dân ai cũng muốn trong mình có một phần của vị anh hùng đã khuất.
Ảnh: ĐỨC TUẤN
"Tôi mới sang Việt Nam từ ngày 12-8, tuy nhiên trước đó tôi cũng đã nghe về người anh hùng Võ Nguyên Giáp. Tôi vừa cùng các sinh viên Việt Nam đi tình nguyện tại Hòa Bình, khi hay tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, chúng tôi muốn được có mặt trong dịp trọng đại này. Qua hình ảnh xếp hàng của người dân Việt Nam, tôi thấy được sự đóng góp và công lao của ông là vô cùng lớn". Graham Elidt (Tình nguyện viên đến từ Canada)
Nguyễn Long
Theo ANTD
Vạn ngàn trang sách về một con người Những ngày này, rất nhiều người dân đã tìm mua và đọc những cuốn sách viết về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp như một sự tưởng nhớ đến người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tái hiện qua những trang sách gắn liền với chặng đường lịch sử vẻ...