Những trò chơi ảnh hưởng nhất tới lịch sử phát triển game (kì 1)
Qua gần 40 năm phát triển, ngày nay video game đã trở thành ngành công nghiệp béo bở trong mắt của mọi người. Để được như vậy, cũng giống như những ngành khác, ngành công nghiệp game phải trải qua quãng thời gian dài phát triển và cách mạng hóa để trở nên giống như chúng ta thấy ngày nay. Tuy vậy, liệu có còn ai nhớ ngành công nghiệp game đã từng khởi đầu như thế nào không?
Hàng chục năm trôi qua, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khả năng sáng tạo của con người đã đem đến phép lạ và sự đột phá cho ngành công nghiệp này. Không ai nghĩ rằng từ một bộ phận nhỏ của ngành công nghiệp giải trí, game đã sống sót sau thời kỳ khủng hoảng năm 1983 và vươn mình, trở thành một trong những thành phần sôi động và đầy tiềm năng nhất của nền kinh tế thế giới. Để làm được như vậy phải cần đến rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến những trò chơi nắm giữ vai trò là bước đệm, nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp game.
Dưới đây là danh sách 10 game đã từng nắm giữ vai trò như vậy.
1. Pong
Là một trong những game đầu tiên của tập đoàn Atari, giờ có lẽ khi nhắc đến Pong, không ai còn nhớ đến Andy Capp’s Tavern, một quán bar nhỏ ở thung lũng Silicon, nơi mà Nolan Bushnell – cha đẻ của Pong đã lần đầu thử nghiệm lắp đặt máy vào năm 1972. Hiệu quả ban đầu mà Pong gây ra ở quán bar này lớn đến mức chỉ một vài ngày sau khi lắp đặt, quản lí của quán bar đã phải gọi Allan Alcorn – đồng thiết kế máy Pong đến sửa vì có quá nhiều người sử dụng.
Có một sự thật không thể chối cãi là thời kì đó, Pong luôn kiếm được gấp 4 lần so với các máy chơi game khác, ước tính sơ bộ khoảng 35 đến 40 USD một ngày. Tất nhiên điều này đã dẫn đến việc gia tăng lượng đơn đặt hàng, khiến Atari luôn có thu nhập ổn định. Năm 1973, Atari nhận được 2500 đơn đặt hàng và bán được hơn 8000 máy Pong. Đây có thể xem như là chiến thắng vẻ vang thời bấy giờ và nhờ điều đó, Pong có thể bán được với giá trị gấp 3 lần so với giá trị thật của mình.
Với những gì đạt được, năm 1975 Atari quyết định tung ra máy Pong phiên bản Home, số lượng hạn chế chỉ có 15000 bản. Nhờ vào danh tiếng của game trước đây, Pong lại thành công và mang về cho Atari giải thưởng Sears Quality Excellence. Ngày nay, nhiều người, trong đó có cả các chuyên gia uy tín tin rằng Pong chính là game đầu tiên biến bộ môn giải trí này trở thành một ngành công nghiệp sinh lời.
Chỉ sau vài tháng phát hành, Space Invaders đã trở nên phổ biến tới mức một loại máy arcade đã được thiết kế riêng chỉ để chơi đúng trò này. Cho đến cuối năm 1978, Taito đã lắp đặt hơn 100,000 máy và thu lại được 600 triệu đô la chỉ riêng ở quê nhà Nhật Bản. Hai năm sau, con số này đã tăng lên 300,000 máy chỉ riêng ở Nhật và 60,000 máy ở Mỹ, mỗi máy có giá từ 2000 đến 3000 đô la. Space Invaders đã mang lai về 2 tỉ đô la chỉ trong năm 1982 (đến năm 2011 con số này là 4.6 tỉ đô la). Điều này đã khiến nó trở thành game bán chạy nhất và sản phẩm giải trí có doanh thu cao nhất của thế kỉ 20, nên nhớ rằng series phim Star Wars thời bấy giờ cũng chỉ mang về 486 triệu đô la tiền bán vé.
Video đang HOT
Space Invaders đã trở thành tiền lệ và mở ra một con đường rộng thênh thang cho ngành công nghiệp game nói chung và cho thể loại bắn súng nói riêng. Thành công của game trước hết phải kể đến phong cách tương tác trong gameplay giữa game thủ và mục tiêu chưa từng xuất hiện trước đó, cho phép kẻ địch có thể di chuyển lại gần người chơi theo đường dích dắc, đồng thời có khả năng bắn trả lại. Đây cũng là game đầu tiên có chế độ lưu lại tên của người có điểm số cao nhất.
Ngoài ra, Space Invaders cũng là game đầu tiên cung cấp cho người chơi một số mạng nhất định, khả năng né tránh đối phương tấn công và nấp sau vật cản có thể bị phá hủy. Không chỉ vậy, đây còn là game đầu tiên có soundtrack nền với bốn tông đơn giản lặp đi lặp lại, thay đổi qua từng giai đoạn và tạo sự hứng thú cũng như hồi hộp cho người chơi, nhất là khi kẻ đich áp sát lại gần.
Trong game, game thủ sẽ vào vai anh chàng thợ sửa ống nước Mario và người em trai Luigi, tuy vậy Luigi chỉ có thể chơi được với tư cách là người chơi thứ hai trong chế độ hai người. Nhiệm vụ của Mario là đi hết Vương quốc Nấm, đánh bại nhân vật phản diện Bowser và cứu công chúa Peach. Có tất cả 8 thế giới trong Super Mario Brosvới 4 level phụ ở mỗi nơi. Tại mỗi level phụ cuối cùng, nếu chịu khó tìm kiếm game thủ sẽ tìm thấy đường đến một lâu đài nơi có Bowser hay những kẻ giả dạng hắn xuất hiện.
Super Mario Bros là một trong những game được đánh giá rất cao và đóng vai trò là bước phát triển cho thể loại side-scrolling. Chưa tính đến phiên bản Gameboy Advance và Virtual Console, doanh số của Super Mario Brosđạt đến hơn 40 triệu bản và trở thành game bán chạy nhất của dòng Mario, đồng thời là game bán chạy thứ hai của thế giới trong thế kỉ 20.
Hầu hết các khía cạnh của game đều được đề cao, từ hệ thống nhân vật cho đến cách thiết lập ở mỗi level. Trong đó yếu tố được nhắc đến nhiều nhất là sự điều khiển chính xác. Nếu như đã trở thành cao thủ của trò này, người chơi có thể điều khiển được độ cao, tầm xa cũng như tốc độ của các cú nhảy mà Mario và Luigi thực hiện.
4. Doom
Trước hết, Doom được nhắc đến nhiều bởi vì là nguyên mẫu của thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất hiện đại. Thứ nữa phải kể đến kho vũ khí đa dạng (tất nhiên là so với thời kì game mới ra mắt), khởi đầu chỉ có súng ngắn và tay không, về sau game thủ có thể bổ súng vào danh sách những loại vũ khí hiệu quả hơn như Shotgun, Chain-gun, cưa máy, ống phóng tên lửa, súng plasma và nổi tiếng nhất là BFG 9000.
Sau thành công của video game, một vài thể loại ăn theo khác như truyện tranh và bốn quyển tiểu thuyết của Dafydd Ab Hugh và Brad Linaweaver bắt đầu xuất hiện. Trong suốt thời kì thống trị của Doom, một vài game bắn súng góc nhìn thứ nhất khác cũng xuất hiện và bị mệnh danh là “ Doom Clones” (Doom nhái).
Doom được ca ngợi trên các tạp chí game và được công nhận rộng rãi là trò chơi có ảnh hưởng và tầm quan trọng bậc nhất đối với lịch sử ngành game. Đây cũng được xem như là game mang tính đột phá nhất trong năm 1993 với mức bạo lực hiếm khi xuất hiện trong ngành giải trí game trước đó. Cùng với chế độ multiplayer và các trận death match, game đã giữ chân được rất nhiều game thủ trước khi lùi dần vào quá khứ.
Kể từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 1998 đến nay, Metal Gear Solid vẫn được xem là một trong những game có “công” phổ biến rộng rãi thể loại hành động lén lút, với ý tưởng người chơi không được trang bị vũ khí và phải tìm cách để không bị kẻ địch phát hiện làm chủ đạo. Đây cũng là lần đầu yếu tố điện ảnh xuất hiện trong game với những đoạn phim cắt cảnh khá dài giải thích nội dung và cốt truyện phức tạp
Bên cạnh yếu tố hành động lén lút, soundtrack cũng đóng góp rất nhiều cho sự thành công của game. Trong đó, được đánh giá cao nhất phải kể đến bản “The best is yet to come”, thật sự là một trong những bản soundtrack hay nhất của thế giới game. Âm điệu buồn bã của giai điệu càng làm tăng thêm nỗi bất hạnh của các nhân vật trong cốt truyện game.
Metal Gear Solid là một trong những game thành công nhất về mặt thương mại, với hơn 6 triệu bản đã được tung ra khắp nơi trên toàn thế giới. Game được đánh giá cao, hầu hết ở mức 9/10 và 10/10 từ các trang đánh giá uy tín trên toàn thế giới như IGN, Game Ranking, Metacritic, NGamer, Gamespot, PSM và Playstation Magazine.
Theo VNE
Multiplayer - sự suy giảm không được dự báo trước
Giống như nhiều ngành khác, ảnh hưởng của sự suy thoái đôi khi cũng tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp game. Các studio lớn nhỏ phải đóng cửa, những dòng game từng rất thành công không đạt được doanh thu như mong muốn, ngân sách của game bắt buộc phải cắt giảm. Và để phù hợp với sự cắt giảm ấy, một vài yếu tố trong game bị loại bỏ không thương tiếc, điều đáng lưu ý là chế độ multiplayer cũng nằm trong số đó.
Sau 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra và lan rộng toàn cầu, phải đến gần đây người ta mới có thời gian để ngồi xem lại xem ngành công nghiệp game đã thay đổi đến mức nào. Từ những con số mà EEDAR (Video Game Research and Consulting) thu thập và thống kê dựa theo tất cả các game Xbox 360 và PS3 được phát hành tại thị trường nước Mỹ, số lượng game có chế độ multiplayer đã giảm đi đáng kể so với những ngày đầu khi hai hệ máy này mới xuất hiện.
Số lượng game có chế độ multiplayer đã giảm đi đáng kể.
Từ bảng số liệu ở trên, người ta có thể thấy năm 2006, một năm sau ngày phát hành Xbox 360 và là năm của PS3, số lượng game có chế độ multiplayer online chiếm 67%, multiplayer offline là 58% và 28% không có multiplayer (sở dĩ số liệu như vậy là vì có những game có cả hai chế độ multiplayer). Tuy vậy 6 năm sau, tình hình đã thay đổi hẳn. Năm 2012 số lượng multiplayer online chỉ còn 42%, giảm mất 25%, multiplayer offline giảm 14%, chững lại ở con số 44 trong khi lượng single player tăng lên 16%, đạt con số 41%, cao nhất kể từ khi dòng thế hệ console thứ 7 ra đời. Như vậy, qua thời gian, ngày càng có ít game console sở hữu chế độ multiplayer như một phần cốt lõi của sản phẩm.
Chuyện gì đã xảy ra?
Trong trường hợp nếu được xây dựng tốt, multiplayer nhiều khi sẽ trở thành cốt lõi của game, là thứ giữ chân game thủ ở lại sau một thời gian dài. Call of Duty, Halo, Madden, FIFA, League of Legends, World of Warcraft là minh chứng hàng đầu chứng minh cho điều đó. Tuy vậy, vấn đề nằm ở chỗ chi phí để xây dựng multiplayer là rất cao, và điều đó không giúp cho giá thành của sản phẩm được tăng lên. Không chỉ vậy, ngày càng xuất hiện nhiều game rất thành công mà không cần đến sự có mặt của chế độ multiplayer.
Nhiều game thành công mà không cần đến sự có mặt của Multiplayer.
Báo cáo tài chính của các nhà phát hành năm 2012 cho thấy, phải đến một nửa chi phí sản xuất đổ vào multiplayer và công việc đó đôi khi không phải do cùng một studio thực hiện mà được chuyển giao cho đội ngũ khác. Kết quả là chế độ này đôi khi không giống nếu không muốn nói là khác hoàn toàn so với phần còn lại của cả game. Tóm lại, vấn đề lớn nhất với nhà phát triển trong trường hợp này là phải quyết định xem việc đưa multiplayer vào có phù hợp không bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thang điểm đánh giá và thậm chí là giá thành sản phẩm. Bởi thật ra multiplayer cũng chỉ là một tính năng trong game và không phải tất cả các tính năng hiện nay đều thuộc về tất cả các game. Chúng ta không thể dự đoán được Bioshock 1 và Bioshock Infinite liệu có hay hơn khi có multiplayer không. Tương tự, rất nhiều trường hợp khác như Batman Arkham Asylum & City , Dragon Age I & II , God of War 3 , Skyrim , Heavy Rain và Fallout 3, hoặc Braid, hoặc Limbo, tất cả đều không cần đến sự có mặt của multiplayer.
Nhà phát triển cần cân nhắc xem có nên đưa Multiplayer vào game hay không.
Và đây là sự thật thú vị: số lượng game có chế độ multiplayer đến nay vẫn còn khá nhiều, nhưng đã giảm đi đáng kể mà không ai để ý đến điều đó. Đó thật sự là tin tốt vì điều đó chứng minh rằng khi các nhà phát triển cắt giảm đi các tính năng không cần thiết và quá tốn kém, game thủ vẫn cảm thấy không bị lừa gạt vì thiếu đi những tính năng đó. Đồng thời, điều đó cũng chỉ ra rằng cái người chơi quan tâm thật sự là chất lượng của sản phẩm. Một trò chơi có thể mang lại trải nghiệm tuyệt vời là điều mà game thủ nào cũng muốn. Nếu như trải nghiệm đó do multiplayer mang lại thì thật kì diệu, nhưng nếu ngược lại thì việc loại bỏ multiplayer là hoàn toàn đúng đắn.
Người chơi sẽ chỉ quan tâm thật sự tới chất lượng sản phẩm.
Có thể nói, đây là một động thái tích cực cho ngành công nghiệp game. Ngày càng có ít game thêm tính năng với chi phí đắt đỏ nhưng không phù hợp với tất cả. Ngân sách của game dành cho tính năng này coi như được bỏ và để dành vào việc phát triển cho các phần còn lại sao cho hoàn thiện hơn. May mắn thay, dường như game thủ cũng không cảm thấy bận tâm vì điều này. Tất cả các số liệu trong những năm qua đã đủ để nói lên điều này.
Tại hội chợ E3 năm nay, một vài sản phẩm như Destiny , The Division hay game đua xe The Crew mang trong mình tham vọng của một sản phẩm bom tấn và đặc biệt hơn, đây là những game không có mục chơi đơn. Nhiều người tin rằng, console next-gen sẽ là cơ hội tốt cho sự hồi sinh của chế độ multiplayer, thậm chí có người bạo dạn tin rằng rồi đây sẽ chẳng còn ai chơi game một mình nữa. Nhưng cũng có không ít người cho rằng đây chỉ là ngọn đèn leo lét chợt vụt sáng trước khi tắt hẳn. Cho dù vậy, nếu như multiplayer muốn biến mất hoàn toàn có lẽ cũng phải chờ đến khi trải nghiệm trong phần chơi đơn đủ phong phú để hấp dẫn game thủ trong thời gian dài và quan trọng nhất, ý thức xã hội của việc chơi game không còn tồn tại nữa.
Theo VNE
Những tựa game PC/Console đáng chú ý trong tháng 7 Hy vọng qua danh sách trên, các bạn đã có thể lựa chọn được cho mình một tựa game ưng ý để chơi trong tháng 7 này. Sau hàng loạt những game bom tấn được phát hành vào tuần cuối của tháng 6, rồi đến nhừng giây phút đắm chìm trong thế giới game với hội chợ E3, ngành công nghiệp game có...