Những trường hợp tuyệt đối không được massage quá mạnh
Massage vốn dĩ được coi là tốt cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện. Trong một số trường hợp, massage lai có thể gây hại cho sức khỏe.
Vì vậy, nếu bạn rơi vào các trường hợp sau, đừng bỏ qua điều quan trọng là: chống chỉ định với massage.
1. Khi bạn bị sốt
Khi bị sốt, cơ thể bạn đang cố gắng chống lại một số vi khuẩn để giảm nguy cơ bị viêm và đồng thời hạ sốt. Nếu massage lúc này có thể làm tăng lưu thông trong toàn bộ cơ thể và cản trở hoạt động bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
2. Cơ thể bị viêm
Massage có thể tiếp tục kích thích một vùng viêm, vì vậy trong trường hợp này bạn không nên massage cơ thể. Theo các chuyên gia sức khỏe, đặc biệt nếu bạn bị viêm tĩnh mạch, viêm da, viêm khớp… thì càng cần chú ý khi massage. Nếu massage ở các vùng cơ xung quanh thì không sao nhưng tránh massage vào vùng bị viêm.
Ảnh minh họa
3. Bị bệnh cao huyết áp
Huyết áp cao có nghĩa là áp lực tới thành mạch máu quá cao. Massage mạnh tay sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu dễ gây vỡ mạch máu. Vì vậy, người bị huyết áp cao hay bệnh tim nên nhận xoa nhẹ nhàng khắp người nếu cần thiết.
Video đang HOT
4. Bị các bệnh truyền nhiễm
Massage không phải là một ý tưởng tốt cho những người bị bệnh cúm, bạch hầu hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Bởi vì, cũng giống như bị sốt, massage lúc này sẽ cản trở cơ thể thực hiện nhiệm vụ tăng sức đề kháng, đối phó và loại bỏ virus và làm cho bệnh tồi tệ hơn.
5. Bị loãng xương
Nhiều người cao tuổi có nguy cao bị loãng xương, xương trở nên xốp, giòn, dễ vỡ. Trong trường hợp này, việc massage mạnh tay không được khuyến khích vì nó có thể làm cho xương dễ bị gãy, vỡ. Nếu muốn giảm sự mỏi mệt, bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng.
6. Bị giãn tĩnh mạch
Massage có thể làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch thêm trầm trọng, những tĩnh mạch có thể giãn to hơn gây đau nhức. Tuy nhiên, nếu bạn massage nhẹ nhàng xung quanh vùng tĩnh mạch bị giãn sẽ rất có lợi.
Ảnh minh họa
7. Có vấn đề về da
Bạn nên giữ cho da khỏe mạnh, tránh bị các bệnh về da như phát ban, có vết thương, vết bầm tím, bỏng, mụn nhọt và mụn nước… Nếu bị các bệnh về da này, bạn cần tránh massage lên vết thương, vì làm vậy có thể khiến vết thương lâu khỏi, dễ gây viêm. Bạn có thể massage xung quanh khu vực bị tổn thương.
8. Bị ung thư
Ung thư có thể lây lan thông qua hệ thống bạch huyết. Massage tăng lưu thông ở bạch huyết nên có khả năng làm cho bệnh phát tán nhanh hơn. Vậy nên, nếu muốn massage, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết nên chọn hình thức massage nào cho phù hợp.
9. Bị đau cột sống hoặc đau lưng
Nhiều người dùng massage để chống đau lưng nhưng bản thân động tác massage quá mạnh lại có thể làm lưng đau hơn. Vì vậy, nếu bạn bị đau cột sống hoặc đau lưng, bạn chỉ nên để những chuyên gia massage cho.
10. Bị đau cơ bàn chân
Massage với lực quá mạnh rất dễ dẫn đến thương tổn cơ bàn chân. Việc bấm huyệt cũng có thể khiến cho phản xạ tới các bộ phận khác trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây tác hại cho nội tạng. Vì vậy không nên cho rằng massage càng mạnh càng tốt. Nếu cảm thấy khó chịu thì cần báo cho người massage để điều chỉnh lực tác dụng.
Ngoài ra, nếu bạn bị các bệnh khác như tiểu đường, hen suyễn… thì cũng cần có biện pháp phòng ngừa bệnh và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn massage.
Theo VNE
Những loại thuốc tuyệt đối không được dùng với rượu
Các thuốc như thuốc an thần (diazepam) điều chỉnh rối loạn quá trình hưng phấn - ức chế, thuốc ngủ... làm giảm quá trình kích thích... khi dùng cùng với rượu thì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này, gây độc giống như dùng quá liều.
Rượu lúc đầu mới uống ít hoặc chưa ngấm sâu chỉ ức chế trung tâm ức chế ở não, tạo ra hiện tượng giống như hưng phấn (nói nhiều, hoa chân múa tay), sau đó do uống thêm hoặc do rượu ngấm sâu mà sự ức chế ấy lan khắp não (không biết gì, ngủ như chết)... Như vậy, trong mọi giai đoạn rượu là chất ức chế. Vì vậy không dùng rượu khi dùng các thuốc sau:
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương: Các thuốc như thuốc an thần (diazepam) điều chỉnh rối loạn quá trình hưng phấn - ức chế, thuốc ngủ (phenobarbital) ức chế quá trình kích thích, thuốc động kinh (carbamazepin) làm giảm quá trình kích thích... khi dùng cùng với rượu thì rượu sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này, gây độc giống như dùng quá liều.
Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: Khi dùng các thuốc này với rượu thì rượu sẽ làm đảo ngược tác dụng của thuốc làm cho thuốc giảm hiệu lực.
Khi uống thuốc phải kiêng rượu để tránh những tương tác bất lợi.
Thuốc có tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương: Các kháng histamin thế hệ cũ (chlopheniramin, alimemazin, promethazin cycloheptadin) thấm vào não gây ức chế. Đối với các thuốc này khi dùng cùng với rượu thì rượu làm tăng tác dụng của thuốc, gây độc.
Rượu khi uống làm giãn mạch làm thoát nhiệt ra ngoài, mặt đỏ bừng làm cho có cảm giác ấm nhưng thực chất là làm giãn mạch làm thân nhiệt hạ. Sự giãn mạch này đưa đến hạ huyết áp. Nếu dùng chung với thuốc làm hạ huyết áp (dù với cơ chế làm hạ huyết áp như thế nào) thì rượu cũng làm tăng tính hạ huyết áp của thuốc gây nên việc giảm huyết áp đột ngột, nguy hiểm.
Rượu gây độc cho gan, nếu dùng rượu chung với các nhóm thuốc gây độc cho gan như thuốc chống lao (pyrazinamid), thuốc sốt rét (mepraquin) thuốc chống nấm (griseopulvin), thuốc mạch vành (herhexilin), thuốc chữa loạn nhịp (quinidin) thì rượu và thuốc cùng gây độc cho gan làm cho tính độc cho gan tăng lên. Ngoài ra cần biết khi uống rượu, gan phải dùng gluthation để giải hóa làm cạn kiệt chất này và những thuốc nào nhờ chất này mà chuyển hoá thành chất không độc như paracetamol thì quá trình chuyển hóa bị trở ngại và trở nên độc cho gan hơn.
Rượu làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường týp II (chlopropamid, glibenclamid, glipizid tolbutamid) thì nó tác dụng như một chất hiệp đồng làm hạ đường huyết đột ngột, gây hôn mê.
Rượu còn bị một số kháng sinh gây ra phản ứng sợ rượu (gọi là phản ứng altabuse) như các kháng sinh nhóm cephalosporin, nhóm phenicol (chloramphenicol), nhóm azol (metronidazol, ketocanzol). Khi dùng các nhóm kháng sinh này (hiện nay có rất nhiều) thì không được uống rượu.
Rượu còn gây ra một số phản ứng phức tạp trên các kháng viêm không steroid thế hệ cũ. Các kháng viêm không steroid thế hệ cũ vừa ức chế cyclo-oxydase II làm giảm đau, ức chế cả cyclo-oxydase I gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Với tác dụng ức chế của mình, rượu làm tăng tác dụng có hại nhiều hơn. Vì thế, khi dùng các kháng viêm không steroid thế hệ cũ (như aspirin, paracetamol, ibuprofen...) phải tuyệt đối kiêng rượu.
Theo VNE
6 tín hiệu bất thường từ cơ thể bạn không được bỏ qua Những dấu hiệu bất thường của cơ thể hoàn toàn có thể là tín hiệu bất thường cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, đừng bỏ qua những dấu hiệu sau đây nhé. Có những triệu chứng cơ thể được coi là phổ biến và bình thường, ví dụ như đau bụng trong những ngày "đèn đỏ"... Nhưng...