Những trò lố hay sự bắt chước biến dị của teen Việt
Sốc là từ mà người ta dành cho những clip 9x tung lên mạng gần đây: Vái lạy gấu bông, giả chết tập thể, nữ sinh vạch áo khoe hàng trong lớp, ép nữ sinh cởi áo quay clip…
Người ta đặt ra câu hỏi: Liệu đây có phải thú chơi trội, thích nổi tiếng bằng những “scandal” hay bởi teen đang học theo một cách biến dị các trào lưu của nước ngoài?
“Lố lăng, thiếu mục đích”
Ngày 18/7/2010, clip “vái lạy gấu bông” nhanh chóng gây sốc cho cộng đồng. Rất nhiều người phải tròn xoe mắt kinh hãi trước màn diễn “có một không hai”: Một cậu chàng cao ráo với khẩu trang che mặt và mũ phớt kiêu hãnh đặt “ông” gấu bông lên đầu, dưới chân cậu, hàng chục nữ tú, nam thanh đang sụp lạy khẩn cầu. Báo chí đưa tin rầm rộ về clip này; cư dân mạng cũng lùm xùm tranh luận.
“Dân trí thấp” (nick name Phạm Công), “Xuẩn ngố” (Tạ Lê Hùng), “Không biết 1 tháng lên lạy ông bà phù hộ mấy lần mà lạy gấu bông nhiệt tình phết” (Cao Tuấn Hiệp), “Clip này thật sự chả thấy gì hay ngoài sự lố lăng, thiếu mục đích. Lũ mấy người đang làm xấu mặt người Việt Nam chúng ta đấy!” (Reggy Doan) … Đó là một vài trong số hàng trăm comment phẫn nộ vì hành động “rồ” này của teen Hà thành trên hầu hết các diễn đàn.
Qùy lạy gấu bông giữa phố
Bên cạnh sự chỉ trích gay gắt ấy, vẫn có những tiếng nói bảo vệ, đồng tình với trò lạ này. Nickname Hoanglamtk ủng hộ: “Hãy để các em ấy sống với những ước mơ “khác người” của mình”.
Giải mã ý tưởng “rồ”
“Vái lạy gấu bông” là clip do hội Improv Everywhere (IE) Hà Nội thực hiện. Đó là sản phẩm thứ 2 cho sự ra mắt của hội. Vậy IE là gì? Bạn có thể đọc được lời tự giới thiệu “Những người thích làm trò khác người tập thể” của nhóm trên trang cá nhân của những IE này.
Và đây là thông tin cơ bản về nhóm “quái nhân” này: “Everywhere chuyên thực hiện những trò lừa hài hước. Với những trò đùa vô hại nhưng cực kỳ lém lỉnh nơi công cộng, hội Improv Everywhere (Ứng biến khắp mọi nơi) được thành lập tại New York năm 2001 nay đã có hàng triệu thành viên (gọi là “agents”) trên khắp thế giới, với mục đích duy nhất là gây vui nhộn cho mọi người”.
Ngày 13/7, IE Hà Nội “chào làng” bằng mission 1 với tên gọi “Bằng” tại tượng đài Lý Thái Tổ. Bối cảnh được dựng lại là cuộc “tàn sát” từ vụ đụng độ giữa 2 cô cậu thanh niên. 1 nam thanh, 1 nữ tú vô tình va vào nhau rồi to tiếng, xô đẩy.
Sau tiếng hú, một đám người bu lại xung quanh cô gái, chĩa súng (giơ tay giả làm súng) vào cô. Và…. “bằng”, cả đám người cùng nằm lăn ra (giả chết). Chú ý một chút, bạn sẽ nghe rõ tiếng nữ nhân vật chính xinh xắn, khuôn mặt dễ thương quát chàng trai xô phải mình “Mày đi đứng kiểu đấy à”.
Để tiếp nối cho màn chào đầu, các thành viên của IE Hà Nội lại hào hứng đưa ra ý tưởng cho mission thứ 2. Sau những ý kiến tổ chức nhảy tập thể (flash mob) bị bác bỏ, nhóm đã vote cho sáng kiến của Louis VuiChơi: “Nhảy nhót chán lắm, tớ thick (thích) cái mọi người ra lạy 1 thằng cầm con gấu bông cơ, ngộ lăn”. Nhanh chóng, 5 ngày sau, ý tưởng này được thực hiện hóa và gây hiệu ứng lớn khi IE nhận được “sự quan tâm” (hầu hết là phản đối) của cả cộng đồng.
Những trò lố để nổi danh hay sự bắt chước biến dị?
Trước clip vái lạy thú bông này, không ít lần, chúng ta phải “ngớ người” bởi những trò tung clip “sốc” của 9x: clip khoe ngực của nữ sinh ngay trong lớp học, clip nam sinh tự sướng, hay “sốc” hơn với video “ép nữ sinh phơi ngực ghi hình”. Không ít câu hỏi đặt ra về lý do teen hành động “quái” như thế: “Thích chơi trội chăng”, “chẳng ra làm sao cả. Con gái mà như thế à”, “lố bịch”. Rồi nhiều nghi vấn, có phải các clip ấy là do teen tự dựng ra chứ không phải sự thật….
Video đang HOT
Mốt khoe “hàng ” đồng phục của nữ sinh
Các trào lưu học theo cái “lạ” của cộng đồng quốc tế gần đây được giới trẻ hưởng ứng nhiều. Phong trào Fash Mob đã nhen nhóm và sắp cho ra mắt màn trình diễn đầu tiên. Ở Nha Trang, các bạn trẻ cũng tổ chức hoạt động “Free hug Ôm tự do – Kết nối trái tim” (1/5/2010); “Free hug: Heart to heart” (24/7/2010).
Các chương trình này đều hướng tới mục đích tốt đẹp là kết nối cộng đồng, chia sẻ những yêu thương. Cũng “bắt chước” ý tưởng nhưng có chọn lọc và biến thể cho phù hợp với “thuần phong mỹ tục” của đất nước.
Chuyện vái lạy thú bông của các IE Hà Thành, theo như lời tự nhận, là sự học theo hoạt động tập thể vô hại để gây cười cho mọi người của Improv Everywhere New York. Theo ý đó, mục đích của nhóm là đem lại niềm vui bằng sự ngạc nhiên cho người xung quanh. Nhưng, sự bắt chước của IE Hà Nội lại bị biến dị theo một hướng khác – gây sốc, kinh hãi cho người xung quanh.
Theo Vietnamnet
Clip "teens Hà Nội lạy gấu bông" thử nghiệm lạ hay trò gây shock?
Mấy ngày vừa qua, cộng đồng mạng khá xôn xao với clip quay cảnh một chàng trai đội thú bông trên đầu để những bạn trẻ khác nhảy đến trước mặt, quỳ lạy liên tục. Clip này thực hiện ngay tại Bờ Hồ Hoàn Kiếm ngày 18/7.
Clip khiến người đi đường chứng kiến và người xem clip đều thấy khá sốc, thậm chí một vài người cảm thấy ghê rợn và sợ hãi.
Clip này sau khi được đăng tải lên Facebook của một group đã được spam link, đồng thời tạo sự tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng. Người thì cho rằng đó là biến tướng của Flash Mob - một hình thức biểu diễn ngẫu hứng đường phố thời gian qua được các bạn trẻ Việt Nam biết đến và làm quen. Người thì cho rằng đó là những hành động lố lăng, vô nghĩa, gây rối loạn.
Những hình ảnh cut ra từ một clip được cho là thật kì lạ: "quỳ lạy gấu bông".
"Lạy gấu bông" không phải là clip duy nhất.
Chúng tớ đã nhanh chóng tìm ra được facebook của nhóm tổ chức clip này "Improv everywhere Hanoi".
FB của "Improv everywhere Hanoi"
Dường như ý tưởng của hội này được lấy từ hội Improv Everywhere nổi tiếng tại New York từ năm 2001 với thành viên từ khắp thế giới mà chúng tớ đã từng giới thiệu một lần, với những trò đùa nổi tiếng như "Frozen Grand Central" (Thời gian ngừng trôi tại trạm xe điện Grand Central) hoặc "Human Mirror".
Clip nổi tiếng "Human Mirror"
Mục đích duy nhất của hội này là nghĩ ra những trò đùa hoàn toàn vô hại để gây vui nhộn cho mọi người, từ đó họ chứng minh rằng những trò đùa tinh nghịch hoặc trò "chơi khăm" không hề cần đến sự làm nhục hoặc gây xấu hổ cho người khác, mà chỉ cần làm cho ai đó cười. Sâu xa hơn, Improv Everywhere muốn nâng cao ý thức cộng đồng cho mọi người, khiến mọi người dành một vài phút trong cả ngày bận rộn công việc của mình để chú ý đến người khác, quan tâm hơn đến thế giới xung quanh và để tìm thấy tiếng cười trong cuộc sống.
Human Mirror
Frozen Grand Central
... hay Invisible dogs là những màn trình diễn cực kì nổi tiếng của "Improv Everywhere Newyork"
Còn hội tự nhận là "Improv Everywhere Hanoi" này thì sao? Trong phần Videos trên facebook của hội, ngoài clip "lạy gấu bông" ra, hội đã từng làm 2 clip nữa, thực hiện ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ và đều lấy ý tưởng là: các bạn đứng nắm tay nhau thành vòng tròn, đi một lúc rồi bỗng dưng... nằm lăn ra đất.
Những hình ảnh trong hai clip trước đó của hội Improv Everywhere Hanoi: Tiến lại gần nhau, giơ tay ra, rồi ngã lăn ra đất.
Nếu xét về hình thức, có thể các clip này đều giống Improv Everywhere "nguyên gốc" ở chỗ làm cho người đi đường giật mình bất ngờ và tò mò. Thế nhưng nếu xét về mục đích thì rõ ràng những clip của hội vẫn là một dấu hỏi lớn.
Thứ nhất, các clip đều được quay vào buổi tối, lúc trời nhá nhem, người đi đường phần lớn không thể hình dung ra các bạn đang làm gì. Điều này khác với Improv Everywhere nguyên gốc, họ tổ chức có qui mô và đều làm vào ban ngày, tại những chỗ cụ thể để càng nhiều người chứng kiến càng tốt.
Thứ hai, nếu như trong các clip của Improv Everywhere nguyên bản, hành động của họ được kéo dài trong khoảng thời gian rất lâu, từ 5' hoặc cả chuyến tàu điện ngầm, và thường là trong im lặng, đủ để mọi người nhận thức được họ đang làm gì rồi tự đặt cho nhau câu hỏi tò mò, thì ở các clip của hội tại Hà Nội hầu hết chỉ toàn tiếng hú hét của các bạn rồi kết thúc rất nhanh. Clip ghi lại chất lượng khá kém, mờ mịt, không có sự biên tập. Điều này cũng có thể khiến mọi người càng cảm thấy khó tin tưởng vào tính chất nghiêm túc trong hoạt động của hội này.
Thứ ba, sau mỗi "sự kiện" như thế này, Improv Everywhere nguyên gốc sẽ quay clip lại cẩn thận, up lên trang web của hội: http://improveverywhere.com, đồng thời giải thích rõ lí do, mục đích của mình với giới truyền thông. Bởi đơn giản, họ là một tổ chức có hệ thống và có quy củ, họ sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi từ quần chúng hoặc phía báo chí.
Còn tại Việt Nam, ngay cả khi clip "lạy gấu bông" đã được cộng đồng internet đưa ra rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, cho đến giờ "Improv Everywhere Hanoi" vẫn chưa thấy lên tiếng gì. Hoặc nếu có, chỉ là những sự tranh cãi với những người không đồng tính tới mức gay gắt hoặc những status đầy tính "tuyên chiến" trên FB của mình.
Chúng tớ không khai thác hay so sánh nhiều về mặt nội dung sự kiện khi chưa hiểu rõ mục đích của nó, nhưng chỉ xét vài yếu tố về hình thức, rõ ràng "Improv Everywhere Hanoi" đã khác hẳn với ràng "Improv Everywhere" gốc tại New York. Thậm chí ngay cả tên hội và logo, các bạn đã lấy của tổ chức Improv Everywhere nhưng cũng chưa hề giải thích rõ nguồn gốc của nó cho mọi người.
Sự nhầm lẫn với Flashmob?
Trong description của hội, các bạn giải thích đây là một hình thức tương tự flashmob. Đây là định nghĩa của việc một đám đông người bất ngờ tập trung lại tại một địa điểm công cộng, họ có những hành động khác thường trong một thời gian ngắn và sau đó đám đông tan rã. Flashmob được cho là xuất hiện đầu tiên vào năm 2003 ở New York, và cho đến nay đã phát triển rộng khắp trên toàn thế giới.
Description cũng chứng tỏ sự không rõ ràng trong mục đích và hình thức hoạt động của Hội.
Mục đích của flashmob ban đầu là tụ tập giao lưu, có thể là fanclub của một ca sĩ nào đó kết hợp lại để đồng diễn trên đường phố (ví dụ như fan của nữ ca sĩ Madonna đã từng biểu diễn flashmob tại góc phố Shinjuku ở Tokyo, hoặc những clip flashmob rất nổi tiếng phỏng theo nhạc Michael Jackson...)
Ở Việt Nam, hầu hết flashmob hướng về một sự kiện nào đó (clip flashmob của Ngày Hội Anh Tài trường Hanoi-Amsterdam, hoặc sắp tới sẽ có một chương trình flashmob kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội...)
Nhưng đơn giản hơn, flashmob có thể chỉ là nơi các bạn gặp gỡ nhau, tập với nhau theo những điệu nhạc đơn giản, khoẻ khoắn, kết bạn với nhiều người khác, tạo nên một sân chơi lành mạnh cho giới trẻ. Thời gian gần đây, giới trẻ Việt đang rất hào hứng với flashmob, có thể vì thế mà một số loại hình biến thể của nó đã xuất hiện.
Nếu hiểu theo phương diện flashmob thì clip của các bạn trẻ Improv Everywhere Hanoi cũng đã phần nào đi chệch hướng. Trong các clip không hề có những màn biểu diễn, động tác tập thể nào cả, phần lớn chỉ là đi lại, quỳ lại rồi nằm xuống cùng lúc. Mục đích của các clip cũng khá khó hiểu, hầu như chỉ để gây sự chú ý và gây sốc cho mọi người xung quanh.
Kết
Khen hay chê, tốt hay xấu, đúng hay dở, cho đến giờ thì chúng tớ vẫn chưa thể khẳng định được, bởi có thể các bạn trong clip muốn hướng tới một mục đích sâu xa nào đó mà chúng tớ chưa tìm ra được.
Nhưng khi mà dư luận lên tiếng phản đối nhiều hơn là ủng hộ, thì có lẽ các bạn cũng cần xem xét lại một chút, không thể để mục đích của Improv Everywhere hay Flashmob bị lệch lạc với ý nghĩa cộng đồng ban đầu của nó.
Thậm chí trên facebook của Improv Everywhere Hanoi đã bắt đầu xuất hiện những "ý tưởng mới", ví dụ như "xé quần áo tập thể tại Nhà Thờ Đức Bà".
Một comment "chơi chơi" trên FB này.
Có thể chỉ là ý tưởng đùa cho vui, nhưng nếu không ai lên tiếng hoặc điều chỉnh ngay, biết đâu sẽ có những ý tượng tương tự như thế được "hiện thực hóa", và đến lúc đó thì ai dám khẳng định là nó lành mạnh, phải không nào?
Cộng đồng mạng Việt Nam đang tranh luận rất gay gắt về hình thức này. Cùng lắng nghe ý kiến một số teen Hà Nội nhé!Bạn Đức Bình (đã từng tham gia biểu diễn trong clip flashmob cho Ngày Hội Anh Tài của trường Hanoi Amsterdam): "Mình nghĩ muốn làm flashmob thì nên khai thác sâu vào lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, giống trong phim High School Musical vậy. Còn những hoạt động trên hè phố nếu không được định hướng rõ ràng thì rất dễ tạo ra những trò bột phát và không phù hợp. Flashmob vốn là cái rất đáng khuyến khích, nó đem nguồn cảm hứng âm nhạc đến cho mọi người như trong phim Step Up. Còn lạy thú bông thì thực sự là không được văn hoá cho lắm." Một số bạn từng hoặc sắp tham gia flashmob thì cho rằng: "Flashmob vốn là sân chơi rất vui, ai nhìn cũng thấy vui, mấy lần tập với nhau bọn tớ còn rủ các bác đang đi tập thể dục vào nhảy thử vài động tác đơn giản cơ. Còn clip lạy gấu bông thì có vẻ đã đi quá xa, thậm chí hơi biến thái, chắc hẳn ai bắt gặp hoặc là sửng sốt hoặc là quay mặt đi chỗ khác. Nói thật nếu hôm đó tớ có đi cùng em tớ mà nhìn thấy thì sẽ bịt mắt em lại ngay, tránh để ảnh hưởng hay làm nó suy nghĩ, hì." (Phương Thanh, 17t)Trà My (Amser, 18t): "Thực sự mà nói thì với các hoạt động của Improv Everywhere tại New York, người xem sẽ bất ngờ vì một điều lạ, gây tò mò và có phần thú vị; còn với kiểu "lạy gấu bông" này, người ta cũng sẽ bất ngờ nhưng là bất ngờ trước sự điên rồ. Ví dụ, nếu tớ chứng kiến "Frozen Grand Central", tớ sẽ nói: "Ồ, tại sao họ lại làm như thế nhỉ?", còn nếu đứng trước cảnh các bạn lạy gấu bông, tớ sẽ hỏi "Bọn này nó đang làm cái trò quái quỷ gì đây?" Bản thân tớ thấy thì việc đó rất rất vô nghĩa."
Theo PLXH
Teen Việt đang mê mẩn những "em" pet ngoại Nuôi chó mèo giống nước ngoài đang trở thành mốt trong giới trẻ. Nhiều teen khẳng định, ở nhà chăm sóc những chú chó cực xinh yêu như Husky, Chihuahua, tai dài Tây Ban Nha, hay mèo xù Nga, Ba Tư... còn khoái hơn cả đi chơi! Lượn FB, thấy tràn ngập những hình ảnh pets đáng yêu Nhớ ngày nào, sự xuất...