Những trò chơi dân gian ngày Tết độc đáo của Hàn Quốc
Đến với Hàn Quốc dịp Tết, du khách phương Tây thường rất thích thú với những trò chơi dân gian đặc sắc của xứ sở kim chi.
Trẻ em Hàn Quốc chơi trò Neolttwigi, một trò chơi dân gian của nước này
Tại Hàn Quốc, bên cạnh ẩm thực hay nghi lễ truyền thống, trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
Tết Hàn Quốc hay còn gọi là Seollal, kéo dài 3 ngày (30 Tết, mùng 1 và mùng 2 Tết). Trong dịp này, trẻ em Hàn Quốc sẽ thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại nhiều địa điểm công cộng.
Theo trang Korea.net, trò chơi ngày Tết Hàn Quốc rất phong phú, từ những trò phổ biến như kéo co, thả diều, đến những trò độc đáo như yutnori (chơi gậy), tuho (ném mũi tên vào bình)…
Dưới đây là một số trò chơi dân gian của người Hàn Quốc, hầu hết dành cho trẻ em, tuy nhiên, phụ huynh và du khách đều có thể cùng tham gia, hòa cùng vào không khí nô nức của mùa xuân.
Yutnori là một trong những trò chơi phổ biến nhất của người Hàn Quốc
Yutnori (chơi gậy)
Yutnori là một trong những trò chơi phổ biến nhất của người Hàn Quốc, đặc biệt trong dịp Seollal. Bộ dụng cụ chơi Yutnori gồm bàn chơi, quân chơi và gậy yut.
Yutnori yêu cầu 2 người hoặc 2 đội chơi. Mỗi đội lần lượt ném gậy yut (có vai trò như xúc xắc) để quyết định bước đi trên bàn chơi. Quân của đội nào đến đích trước sẽ là đội chiến thắng.
Trò này thường được chơi vào ngày mùng 1 Tết và dành cho mọi lứa tuổi.
Bàn chơi Yutnori và 4 gậy yut
Tuho (ném mũi tên)
Video đang HOT
Một trò chơi dân gian khác cũng rất nổi tiếng ở xứ sở kim chi đó là Tuho, hay còn gọi là ném mũi tên vào bình. Trong đó, người chơi sẽ đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn, đôi khi được trang trí đẹp mắt. Người chiến thắng sẽ là người ném được nhiều mũi tên trúng bình nhất.
Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu, nhưng giờ đây trở nên phổ biến với mọi người dân Hàn Quốc.
Người chơi sẽ đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn khi chơi Tuho
Jegichagi (đá cầu)
Jegichagi là trò chơi được trẻ em Hàn Quốc rất yêu thích. Các em có thể chơi một mình hoặc chơi cùng nhóm bạn. Cầu trong Jegichagi được gọi là Jegi, làm từ đồng xu nhỏ bọc giấy hoặc vải.
Jegichagi giống với đá cầu ở Việt Nam
Jegichagi là trò chơi được trẻ em Hàn Quốc rất yêu thích
Neolttwigi (bập bênh)
Neolttwigi là trò chơi truyền thống ngoài trời của phụ nữ và trẻ em gái Hàn Quốc. Neolttwigi tương tự bập bênh, nhưng người chơi đứng trên hai đầu bập bênh và nhảy để làm cho người đối diện bay lên cao. Nhiều người chơi “chuyên nghiệp” thậm chí còn thực hiện các cú nhào lộn trên không.
Neolttwigi tương tự bập bênh, nhưng người chơi đứng trên hai đầu bập bênh và nhảy để làm cho người đối diện bay lên cao
Paengi Chigi (con quay)
Đây là trò chơi tương tự với chơi con quay ở Việt Nam. Trẻ em Hàn Quốc có thể chơi trên mặt đất hoặc mặt nước đóng băng trong mùa đông dịp Tết. Con quay ở Hàn Quốc thường được làm từ gỗ cây bạch dương, gây thông hoặc cây táo.
Điều đặc biệt là trẻ em nơi đây thường dùng que để chơi con quay. Đây là một trò chơi nhóm và vẫn được nhiều trẻ em Hàn Quốc yêu thích cho đến ngày nay.
Trẻ em Hàn Quốc tụ tập chơi con quay
Một con quay của người Hàn Quốc
Theo Danviet
Không khí Tết Nguyên đán lan tỏa khắp thế giới
Không chỉ tại các nước phương Đông, không khí Tết cũng đang rất tưng bừng, náo nhiệt tại nhiều quốc gia phương Tây.
Không khí Tết Nguyên đán đang ngập tràn các con đường, ngõ phố của Việt Nam. Tại các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Singapore, người dân cũng đang nô nức sắm sửa chờ đón năm mới âm lịch.
Theo truyền thống, Tết Nguyên đán được chào đón tại nhiều quốc gia châu Á, tuy nhiên, ngày nay, không khí lễ hội này đã được lan tỏa trên khắp thế giới, theo China Daily.
Từ những lễ hội đèn lồng, múa sư tử, cho đến các cuộc diễu hành năm mới, dưới đây là chùm ảnh cho thấy người dân trên toàn thế giới đang đắm chìm trong không khí lễ hội chào mừng Tết con gà.
Người dân đi bộ dưới hàng trăm đèn lồng ở Khu phố Hoa tại Surakarta, Indonesia ngày 21.1 trước thềm năm mới nguyên đán.
Lễ hội Đèn lồng Kỳ diệu được tổ chức ở London để chào mừng Tết Nguyên đán.
Người dân Anh vô cùng thích thú với sự trang hoàng lộng lẫy đậm chất Tết của phương Đông
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull (trái) và phu nhân Lucy Turnbull (phải) đến thăm một Lễ hội Đèn lồng Tết Nguyên đán tại công viên Tumbalong ở Sydney ngày 20.1. Lễ hội được tổ chức để chào mừng Tết Đinh Dậu.
Người dân diễu hành trong trang phục truyền thống của Trung Quốc trong lễ hội Sudiro Grebeg, một lễ hội tổ chức bởi người Trung Quốc và người Java địa phương ở Surakarta, Indonesia, ngày 22.1.
Lễ hội được tổ chức để chào đón Tết âm lịch và hỗ trợ quá trình hội nhập xã hội.
Một cuộc diễu hành Tết Nguyên đán được tổ chức ở Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 21.1.
Em nhỏ mặc trang phục gà trống diễu hành tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
Một người phụ nữ đi bộ dưới đèn lồng ở ngôi đền Thean Hou tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 17.1
Nhóm múa lân đến từ Úc thi đấu trong cuộc thi múa lân Quốc tế lần thứ 10 tại Singapore ngày 15.1. Tổng cộng có 14 đoàn múa lân đến từ 9 thành phố thi đấu tại sự kiện thường niên.
Học sinh một trường tiểu học ở Malaysia biểu diễn trước thềm Tết Nguyên đán tại đường Petaling ở Kuala Lumpur, Malaysia ngày 14.1. Hơn 100 em đã tham gia vào sự kiện này.
Một em gái cầm tác phẩm cắt từ giấy ở Chi nhánh Maria A. Schuka của Thư viện Công cộng Toronto tại Canada, 19.1. Người dân địa phương tại đây được dạy cách cắt giấy theo hình chào đón năm mới âm lịch.
Múa lân tại Vancouver, Canada, ngày 15.12.2016.
Theo Danviet
Vì sao người Trung Quốc cần nghỉ Tết tới 7 ngày? Kì nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc hay còn gọi là Tuần lễ Vàng, thời điểm hàng triệu người dân về quê, đi du lịch trong và ngoài nước. Người dân Trung Quốc thường được nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán Tết Nguyên đán của Trung Quốc, hay còn gọi là Lễ hội Mùa xuân, là dịp lễ quan trọng và...