Những trường hợp ôtô bị từ chối đăng kiểm lái xe cần biết
Ôtô bị từ chối đăng kiểm khi sửa đổi hệ thống đèn, kết cấu xe hay dán decal thay đổi màu sắc ngoại thất…
Với những ai mới hay lần đầu sở hữu ôtô, việc đăng kiểm có thể làm mất thời gian nếu không nắm rõ những trường hợp ôtô sẽ bị từ chối đăng kiểm. Dưới đây là một số trường hợp ôtô sẽ bị từ chối đăng kiểm, lái xe nên biết.
Ôtô đã bị thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng
Đèn xe chiếu sáng trên ôtô được nhà sản xuất thiết kế theo quy định, tiêu chuẩn. Nếu chủ xe tự ý thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng, nâng công suất hay lắp thêm đèn phụ… sẽ bị đơn vị đăng kiểm từ chối đăng kiểm.
Chưa hết, theo Khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe ôtô đã thay đổi hệ thống đèn chiếu sáng sẽ bị phạt tiền 1 triệu đồng.
Ôtô thay đổi màu sơn, dán decal đổi màu sắc sơn
Khi chủ xe tự ý thay đổi màu sơn, dán decacl đổi màu sơn trên 50% để trang trí ngoại thất xe… nhưng không làm thủ tục thay đổi màu sơn cũng bị từ chối đăng kiểm.
Bên cạnh đó, chủ xe khi tham gia giao thông cũng sẽ bị xử phạt hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng do lỗi thay đổi màu sơn và kết cấu nguyên bản xe.
Video đang HOT
Những trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm. Đồ họa: M.H
Thay đổi kết cấu xe ôtô
Nhiều chủ xe có sở thích “độ” lại một số chi tiết trên ôtô như: mâm xe, lốp xe, lắp thêm đèn chiếu sáng… để tạo sự khác biệt, đặc biệt là dòng SUV 7 chỗ, xe bán tải. Tuy nhiên, việc làm này cũng khiến ôtô bị từ chối đăng kiểm.
Không lắp thiết bị giám sát hành trình
5 loại ôtô phải lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị cơ quan từ chối đăng kiểm theo Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô. Cụ thể, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container.
Ôtô gắn thêm cản trước, sau, giá nóc
Nhiều người thích phong cách thể thao, cá tính nên khi mua ôtô thường gắn thêm cản trước, sau, giá nóc để chiếc xe trở nên “ngầu” hơn sẽ làm thay đổi kết cấu xe so với hiện trạng ban đầu. Đặc biệt, khi gắn thêm cản trước, sau, giá nóc sẽ làm kích thước xe thay đổi thì chủ xe sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Những trường hợp người lái xe phải giảm tốc độ khi lưu thông
Dưới đây là 12 trường hợp mà người điều khiển phương tiện giao thông phải giảm tốc độ xe khi lưu thông.
Khi gặp các trường hợp cụ thể như: có biển cảnh báo, qua nơi đường bộ giao nhau, qua cầu, cống... người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép. Ảnh minh họa: IIHS
Hiện nay, tốc độ tối đa của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đã được quy định rõ tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT (Từ tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư đến tốc độ tối đa trên đường cao tốc).
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép hoặc có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
1. Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận.
4. Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.
5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.
6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.
8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước.
9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.
10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ.
11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi.
12. Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Bỏ thói quen đánh lái chết nếu không muốn ô tô thành "sắt vụn" Đánh lái chết là một trong những thói quen không ít lái xe mắc phải. Nếu cứ duy trì thói quen này, chiếc ôtô của bạn nhanh chóng xập xệ, hỏng hóc... Đánh lái chết là việc quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe không quay. Xe nằm im nhưng bánh vẫn lia sang phải - sang trái. Nếu lái xe...