Những triệu chứng ung thư không thể bỏ qua
Ung thư là căn bệnh đáng sợ đối với nhân loại, nhưng bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Thế nên, có một số triệu chứng ung thư mà bạn cần biết và không thể bỏ qua.
Giảm cân bất ngờ. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, thích giảm cân mà không phải tập thể dục hoặc thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nếu trọng lượng cơ thể đột nhiên tuột dần, thì đó có thể là một triệu chứng ung thư, nếu không phải do bệnh cường giáp gây ra.
Thay đổi ở bộ ngực. Do ý thức về bệnh ung thư vú đã được nâng cao, nhiều phụ nữ đã tập được thói quen tự kiểm tra ngực. Họ luôn muốn phát hiện sớm những khối u, nhưng đây không phải là triệu chứng duy nhất. Phụ nữ cũng cần chú ý tình trạng đỏ và dày da vú. Việc nổi mẩn trong nhiều tuần lễ cũng cần được quan tâm. Sự tiết dịch ở núm vú ngay cả khi phụ nữ không ở giai đoạn cho con bú cũng có thể là dấu hiệu ung thư tuyến vú.
Cần được kiểm tra kỹ khi bị mệt mỏi hay đau nhức cơ thể thường xuyên – Ảnh: Shutterstock
Chảy máu bất thường. Nếu phát hiện sự chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt, bạn không thể làm ngơ. Đây có thể là một triệu chứng ung thư tử cung hoặc niêm mạc tử cung. Nếu máu xuất hiện trong nước tiểu hoặc phân, đó không chỉ là dấu hiệu trĩ mà còn cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, bàng quang hoặc thận.
Video đang HOT
Thay đổi ở da. Hãy cẩn thận với những thay đổi ở da như tróc vảy, sạm da quá mức, chảy máu hoặc hình thành nốt ruồi mới. Đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư da.
Khó nuốt. Nếu bạn nuốt thức ăn một cách khó khăn hoặc cảm thấy khó chịu sau khi làm điều này trong nhiều ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu ung thư cổ họng.
Thay đổi trong miệng. Nếu bạn là người hút thuốc, bạn cần phải kiểm tra xem có sự xuất hiện của bất kỳ đốm trắng nào trên lưỡi hoặc bên trong miệng hay không. Đó có thể là dấu hiệu ung thư miệng hoặc chứng bạch sản.
Sốt và ho kéo dài. Bị những triệu chứng này mà không giải thích được là bị cúm hay bệnh truyền nhiễm nào, đó có thể là triệu chứng của bệnh bạch cầu hoặc u bạch huyết. Tương tự, ho có thể là “bạn đồng hành” của cúm, cảm lạnh hoặc sốt, nhưng nếu ho kéo dài hơn 3 tuần thì bạn phải để ý tìm rõ nguyên nhân.
Thay đổi ở tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn phổ biến ở đàn ông trong độ tuổi từ 20-39. Cần tự kiểm tra thường xuyên và không nên xem nhẹ bất kỳ sự thay đổi nào về hình dạng bên ngoài của bộ phận này.
Đau nhức. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho rằng tình trạng đau nhức cơ thể dai dẳng nên được kiểm tra như một triệu chứng của bệnh ung thư, dù rằng không phải mọi cơn đau đều là dấu hiệu của căn bệnh đáng sợ này.
Mệt mỏi. Có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu hoặc ung thư dạ dày. Trong nhiều loại ung thư, mệt mỏi và sốt xuất hiện khi bệnh đã tiến triển. Mệt mỏi có thể do stress hoặc làm việc quá sức. Nếu tình trạng này không cải thiện khi đã nghỉ ngơi đầy đủ, cần đến gặp bác sĩ.
Theo BĐVN
Phát hiện protein chặn sự tái phát bệnh bạch cầu
Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để tìm ra liệu pháp tối ưu nhất nhằm ngăn ngừa loại bệnh bạch cầu cấp nguy hiểm quay trở lại sau khi bệnh nhân đã được chữa trị.
Bạch cầu ác tính làm tăng nguy cơ tái phát ung thư máu
Sự tái phát bệnh ung thư máu gây ra bởi các tế bào gốc tế bào gốc bạch cầu nguy hiểm luôn là một thách thức lớn và nghiên cứu trên chuột mới đây của ĐH Hoàng gia London do Tổ chức Nghiên cứu ung thư và ung thư hệ bạch huyết Anh tài trợ, đã tăng thêm hy vọng về một giải pháp cho vấn đề này.
Trên tạp chí Cell Stem Cell, nhóm đã mô tả cách hạn chế các tế bào gốc bằng việc kìm nén 2 loại protein quan trọng là Bmil và Hoxa9.
Protein Bmi1 là một "vật chất quan trọng" trong sự tồn tại và phát triển của các tế bào gốc ung thư khác nhau. Tuy nhiên chỉ protein Bmi1 thì không thể tiệt triêu hẳn các tế bào gốc độc hại và do đó, cần chú ý tới sjư tác giữa protein Bmi1 và protein Hoxa9. "Cuộc tấn công kép" này sẽ giảm khả năng đột biến của gien MLL - nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu.
"Đây là bước đi quan trọng giúp các bệnh nhân sống lâu hơn với căn bệnh bạch cầu này trong tương lai", Giáo sư Peter Johnson, chia sẻ.
TS David Grant. Giám đốc khoa học TT nghiên cứu Bệnh bạch cầu và ung thư hệ bạch huyết đánh giá: "Các tế bào gốc gây bệnh bạch cầu là mục tiêu để tìm ra các loại thuốc mới. Và nghiên cứu này rất quan trọng trong việc tìm ra cách mà các tế bào gốc được kiểm soát ở mức độ di truyền song song với các liệu pháp chữa trị mới".
Các tế bào gốc gây ung thư có sức "đề kháng" với các cách điều trị thông thường như bức xạ và liệu pháp hóa học tốt hơn các tế bào bệnh bạch cầu khác. Do vậy, sau khi được chữa trị thành công ban đầu, các tế bào này vẫn tồn tại và sẽ khởi động lịch "hủy diệt" mới và ở mức nguy hiểm hơn. Hơn 50% người mắc bệnh bạch cầu cấp sẽ có nguy cơ tái phát và cơ hội sống là rất thấp. Loại bệnh đặc biệt nguy hiểm này chiếm 70% trong ung thư máu ở tuổi vị thành niên và 10% ở người lớn. Chỉ có một nửa số trẻ mắc căn bệnh này sống sót được 2 năm sau khi được điều trị như thông thường.
Theo Dân Trí
Phụ nữ mất 90% số trứng dự trữ vào tuổi 30 Các nhà khoa học khám phá ra nguyên nhân phụ nữ lớn tuổi khó thụ thai là do họ đã mất tới 90% lượng trứng dự trữ khi bước sang tuổi 30. Dù chị em có thể tiếp tục sản xuất trứng ở độ tuổi 30 - 40 nhưng nguồn cung cấp "nguyên liệu" tạo trứng giảm xuống gần như bằng không. Cơ...