Những trường hợp trẻ không được tiêm vắc-xin Quinvaxem
Một số ca tai biến, thậm chí gây tử vong sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem khiến nhiều phụ huynh lo lắng, mất niềm tin. PV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề trên.
*Vừa qua, có một số ca tai biến sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem khiến nhiều phụ huynh băn khoăn có nên tiêm cho con hay không. Ông có thể cho biết lợi ích và nguy cơ khi tiêm phòng loại vắc xin này?
- Vắc-xin Quinvaxem đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận về tính an toàn trong tiêm chủng. Tuy nhiên, một số phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng là sốt nhẹ (dưới 38,5C), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm, quấy khóc… Các phản ứng này sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày.
Tiêm vắc-xin cho trẻ. Ảnh: Dương Thanh
Ngoài ra, một số phản ứng sau khi sử dụng vắc-xin Quinvaxem như khóc dai dẳng, co giật có kèm theo sốt… Đặc biệt, một tỉ lệ nhỏ có thể xảy ra sốc phản vệ từ 1 – 20 người/ 1 triệu liều tiêm vắc-xin.
Trẻ tiêm vắc-xin Quinvaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào sẽ miễn dịch bền vững hơn so với các vắc-xin trong tiêm chủng dịch vụ có thành phần ho gà vô bào.
Ở Việt Nam, từ năm 2010 đến nay đã có khoảng 25 triệu liều vắc-xin Quinvaxem được sử dụng tiêm chủng an toàn cho trẻ dưới 1 tuổi. Tỉ lệ phản ứng thông thường và các phản ứng nặng sau tiêm đều thấp hơn so với thông báo của nhà sản xuất, Tổ chức Y tế thế giới.
Video đang HOT
*Thưa ông, vắc-xin Quinvaxem có tỉ lệ phản ứng cao, trong khi vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 dịch vụ lại chưa ghi nhận nhiều trường hợp tai biến sau tiêm tại Việt Nam? Vậy, tính an toàn của vắc-xin Quinvaxem ra sao so với các vắc-xin dịch vụ?
- Theo Tô chưc Y tê thê giơi, văc-xin ho ga toan tê bao co tỉ lê phan ưng nhe như sôt, sưng đau tai chô tiêm… cao hơn so vơi văc-xin ho ga vô bao. Tuy nhiên, tỉ lê phan ưng năng cua văc-xin ho gà vô bào và toàn tế bào la tương đương nhau.
Tại Việt Nam, hằng năm co khoang 100.000 đên 200.000 liêu văc-xin ho ga vô bao so vơi 5,5 triêu liêu văc-xin ho gà toàn tế bào đươc triên khai trên toan quôc.
Theo đanh gia năm 2014 của Tổ chức Y tế thế giới vê các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc-xin Quinvaxem tại Việt Nam. Kết quả cho thấy có 9 trường hợp phản ứng có liên quan đến vắc-xin trên tổng số 14 triệu mũi tiêm (0,64/1 triệu liều), không có tử vong trong số 9 ca này. Chỉ ghi nhận 1 trường hợp sốc phản vệ trên tổng số 14 triệu mũi tiêm (0,07/1 triệu liều), thấp hơn so với thông báo của nhà sản xuất.
PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
*Gần đây có xảy ra một số trường hợp trẻ sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem bị phản ứng nặng, có trường hợp tử vong. Những sự việc này đã ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý các bậc phụ huynh khi đưa con đi tiêm chủng và để lại hậu quả gì?
- Trong thời gian qua, thông tin về các phản ứng sau tiêm chủng vắc-xin Quinvaxem, phần nào cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của các ông bố, bà mẹ trước quyết định đưa con đi tiêm chủng vắc-xin. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở một số ít các bậc phụ huynh, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số hơn 1,6 triệu trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước. Ở các tỉnh, thành phố khác, người dân vẫn đưa trẻ đi tiêm chủng các vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng và tỉ lệ tiêm chủng vẫn được duy trì ổn định.
Việc các bậc phụ huynh trì hoãn đưa con đi tiêm chủng, chờ đợi vắc-xin dịch vụ sẽ khiến cho trẻ bị tiêm chủng muộn, tiêm không đủ mũi. Điều này dẫn đến trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh trước khi tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ. Đầu năm 2015, có 43,7% các trường hợp mắc ho gà ở độ tuổi từ 2-4 tháng tuổi mà chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi.
*Những trường hợp nào trẻ không tiêm được vắc xin Quinvaxem, thưa ông?
- Một số trường hợp không tiêm vắc-xin Quinvaxem cho trẻ như trẻ có tiền sử phản ứng mạnh đối với liều tiêm trước: Sốt cao liên tục trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc-xin; sốc sau tiêm vắc-xin; khóc dai dẳng trên 3 giờ trong vòng 48 giờ sau tiêm vắc-xin; co giật có kèm theo sốt hoặc không sốt trong vòng 3 ngày sau tiêm vắc-xin…
Không tiêm cho trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi vì vắc-xin có thể không hiệu quả do còn miễn dịch từ mẹ. Hoãn tiêm cho trẻ nếu trẻ đang ốm, sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.
*Xin cảm ơn ông.
Theo_Dân việt
Vụ đặt cọc tiêm vacine: Một số trường hợp không chịu rút tiền
Công ty cổ phần vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn đã trả tiền đặt cọc mua vacine, vẫn còn 6 trường hợp không chịu nhận lại tiền đặt cọc.
Liên quan đến vụ đặt cọc để được tiêm vacine dịch vụ, chiều 18/12, đại diện Công ty cổ phần vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn cho biết một số người dân không đồng ý rút lại tiền đặt cọc.
Trao đổi với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, chiều 18/12, bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Kế toán của Công ty cổ phần vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn cho biết dù công ty đã liên hệ nhưng một số trường hợp không đồng ý nhận lại tiền đặt cọc. Công ty này đã bắt đầu nhận tiền đặt cọc của khách hàng để giữ chỗ tiêm vacine 5 trong 1 từ ngày 14/12.
Người dân đến đăng kí đặt cọc để có một suất tiêm vacine dịch vụ cho con em.
Đến ngày 16/12, từ phản ảnh của báo chí, Thanh tra Sở Y tế TP HCM vào cuộc và khẳng định Công ty này không được phép mua bán hay đăng kí nhận tiêm vacine dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim. Thanh tra Sở Y tế TP HCM buộc công ty trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng. Theo biên bản thanh tra, Công ty đã nhận đăng kí qua điện thoại 30 trường hợp, nhận tiền đặt cọc 15 trường hợp. Sau khi bị thanh tra, Công ty đã liên hệ thông báo cho khách hàng và đến ngày 18/12, vẫn còn 6 trường hợp không chịu nhận lại tiền đặt cọc vì có tâm lý chờ đợi để được tiêm vacine như cam kết của công ty này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân là do nguồn vacine dịch vụ quá khan hiếm nên người dân tìm mọi cách để có nguồn vacine tiêm ngừa cho trẻ. Vì thế, dù biết thông tin Công ty cổ phần vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn nhận đặt cọc tiêm vacine là vi phạm pháp luật nhưng người dân vẫn mong chờ vào nguồn hàng của công ty này.
Theo kết luận của Thanh tra Sở Y tế TP HCM, Công ty cổ phần vật tư tiêu hao y tế Sài Gòn có kí hợp đồng với Công ty DTH Việt Nam, có trụ sở tại số 13, ngõ 34 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội để được cung cấp 230 liều vacine 5 trong 1 Pentaxim do hãng Sanofi sản xuất. Câu hỏi đặt ra là tại sao nguồn vacine trong các cơ sở y tế vô cùng khan hiếm mà lại có hàng trăm liều vacine được tuồn ra bên ngoài để rồi bị nâng giá cao gấp 3 lần như vậy? Dư luận rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng để làm sáng tỏ sự việc./.
Hiếu Hiền
Theo_VOV
Mắc bệnh bại liệt, bé trai 4 tuổi tử vong tại Lào Cục Y tế Dự phòng cho biết, trong khoảng đầu tháng 11, tại Lào đã phát hiện hai trường hợp mắc bệnh bại liệt, trong đó có 1 trường hợp 4 tuổi đã tử vong. Mắc bệnh và tử vong nhanh chóng Theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mới đây tại Lào lại xuất hiện thêm 2...