Những triệu phú nhãn ngọt như đường bên dòng sông Mã
Từ một địa phương trồng cây nhãn một cách tự phát chỉ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, đến nay, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cây nhãn ở Sông Mã (Sơn La) đã trở thành cây chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân trở thành triệu phú.
Năng suất gấp 10 lần cây ngô
Dừng tay hái những quả nhãn chín mọng, căng tròn, ông Lò Văn Anh, bản Nà Lốc 2 (xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã) kể: Trước đây, cũng như nhiều hộ dân khác, nhà tôi cũng chỉ trồng cây ngô, sắn nên tình trạng thiếu đói, đứt bữa diễn ra như cơm bữa. Để tìm hướng thoát nghèo, năm 2000, vợ chồng tôi chuyển sang trồng thêm cây nhãn để tăng nguồn thu nhưng trồng giống nhãn cỏ địa phương nên thu nhập cũng chẳng đáng là bao”.
Ông Trần Hồng Quảng, bản Tiên Sơn, xã Chiềng Khương, cho biết: Từ khi ghép giống nhãn ghép chín sớm vào nhãn địa phương, mỗi năm gia đình thu ít nhất 200 triệu đồng trở lên.
Ông Anh bảo: Năm 2010, thấy trên tivi giới thiệu mô hình trồng nhãn ghép cho hiệu quả kinh tế khá. Cũng may, lúc đó con trai tôi đã học được cách ghép nhãn nên hai bố con chặt toàn bộ cành nhãn của nhà chuyển sang ghép giống nhãn mới. Từ đó, kinh tế gia đình mới bứt phá.
Lão n ông Lò Văn Anh, bản Nà Lốc 2, xã Chiềng Sơ đang cắt, tỉa cành cho vườn nhãn ghép chín muộn của mình
“Tôi còn nhớ, lúc chúng tôi còn trẻ do quá nghèo không được đi học nên không biết làm thế nào để nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi. Giờ các con, các cháu được học hành đến nơi, đến chốn, về đến nhà biết ứng dụng khoa học vào ghép cây nhãn, chăn con lợn mà năng suất tăng lên đáng kể” – ông Anh nói.
Từ đầu vụ đến giờ, nhà tôi mới bán được 2 tạ quả nhãn ghép chín sớm mà đã dễ dàng bỏ túi hơn 20 triệu – bà Lèo Thị Thu ở bản Hồng Nam, xã Chiềng Khoong, bảo vậy.
Đến nay, ông Anh có 3,5ha nhãn, trong đó, số diện tích nhãn ghép đã cho thu hoạch là 2ha. “Năm 2017, dù mất mùa, sản lượng giảm nhưng tôi cũng bỏ túi ngót nghét 180 triệu đồng. Nếu so với cây ngô, lúa, nhãn ghép cho hiệu quả kinh tế cao gấp chục lần. Năm nay, nhãn được mùa, cây nào cũng sai trĩu quả nên phải cắt bớt quả cho cành không gãy, dự kiến sẽ thu gấp đôi năm 2017″ – ông Anh phấn khởi nói.
Triệu phú nhãn ghép
Dời nhà lão nông Lò Văn Anh, chúng tôi xuôi về thị trấn Sông Mã và các xã dọc sông như Chiềng Khoong, Nà Nghịu, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Chiềng Sơ.
Video đang HOT
Dọc hai bên đường Quốc lộ 4G là những rừng nhãn ngút ngàn, quả sai trĩu cành, căng mọng đang vào thời điểm chín rộ. Không khí lao động nhộn nhịp của bà con mùa nhãn chín như báo trước một mùa màng bội thu của người trồng nhãn.
Thông qua các ngày hội, sản phẩm nhãn Sông Mã được đông đảo nhiều người biết đến
Trong căn nhà 2 tầng khang trang, rộng rãi, ông Nguyễn Văn Hưng, bản Tiên Sơn (xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã) khoe với chúng tôi: Ngôi nhà xây hơn tỷ này đều nhờ vườn nhãn ghép đằng sau nhà đấy.
Theo chân ông Hưng lên vườn nhãn, ông vừa hái quả mời chúng tôi ăn, vừa kể: Năm 2012, gia đình tôi ghép toàn bộ 270 gốc nhãn sang giống nhãn Miền Thiết lấy giống từ xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Hiện nay, vườn nhãn của ông Hưng đang trồng theo hướng VietGAP. Năm nay, tôi dự kiến thu từ 30 – 35 tấn nhãn. Nếu cứ giữ mức giá trung bình 20.000 – 22.000 đồng/kg như bây giờ thì hết mùa vụ này gia đình thu hơn 600 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Hưng, bản Tiên Sơn, xã Chiềng Khương, xây được nhà tiền tỷ từ vườn nhãn trồng theo hướng Vietgap
Tiết lộ bí quyết giúp cây nhãn phát triển và cho sai quả, ông Hưng chia sẻ: Phải cắt tỉa cành khô, dại giúp cây thoáng mát hạn chế sau bệnh trú ngụ gây hại. Vào mùa khô phải tưới nước đầy đủ cho cây. Bón phân quanh tán cây, đào hố rải phân rồi lấp đất; bón trước khi trời chuẩn bị mưa để phân dễ tan và cây dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra để cây nhãn ra hoa, đậu quả tốt, ông Hưng còn áp dụng kỹ thuật khoanh cành cho cây. Tháng 12 dương, bắt đầu khoanh cành cho cây. Mục đích chính của kỹ thuật này là siết nước, giúp cây nhãn phân hóa mầm hoa. Xong thời điểm khoanh cành cho cây nghỉ một tháng ngủ đông rồi sang tháng 1 phun thuốc Flower – 94 để đánh thức.
Hiện nay, cây nhãn không chỉ giúp người nông dân xóa được đói, giảm được nghèo mà từ khi ứng dụng tiến bộ khoa học vào thâm canh cây nhãn, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, một số hộ đã thu được tiền tỷ.
“Trong thời gian tới để kết nối cung – cầu, tạo đầu ra cho sản phẩm nhãn Sông Mã, huyện đã tổ chức các ngày hội, hội nghị xúc tiến nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước giúp các tổ chức, hộ gia đình trồng nhãn nói riêng và huyện Sông Mã nói chung liên kết tiêu thụ sản phẩm nhãn để hình thành các chuỗi liên kết hàng nông sản trong tương lai” – ông Lương Văn Vịnh – Trưởng phòng NNPTNT huyện Sông Mã, cho biết.
Theo Danviet
Ồ ạt đổ bộ, nhãn Sông Mã chính thức "đánh chiếm" thị trường Thủ đô
Sáng ngày 3.8, "Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018" đã chính thức được khai mạc tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội, kéo dài từ 3.8 đến 9.8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nhãn Sơn La.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La 2018.
Cây nhãn đã bén rễ với đồng đất Sơn La từ 10 năm nay và nhanh chóng trở thành một trong những nông sản chủ lực của địa phương. Nhất là từ khi được cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu, nhãn Sông Mã đã thực sự tạo được thế mạnh và vị trí riêng trong "bản đồ" nông sản sạch Việt Nam.
Với mục đích đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, xúc tiến tiêu thụ, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp tạo "sân chơi" riêng cho nhãn và các sản phẩm đặc sản khác của Sơn La. Đây không chỉ là cơ hội để các đơn vị sản xuất, các HTX kết nối tiêu thụ mà còn là dịp để người dân Thủ đô có cơ hội trải nghiệm, dùng thử những loại đặc sản này.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (thứ 2 từ phải sang) tham quan các gian hàng nông sản tại Hội chợ.
Đến từ rất sớm và đã thử kha khá nhãn ở các HTX khác nhau, ông Nguyễn Đình Thìn ở Yên Hòa (Cầu Giấy - Hà Nội) quyết định mua 5kg nhãn của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Toàn Thắng, ông đánh giá: "Nhãn này cùi dày, hạt nhỏ, vị ngọt sắc và đặc biệt là quả to nên ăn rất đã".
Ông Dương Tự Thanh, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Toàn Thắng cho hay: "Hiện HTX chúng tôi có 35ha nhãn VietGAP với 18 thành viên, mùa vụ năm nay chúng tôi dự kiến thu về 300 - 350 tấn. Giá hiện tại là 35.000 đồng/kg nhưng thời gian tới khi giá chín rộ thì dự kiến sẽ chỉ còn 15.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ chính là Sơn La, Hà Nội, TP. HCM, chúng tôi cũng đang đàm phán để hợp tác với Công ty Cánh Đồng Vàng nhằm mở rộng thị trường sang nước ngoài".
Nhãn Sông Mã được trồng theo quy trình VietGAP nên tuyệt đối an toàn, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng Thủ đô.
Với kinh nghiệp trồng nhãn từ năm 2008, hiện gia đình anh Nguyễn Văn Hải, thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Nhãn chín muộn sở hữu 25ha nhãn. Toàn bộ diện tích này được anh Hải triển khai theo quy trình VietGAP, mỗi vụ anh Hải thu khoảng 200 tấn. Chỉ tính riêng thu nhập từ nhãn, mỗi năm anh Hải thu lãi 500 triệu đồng.
"Giống nhãn chín muộn chỉ chín sau nhãn chính vụ 15 ngày nhưng ưu điểm là có thể lưu trên cây 1 tháng nữa nên hiệu quả kinh tế vượt trội hơn hẳn so với nhãn chính vụ. Bên cạnh đó, do trồng theo quy trình VietGAP nên sản phẩm của HTX chúng tôi luôn đảm bảo đầu ra tốt, không lo vấn đề tiêu thụ" - anh Hải cho biết.
Sau khi thử nhãn, ông Nguyễn Đình Thìn quyết định mua 5kg về cho cả nhà thưởng thức.
Dù mang lại nhiều ưu điểm nhưng không phải hộ dân nào ở Mai Sơn cũng kiên trì theo đuổi VietGAP, ông Nguyễn Văn Phòng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Dịch vụ Nhãn chín muộn cho hay: "Trước đây HTX chúng tôi có 25 hộ thành viên nhưng hiện chỉ có 12 hộ kiên trì theo quy trình VietGAP. Các hộ khác đều không mặn mà bởi việc tuân thủ quy trình nghiêm ngặt khiến họ bỏ lỡ nhiều cơ hội tiêu thụ hoặc giá bán không cao hơn, trong khi chi phí đầu tư, công chăm sóc lại nhiều hơn".
Ngoài nhãn, các HTX còn mang đến Lễ hội nhiều nông sản chủ lực khác như: bơ, chuối, xoài, chanh...
Cũng theo ông Phòng, VietGAP không mang lại giá trị trước mắt, không thể chỉ đánh đổi bằng một vài mùa vụ mà phải kiên trì theo đường dài. "Nếu xác định theo cây nhãn lâu dài thì phải làm VietGAP, có như vậy sản phẩm của mình mới có cơ hội vươn xa hơn" - ông Phòng lý giải.
Ưu điểm của nhãn Sông Mã là vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt sắc.
Ông Vi Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cam kết: "Chúng tôi luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhất là các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản. Chúng tôi mang tới Tuần lễ này không chỉ nhãn mà còn rất nhiều nông sản là thế mạnh của tỉnh, qua đó phần nào khẳng định những thế mạnh mà Sơn La đang có, giúp người tiêu dùng định vị được các thương hiệu nổi tiếng ở địa phương".
Lễ hội nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La sẽ kéo dài từ 3.8-9.8 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp 489 Hoàng Quốc Việt.
Tham dự và phát biểu tại buổi khai mạc, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh: "Theo hướng dẫn của các ngành chức năng, Sơn La đã được cấp 6 mã số vùng trồng nhãn xuất khẩu. Việc cấp mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn với việc tuân thủ sản xuất theo quy trình nhất định, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm".
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng khẳng định, sự kiện đang góp phần tích cực quảng bá, giới thiệu nông sản Sơn La nói chung, cũng như tôn vinh nông dân sản xuất cây ăn quả nói riêng.
Hiện tổng diện tích nhãn trên địa bàn tỉnh Sơn La là 12.257ha (tăng 539ha so với năm 2017), tập trung chính ở: Sông Mã, Yên Châu, Mai Sơn, Mộc Châu... sản lượng ước đạt 62.000 tấn (tăng 23.000 tấn so với năm 2017). Sơn La hiện đang duy trì 15 chuỗi sản xuất nhãn an toàn với sản lượng trên 15.000 tấn.
Theo Danviet
Sơn La: Chợ trâu bò không phép ngang nhiên tồn tại nhiều năm trời Nhiều năm qua, chợ bán gia súc tự phát tại bản Nhộp (xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) vẫn ngang nhiên hoạt động giữa lòng lề đường, gây cản trở giao thông và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho gia súc của người dân địa phương Xã chưa có giải pháp để xử lý Trao đổi với Dân Việt,...