Những trường hợp không được mổ ruột thừa nội soi
Cắt ruột thừa qua nội soi không chỉ là một biện pháp an toàn và hiệu quả mà còn có giá trị làm giảm tỷ lệ cắt ruột thừa không viêm… nhưng phụ thuộc vào nhiều điều kiện và tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Ảnh minh họa
Hỏi: Người nhà tôi bị viêm ruột thừa nhập viện đề nghị mổ nội soi nhưng bác sĩ lại tiến hành mổ mở. Xin hỏi, cắt ruột thừa nội soi được chống chỉ định trong trường hợp bệnh như thế nào?
Nguyễn Thị Minh (Hà Nội)
Video đang HOT
PGS.TS Triệu Triều Dương, Viện trưởng Viện Tiêu hóa, BV T.Ư Quân đội 108: Cắt ruột thừa qua nội soi không chỉ là một biện pháp an toàn và hiệu quả mà còn có giá trị làm giảm tỷ lệ cắt ruột thừa không viêm, ngày nằm viện ngắn, thời gian hồi phục nhanh, giảm tỷ lệ biến chứng sau mổ, có giá trị thẩm mỹ cao so với phương pháp kinh điển.
Tuy nhiên, chỉ định cắt ruột thừa nội soi cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện trang thiết bị phẫu thuật, trình độ đào tạo và khả năng của phẫu thuật viên. Ngoài ra, chống chỉ định tuyệt đối với người bệnh thuộc chống chỉ định của gây mê hồi sức, bơm khí phúc mạc, bệnh nhân rối loạn đông máu…
Chống chỉ định tương đối trong trường hợp áp xe ruột thừa, viêm ruột thừa hoại tử có hoặc chưa có biến chứng viêm phúc mạc, nghi ngờ có bệnh lý ác tính, tiền sử mổ bụng dưới rốn và phụ nữ có thai.
Thúy Nga
Hy hữu đứt ống thông JJ 3 đoạn khi ống thông để trong niệu quản suốt 3 năm
Chiều 18-3, thông tin từ BS.CKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT), cho biết nơi đây vừa lấy 3 đoạn ống thông JJ bị đứt trong niệu quản của người đàn ông cách đây 3 năm.
Theo đó, bệnh nhân tên D.H (SN 1964; ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng vì tiêu máu kèm đau lưng và đã mổ sỏi thận cách đây hơn 3 năm tại một bệnh viện khác, nhưng sau đó không đi tái khám theo lịch hẹn do thấy không có triệu chứng gì lạ. Thời gian gần đây, bệnh tiểu máu kèm đau lưng ngày càng nhiều nên bệnh nhân H. mới nhập viện.
Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện đang phẫu thuật cho bệnh nhân H.
Tại đây, các bác sĩ kiểm tra, phát hiện bệnh nhân còn ống thông JJ bên trái bị đứt thành 3 đoạn, trên thành ống thông bám nhiều sạn, nhất là ở 2 đầu ống. Ngoài ra, bệnh nhân còn có một sỏi niệu quản bên phải to khoảng 2cm, nên các bác sĩ chuyên khoa quyết định phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản bên phải cho bệnh nhân; sau đó tán sỏi nội soi do sỏi bám vùng đầu ống thông bên trái và nội soi lên niệu quản gắp ra được 3 đoạn ống thông JJ bị đứt.
Bệnh nhân H. sau phẫu thuật đang được các bác sĩ chăm sóc chu đáo
Sau phẫu thuật, hiện tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định, giảm đau lưng, nước tiểu vàng trong, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
BS.CKII Nguyễn Phước Lộc, cho biết ống thông JJ là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt thường để đặt vào niệu quản sau phẫu thuật sỏi thận, niệu quản hoặc tán sỏi niệu quản nội soi...để chuyển lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang nhằm tránh các biến chứng như: đau sau mổ do sót mảnh sỏi nhỏ di chuyển xuống, dò xì nước tiểu kéo dài, hẹp niệu quản....
Thời gian lưu ống thông JJ có loại đặt tối đa từ 3 tháng đến 1 năm, tùy vào đặc điểm của mỗi ống thông và theo chỉ định của phẫu thuật viên. Cho nên, tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật đường tiết niệu nên tái khám đúng hẹn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để được khám và xử trí kịp thời.
Trường Huy (nld.com.vn)
Nội soi gắp chiếc kim băng trong thực quản cho bé gái 4 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh Ngày 15/03/2020, các bác sĩ Khoa Khám bệnh vừa nội soi gắp thành công chiếc kim băng trong thực quản cho bé Vũ Thu N.(04 tuổi), thường trú tại Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Kết quả khám lâm sàng cho thấy hình ảnh dị vật là một chiếc kim băng đang mở, một đầu nhọn đang cắm vào thành thực quản của trẻ....