Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã luân chuyển một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình.
Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.
Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã được thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino.
Tương tự như vậy, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Khoa học, Dmitry Livanov, đã được thay bằng Olga Vasilyeva, một nhân vật nữ hiếm hoi được bổ nhiệm vốn chỉ được biết đến nhờ quan điểm Stalinist của bà.
Tổng thống Nga Putin.
Như thường lệ, ông Putin không đưa ra lời giải thích thực sự cho những thay đổi này, khiến các nhà nghiên cứu chính trị nội bộ Nga (Kremlinologists) – những người đã có mảnh đất mới để nghiên cứu dưới thời Putin – không phải làm gì nhiều ngoài việc chỉ ra một mô hình rõ ràng: những người có thể nói chuyện một cách ngang hàng với Tổng thống đang bị thay thế bởi những người do chính ông tạo ra, và đang mắc nợ ông sự nghiệp của họ.
Tại sao lại là bây giờ? Theo một thành viên thân cận với Putin trong những năm đầu chế độ của ông, cuộc luân chuyển mới nhất đơn giản chỉ phản ánh ý tưởng về việc quản lý hiệu quả của Tổng thống.
Nhiều năm về trước, trong một cuộc họp giữa Putin và các “đại diện toàn quyền” tại các khu vực của ông- những người có nhiệm vụ thiết yếu là giám sát các thống đốc vùng- một người tham dự đã hỏi Tổng thống rằng ông sẽ mô tả thế nào về vai trò của các đặc phái viên này. Ông trả lời rằng, “Ồ, họ có nghĩa vụ như những… sĩ quan liên lạc.”
Nói cách khác, Putin kỳ vọng các thành viên trong nhóm của mình phải trung thành, tuân theo mệnh lệnh như những người lính, và truyền tải hiệu quả nguyện vọng tối cao xuống cấp dưới. Điều này giải thích cơ cấu của những người mới được bổ nhiệm – gồm các nhà kỹ trị và các sĩ quan từ lực lượng quân đội và an ninh, được gọi là siloviki- những người được Putin chuẩn bị để đóng vai trò là giới lãnh đạo tinh hoa của Nga sau cuộc bầu cử năm 2018.
Video đang HOT
Họ đơn giản là “những người lính của Putin.”
Nhiều cộng sự cũ đang được điều chuyển. Ví dụ, Ivanov- nhân vật mà 10 năm trước được nhiều người cho là có khả năng kế vị Putin- đã được giao cho một công việc mới: “Đại diện đặc biệt của Tổng thống về Bảo vệ Môi trường, Sinh thái và Giao thông.” Còn người đứng đầu Cục Hải quan Liên bang, Andrey Belyaninov, đã rời văn phòng sau khi cảnh sát khám xét tư dinh sang trọng của ông và phát hiện những hộp giầy chứa đầy tiền.
Putin hiểu rằng những người này đã mỏi mệt, kém hiệu quả, thường giàu có quá mức và tham nhũng, đây không phải là điều ông cần cho một nhiệm kỳ Tổng thống mới. Điều ông cần bây giờ là những “sĩ quan liên lạc” trẻ hơn một chút, những người sẽ thực hiện các mệnh lệnh của ông hiệu quả nhất.
Một số nhân vật – như Sergey Chemezov, CEO của tập đoàn quốc phòng và công nghệ cao quốc gia Rostec, và vị “hồng y mặc áo xám” (tức người gây ảnh hưởng ngầm từ sau hậu trường – NBT) của điện Kremlin, Igor Sechin, chủ tịch điều hành của công ty dầu quốc doanh Rosneft – vẫn giữ những vị trí quyền lực và không có vẻ là sẽ tự nghỉ hưu.
Tuy nhiên Putin vẫn còn nhiều thời gian để thực hiện kế hoạch của mình – 18 tháng cho tới cuộc bầu cử Tổng thống và sau đó là nhiệm kỳ 6 năm.
Một số thành viên khác có tư tưởng tự do vẫn đang giữ những vị trí kinh tế trọng yếu trong chính phủ gồm có Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Alexey Ulyukayev, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov, và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina.
Chiến lược nhân sự hiện tại của Putin cho thấy rằng ông sẽ lựa chọn lạnh lùng và kiên quyết.
Một điều chúng ta có thể chắc chắn là chính sách đối ngoại và đối nội của Nga sẽ không thay đổi, và rằng nó sẽ tiếp tục được quyết định bởi Putin. Phủ Tổng thống Nga chưa bị suy yếu, vậy nên Tổng thống sẽ là người ra mọi quyết định chủ chốt. Những người khác sẽ chỉ là những sĩ quan liên lạc mà thôi.
Theo Vietnamnet
Bất ngờ tài sản kếch xù của nữ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
Tài sản của bà Inada gấp 4,5 lần tài sản trung bình của thành viên nội các Nhật Bản, điều có thể khiến người dân Nhật hoài nghi, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Nữ Bộ trưởng quốc phòng mới được bổ nhiệm của Nhật Bản, bà Tomomi Inada (Ảnh: Bloomberg)
Nhiều sự chú ý đang hướng về quy mô tài sản cá nhân của Tomomi Inada, Bộ trưởng quốc phòng mới được bổ nhiệm trong nội các của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, cũng như các cổ phiếu do chồng của bà nắm giữ ở một số một số công ty quốc phòng.
Được bổ nhiệm trong một cuộc cải tổ vào tháng 8, Inada, 57 tuổi, tuyên bố mình có khối tài sản lên tới 181,78 triệu yên (gần 40 tỉ đồng), lớn nhất trong số 120 thành viên nội các, những người có khối tài sản trung bình khiêm tốn hơn rất nhiều, 40,18 triệu yên (gần 9 tỉ đồng).
Phần lớn tài sản của Inada là bất động sản ở Tokyo và tỉnh Fukui.
Đưa ra các tài liệu công khai tài sản của vị bộ trưởng, tờ Mainichi cho biết bà Inada "sở hữu cổ phiếu của ba nhà thầu quốc phòng lớn dưới tên chồng".
Trong tổng số 260.000 cổ phiếu tại 41 công ty mà bà Inada giữ, 8.000 cổ phiếu thuộc Tập đoàn IHI, 6000 của Công ty công nghiệp nặng Kawasaki, và hơn 3.000 nằm trong Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi.
Bà Inada sở hữu khối tài sản lên tới gần 40 tỉ đồng và 260.000 cổ phiếu tại 41 công ty (Ảnh: EPA)
Tờ Mainichi cũng nói thêm Cục mua sắm, Công nghệ và Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt đơn hàng trị giá 263,2 tỉ yên với Mitsubishi vào năm 2014. Ngoài ra, đơn hàng có giá 191,3 tỉ yên cũng được kí kết với công ty Kawasaki và con số này với tập đoàn IHI là 61,9 tỉ yên.
Tờ báo khẳng định Inada đã "mua lại cổ phiếu dưới tên của chồng khoảng sau tháng 9 năm 2014", khi bà rời chức Bộ trưởng cải cách hành chính.
Theo một "chủ trương" của nội các Nhật Bản được phê duyệt vào năm 2001, các bộ trưởng không được phép mua và bán cổ phiếu khi đương chức.
"Tôi cảm thấy có một cuộc xung đột rõ ràng về lợi ích ở đây. Điều này có thể gây ra một số vấn đề chính trị cho Thủ tướng Abe, người có rất ít scandal từ khi nhậm chức", Stephen Nagy, một giáo sư về chính trị tại Đại học International Christian ở Tokyo nói.
"Điều này có thể gây ra một số vấn đề chính trị cho Thủ tướng Abe, người có rất ít scandal từ khi nhậm chức" (Ảnh: EPA)
"Một sự việc như thế này có thể khiến người dân Nhật Bản trở nên hoài nghi với các chính trị gia vì họ biết ngân sách quốc phòng tăng khoảng 2% trong những năm gần đây. Và việc sở hữu cổ phần trong các nhà thầu quốc phòng có nghĩa là bà Inada trực tiếp hưởng lợi", Nagy nói với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Mặt khác, giáo sư chỉ ra rằng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tăng lên vì sự bánh trướng của Trung Quốc, trước khi Inada nhậm chức và Inada là một bộ trưởng được ngưỡng mộ rộng rãi trong giới bảo thủ.
"Bà Inada có một xuất thân hoàn hảo và là một trong ba phụ nữ trong nội các," ông nói. "Và Thủ tướng Abe có cách để đảm bảo Inada nổi bật, việc giúp bà tự tin trong những năm qua."
Theo Trà My - SCMP (Dân Việt)
Nước Nga lại gây tranh cãi Dư luận đang quan tâm tìm hiểu xem điều gì khiến cho cho Đạo luật chống khủng bố mới của Putin gây nhiều tranh cãi đến vậy. Sau một hành động khủng bố bi thảm, một chính phủ thông qua các đạo luật chống khủng bố mới là bước đi hợp lý. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chính phủ được nhắc đến...