Những triệu chứng không nên coi thường
Có một số triệu chứng nếu xảy ra thường xuyên, bạn không nên bỏ qua vì có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang xấu đi.
Ảnh: Shutterstock
Đau ngực. Hầu hết nam giới đều liên kết đau ngực với cơn đau tim song có nhiều vấn đề của sức khỏe có cùng triệu chứng này. Viêm phổi, thuyên tắc phổi hoặc bệnh suyễn cũng có những cơn đau ngực liên tục. “Với tình trạng căng thẳng gia tăng và thói quen ăn uống không lành mạnh, các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa như trào ngược a xít hoặc viêm loét dạ dày rất phổ biến ở nam giới. Những tình trạng này gây đau ngực nghiêm trọng”, tiến sĩ Hemant Mittal cũng là chuyên gia tư vấn tâm lý tại Trung tâm sức khỏe Mind Mantra Wellness ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) cho biết.
Khó thở. Hụt hơi là tình trạng thường xảy ra ở nam giới và có thể là dấu hiệu cảnh báo tim mạch có vấn đề. Đây cũng là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về phổi như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn hoặc tăng huyết áp động mạch phổi. Trong thực tế, khó thở cũng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, khá phổ biến ở nam giới hiện nay.
Mệt mỏi. Phái mạnh cũng dễ bị mệt mỏi và hay thiếu năng lượng. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể do thiếu động lực, có suy nghĩ tiêu cực và thiếu ngủ. “Mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của ung thư, suy tim sung huyết, tiểu đường, viêm khớp, bệnh truyền nhiễm, suy thận, gan… Nó cũng có thể chỉ ra các trục trặc của tuyến giáp”, tiến sĩ, bác sĩ đa khoa tại Ấn Độ Pravin Dehana giải thích.
Mất trí nhớ. Chứng hay quên thường phổ biến ở nam giới hơn phụ nữ. “Hay quên có thể do tuổi tác gây ra. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ ra một số vấn đề nghiêm trọng khác như bệnh Alzheimer, các khối u não, tổn thương não hoặc viêm sưng. Thiếu hụt vitamin cũng gây mất trí nhớ”, theo tiến sĩ Hermant Mittal.
Video đang HOT
Các vấn đề về tiết niệu. Giống như phụ nữ, nam giới cũng trải qua nhiều vấn đề sinh lý mà phần lớn đều bị họ bỏ qua. Nước tiểu có máu hoặc gắt tiểu là vấn đề nghiêm trọng vì có thể là do rối loạn thận và gan. Nước tiểu có máu còn có thể là triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt và sỏi thận, viêm bàng quang. “Nếu bỏ qua, điều này sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
Tuyến tiền liệt phình to hoặc ung thư tuyến tiền liệt thường rất phổ biến ở nam giới, nhưng họ có xu hướng bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, từ đó khiến vấn đề trở nên trầm trọng thêm”, tiến sĩ, chuyên gia về tiết niệu ở Ấn Độ Anand Biswas cho hay.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Giải pháp làm chậm tiến trình suy thận
Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng theo thời gian. Bên cạnh đó, suy thận mạn tiến triển rất âm thầm. Khi các triệu chứng của suy thận biểu hiện ra ngoài thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc phát hiện sớm suy thận để điều trị bảo tồn, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn có vai trò hết sức quan trọng.
Ảnh minh họa
Suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân cần được điều trị bảo tồn với mục đích làm chậm diễn tiến và hạn chế biến chứng của suy thận mạn. Điều trị bảo tồn bao gồm: điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn, kiểm soát tốt huyết áp, ổn định đường huyết; điều trị các triệu chứng: thiếu máu, phù,... kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đến giai đoạn suy thận nặng (độ 4, độ 5), bệnh nhân cần được lọc máu tại bệnh viện hoặc ghép thận. Tuy nhiên, chi phí chạy thận, đặc biệt ghép thận rất cao và tại Việt Nam, nguồn tạng còn hạn chế.
Theo các chuyên gia về thận - tiết niệu, bên cạnh sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm tiến trình suy thận. Bệnh nhân cần giảm muối, ăn nhạt khi có phù, hạn chế chất đạm, không ăn phủ tạng động vật, hạn chế thức ăn giàu kali như chuối tiêu, rau dền,... cai rượu bia, uống đủ nước trong ngày.
Với những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn đầu, xu hướng chung là điều trị bảo tồn, kéo dài thời gian suy thận (nhẹ và vừa) càng lâu càng tốt. Chính vì vậy, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, được chứng minh qua nhiều hội thảo khoa học uy tín. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Với thành phần chính là cây dành dành có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với các dược liệu quý khác như: đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ,... Ích Thận Vương giúp giảm các triệu chứng suy thận, kiểm soát các bệnh nguy cơ dẫn tới suy thận như: đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận...; phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, tăng cường chức năng thận và làm chậm diễn tiến của suy thận. Năm 2014, Ích Thận Vương đã vinh dự nhận danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng trao tặng và giải thưởng "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn.
Ảnh minh họa
Ích Thận Vương đã đem lại tin vui cho nhiều bệnh nhân, điển hình như trường hợp của bác Nguyễn Quang Truyền ở TP Thái Nguyên. Mắc suy thận độ 2, bác thấy người mệt mỏi, ăn uống kém, gầy yếu, đi tiểu đêm nhiều (5- 6 lần/ đêm), mất ngủ, sút cân, xanh xao,... May mắn đã đến khi bác biết tới Ích Thận Vương và mua về sử dụng: "Dùng sản phẩm Ích Thận Vương kết hợp với chế độ dinh dưỡng kiêng khem, tôi thấy sức khỏe ổn định, đi tiểu chỉ còn 2-3 lần/ đêm. Trước kia tôi sút còn 51 kg, giờ tăng lại được 57 kg, da dẻ hồng hào" - bác chia sẻ.
Bên cạnh việc duy trì sử dụng Ích Thận Vương, để làm chậm tiến trình suy thận, bệnh nhân cần kiểm tra chức năng thận định kỳ và tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Những điều cần biết cho bệnh nhân suy thận:
1. Thức ăn nên hạn chế: Muối (ăn nhạt nếu có phù, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 thìa nhỏ nước mắm); đạm (hạn chế ăn đạm thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, tránh ăn nội tạng động vật); đồ nướng, rán, thực phẩm giàu kali (cam, chuối, nho, đào, chanh, bưởi, lạc, hạt điều, hạt dẻ, socola); thực phẩm giàu phốt-pho (pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ...).
2. Thức ăn được khuyến khích: Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong); chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt); chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g/ngày, ưu tiên chất béo thực vật); bổ sung canxi (sữa); bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic...).
3. Nước uống: Lượng nước uống hàng ngày nên sử dụng = 500ml lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống nước canh trong bữa ăn...); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu...).
4. Bệnh nhân suy thận mạn nên kết hợp sử dụng Ích Thận Vương hàng ngày để dự phòng và làm chậm tiến triển suy thận, giảm nhu cầu lọc máu, chạy thận.
Theo TPO
Nhận biết ung thư cổ tử cung Các triệu chứng ung thư cổ tử cung dễ thường bị nhầm với hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc cơn đau do rụng trứng. Ảnh: Shutterstock Khó khăn lớn nhất trong ung thư cổ tử cung là nó hầu như không lộ ra bất kỳ triệu chứng nào, cho đến giai đoạn bệnh tiến triển nặng, và triệu chứng ở mỗi phụ nữ...