Những trường hợp được chi trả bảo hiểm xã hội một lần
Điều 60 Luật BHXH 2014 có quy định về BHXH 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH người lao động có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp.
Theo đó, các trường hợp được chi trả BHXH một lần như: Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
Ra nước ngoài để định cư; Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp người lao động quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu”.
Căn cứ vào Điều 109 Luật BHXH 58/2014 hồ sơ hưởng chế độ BHXH 1 lần gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần; chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu.
Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; hộ chiếu do nước ngoài cấp; thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Video đang HOT
Các trường hợp được nhận BHXH một lần
Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Các bệnh, tật ngoài các bệnh kể trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn… cần trích sao hồ sơ bệnh án. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.
Mức hưởng được tính theo số năm đã đóng bảo BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức hưởng BHXH 1 lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này”.
Theo BHXH TP.HCM: Năm 2018, có 2.339.890 người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 139.189 người ( 6,3%) so với năm 2017. Tình trạng xin trợ cấp BHXH một lần vẫn tăng cao có 100.332 lượt người hưởng BHXH một lần. Năm 2019, phấn đấu số người tham gia BHXH được 2.446.144 người, tương ứng tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH là 54%.
PHA LÊ
Theo Dansinh
Điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH có cần lý lịch Đảng viên không?
Một bạn đọc ở Đông Triều (Quảng Ninh) hỏi: Tôi nộp hồ sơ gồm CMND, sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh để đề nghị điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH. Tuy nhiên, cơ quan BHXH yêu cầu nếu là Đảng viên phải cung cấp thêm lý lịch Đảng viên vào thành phần hồ sơ. Cho tôi hỏi, văn bản nào quy định việc này? Nếu không có lý lịch Đảng viên, tôi có được giải quyết điều chỉnh năm sinh trên sổ BHXH không?
(Ảnh minh họa)
Trả lời:
Thành phần hồ sơ cấp lại sổ BHXH đối với người tham gia thay đổi ngày, tháng, năm sinh theo quy định tại Tiết a, Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 27 Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam gồm:
"Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS); Giấy Khai sinh hoặc Trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước/Hộ chiếu; Trường hợp là Đảng viên theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền".
Công văn số 1901-CV/BTCTW ngày 05/12/2016 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện Kết luận số 13 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của Đảng viên quy định:
"Đối với trường hợp tuổi ghi trong hồ sơ lý lịch cán bộ hoặc các giấy tờ liên quan khác kèm theo hồ sơ cán bộ không trùng khớp với hồ sơ lý lịch đảng viên gốc, khi tiến hành quy trình công tác cán bộ như quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên thì các cấp ủy, tổ chức đảng phải lấy tuổi khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng làm căn cứ để thực hiện...".
Vì vậy, nếu người lao động là Đảng viên thì phải xuất trình hồ sơ lý lịch Đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng để xem xét điều chỉnh trên sổ BHXH hoặc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.
Ban Sổ - Thẻ (BHXH Việt Nam)
Theo Tạp chí BHXH Việt Nam
Đoàn kết một lòng nhất định bứt phá thành công Chiều 26/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu kiều bào dự Chương trình Xuân quê hương 2019. Đoàn gồm 100 kiều bào tiêu biểu, đại diện cho khoảng 4,5 triệu kiều bào ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với các...