Những trò nhảm của nữ sinh viên bỗng trở thành thần y
Đang là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, bất ngờ, cô gái trở về quê nhà nói rằng: Mình có “vong bà” cõi trên nhập xác, ban cho huyền năng có thể chữa được bá bệnh để cứu người.
“Nữ thần y” Võ Thị Hồng Ngọc đang giơ tay làm phép chữa bệnh tại nhà (người ở giữa mặt áo màu sáng giơ tay).
Vụ việc đang gây xôn xao dư luận ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Xôn xao chuyện “vong bà” nhập xác
Một ngày tháng 6, anh Lê Đức Thắng (ấp Phú Trường, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) vượt hơn 20km đường đến VPĐD Báo Lao Động phản ánh việc một nữ sinh viên ở địa phương bỗng dưng được “vong bà” nhập xác và trở thành “thần y” trị bá bệnh. Anh Thắng cho biết, bất kể bệnh gì, từ ung thư đến câm, điếc…, chỉ cần được “thần y” xoa tay bóp chân là người bệnh sẽ khỏi hẳn.
Sau nhiều lần “lỡ hẹn”, cuối cùng, chúng tôi cũng sắp xếp được một chuyến đi để “thực mục sở thị” cách chữa bệnh của “nữ thần y”. Hỏi thăm một người dân địa phương, anh này nói thao thao bất tuyệt về khả năng trị bệnh huyền bí và chỉ đường vanh vách cho chúng tôi tìm đến nơi cư ngụ của “nữ thần y”.
Đó là một căn nhà tường có khoảnh sân rất rộng. Hơn 16 giờ chiều, trong nhà đã có hàng chục con bệnh đứng ngồi la liệt. Một phụ nữ đứng tuổi cho biết: “Khoảng 17 giờ “thần y” mới bắt đầu chữa bệnh và chỉ chữa vào những ngày lẻ âm lịch. Tôi bị đủ thứ bệnh, thường xuyên nhức đầu, chóng mặt… nghe nhiều người chỉ dẫn nên tìm đến đây để được “thần y” chữa trị. Nghe nói “vong bà” linh lắm, bệnh gì cũng khỏi”.
Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi lân la tìm hiểu và được biết, “nữ thần y” này tên Võ Thị Hồng Ngọc (24 tuổi và đang là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, quê ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình). Gần đây, cô gái bỗng dưng trở về quê nhà nói rằng, mình có “vong bà” nhập xác, có huyền năng chữa được bá bệnh. Câu chuyện đó đã lôi kéo đông đảo người dân đổ về để được “thần y” chữa bệnh…
Uống nước lã, bóp bụng…để trị bá bệnh(?!)
Video đang HOT
Trước mắt chúng tôi là một cô gái mặc bộ đồ màu sáng (giống như màu hột gà) đang “tọa” trước bàn thờ Cửu huyền, lưng quay ra đường, mặt hướng vào trong. Những đồ nghề của “thần y” bao gồm một cái bàn nhỏ, để mấy thứ “đồ nghề” gồm một bình trà, ca nước lã, một cây bút lông màu đỏ…
Con bệnh đầu tiên là một bé gái, trước đây bị té xe, đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn chưa đi lại được bình thường. Hỏi vài câu về bệnh tình, “thần y” huơ tay giống như đang làm phép, rồi bảo cô bé bị bệnh rất nặng phải ngả lưng xuống gối để trị. Hễ con bệnh khai đau ở đâu là “vong bà” cứ dùng tay vỗ vào chỗ đó. Vỗ một hồi, lại hỏi bệnh nhân: “Có bớt không con?”. Nếu con bệnh nói bớt thì bà cho uống một ly nước lã. Còn như không bớt thì bà tiếp tục vỗ vào chỗ đau. Hồi lâu, “vong bà” lại bảo: “Đỡ nhiều rồi đó, ráng trị vài lần sẽ khỏi thôi”.
Con bệnh thứ hai là một thanh niên bị câm, điếc bẩm sinh. Sau khi hỏi bệnh, “thần y” dùng bút lông màu đỏ quét lên 5 ngón tay phải. Sau đó, giơ thẳng một tay lên khỏi đầu, lòng bàn tay xòe ra, rồi vỗ vào nơi nào con bệnh kêu đau. Chưa hết, “vong bà” còn dùng tay xoa xoa bóp bóp vào bụng thanh niên. Hồi lâu, “vong bà” kêu con bệnh nói thử vài tiếng, nhưng anh này chỉ ú ớ được một thứ âm thanh không có nghĩa. Sau đó, “vong bà” ra hiệu cho một phụ nữ là “trợ lý” ngồi bên phải rót nước lã vào ly cho thanh niên uống và nói: “Ráng tới đây trị vài lần nữa sẽ khỏi thôi”.
Cứ thế, hết người này đến người nọ, bất kể bệnh gì, “thần y” cũng chữa bệnh bằng cách xoa tay bóp chân, vỗ vào chỗ con bệnh kêu đau, rồi cho uống nước lã. Nhưng quan sát hồi lâu, chúng tôi nhận thấy, không có con bệnh nào được chữa khỏi, mà chỉ nhận được lời an ủi: Ráng trị thêm vài lần sẽ khỏi… Tiếp tục dò la, chúng tôi gặp ông Võ Công Út (cha ruột của “nữ thần y”) đang có mặt trong nhà. Ông Út kể: “Có một dạo, tự dưng con Ngọc nó về nhà phán chuyện gì trúng ngay chuyện đó. Mọi người hỏi thì nó nói: Được “bà cõi trên” nhập xác. Từ đó, nó bắt đầu chữa bệnh cho người dân”.
Trò mê tín
Anh Lê Văn Quang – Phó Trưởng ấp Phú Ninh cho biết: “Chỉ cần vỗ vào chỗ đau và cho uống nước lã, bệnh gì cũng khỏi thì hết sức vô lý. Đây chỉ là trò mê tín dị đoan. Tôi đã báo cáo vụ việc lên xã và đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn các hoạt động mang tính mê tín dị đoan này”.
Có một điều rất lạ là người dân địa phương không ai tin vào chuyện đồng bóng hay nhập xác, nhập hồn và có thể chữa bá bệnh chỉ bằng những trò mê tín như thế. Thế nhưng, không biết đồn thổi thế nào, mà những người ở xa lại ùn ùn kéo tới cho “nữ thần y” chữa bệnh. Theo bà con xung quanh, họ biết “nữ thần y” này từ thời còn nhỏ xíu. Lớn lên, được cha mẹ cho đi học ngành kinh tế ở Sài Gòn, chứ có học hành y thuật gì đâu mà chữa bệnh.
“Nữ thần y” tên Võ Thị Hồng Ngọc (24 tuổi và đang là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, quê ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Gần đây, cô gái bỗng dưng trở về quê nhà nói rằng, mình có “vong bà” nhập xác, có huyền năng chữa được bá bệnh.
The dantri
Ẩn hoạ từ việc phơi lúa trên quốc lộ
Mưa nhiều, bà con thu hoạch lúa khó khăn. Đến khi thu hoạch xong, lúa bị ngả màu, thương lái chê không mua, một số người dân gặp cảnh này đành mang lúa về nhà. Một số người không có sân phơi nên đành mang lúa ra quốc lộ.
Mấy ngày qua, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua các xã Thuận An (thị xã Bình Minh), Song Phú (huyện Tam Bình),... chứng kiến nhiều nông dân "làm lều" mang lúa đổ trên quốc lộ phơi.
Anh N. T. B than thở: "Biết phơi lúa như thế này là không đúng nhưng nhà không có sân phơi, nếu chậm 1 ngày là lúa lên mầm hết, lúc đó chỉ có nước bán cho vịt ăn. Bởi vậy, tui làm liều mang lúa ra phơi đại, chứ biết làm sao bây giờ."
Chị T. T. L (xã Song Phú) cho biết: "Xui rủi thu hoạch lúa đúng lúc gặp cảnh mưa dầm nên kéo dài gần cả tuần mới thu hoạch được lúa. Bởi vậy, thất thoát đáng kể, nào lớp lúa đổ, nào công cắt cao (gặt tay),... khi mang lúa về nhà lại bị thương lái chê, ép giá,... Đành bấm bụng mang lúa ra quốc lộ phơi, chứ bà con ở đây ai cũng biết phơi như thế này là vi phạm giao thông, nguy hiểm."
Ngoài tình trạng phơi lúa trên quốc lộ, tỉnh lộ... nông dân một số tỉnh, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long..., nhiều bà con còn mang lúa gié (lúa còn bông) ra quốc lộ để tuốt lúa, nhưng tình trạng phổ biến là việc bà con tập kết lúa ra quốc lộ để bán cho thương lái. Việc này ít nhiều tìm ẩn nhiều tai nạn khi việc thương lái đổ xe tải trên lộ để chờ cân lúa cho nông dân.
Riêng tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua các xã Song Phú, Thuận An của Vĩnh Long, cứ đến vụ hè thu và vụ thu đông hàng năm trên tuyến quốc lộ này xuất hiện cảnh bà con mang lúa ra quốc lộ phơi tấp nập. Ngành chức năng nhiều lần "ra quân" nhưng chủ yếu là tuyên truyền nhắc nhở người dân, nhưng đâu cũng vào đấy.
Do lúa đổ ngả, nông dân phải thu hoạch lúa theo kiểu truyền thống và lầm liều mang lúa ra quốc lộ để tuốt lúa
Tập kết lúa ra lộ để chờ thương lái đến cân là tình trạng chung của đa số bà con vùng ĐBSCL hiện nay
Chẳng những phơi lúa mà con giê lúa (loại bỏ lúa lép) trên quốc lộ 1A
Theo nông dân nếu chậm 1 ngày là lúa lên mầm ngay
Khi phơi lúa người dân phải dùng cây bàn cào để cào lúa, ẩn hoạ cho người đi đường
Nếu có sân phơi tập trung thì nông dân chẳng dại gì làm liều thế này.
Theo Dantri
2 bé trai chết đuối trong hố công trình: Ai chịu trách nhiệm? Sự cẩu thả của các đơn vị thi công kênh thoát nước Ba Bò đoạn qua quận Thủ Đức, TPHCM đã cướp đi sinh mạng của hai học sinh lớp 2 trường tiểu học Tam Bình. Ai sẽ đứng ra chịu nhiệm về 2 cái chết oan uổng đó? Nỗi đau tột cùng Sáng 31/5, nhận thi thể đứa con trai bé bỏng...