Những triệu chứng đông máu có thể dẫn đến đột quỵ mà bạn không nên phớt lờ
Dưới đây là những biểu hiện của cơ thể mà bạn nên lưu ý để sớm biết được tình trạng máu đông đang xảy ra trong cơ thể.
Thông thường, máu đông chỉ là hiện tượng vô hại và xảy ra để ngăn chặn cơ thể đang chảy máu quá nhiều (như khi bạn bị đứt tay). Tuy nhiên, khi cục máu đông hình thành trong các khu vực nhất định của cơ thể, như tim hoặc phổi của bạn, chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, nó được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Những cục máu đông DVT thường tự biến mất, nhưng có thể đe dọa đến tính mạng nếu chúng di chuyển đến nơi khác trong cơ thể như phổi (còn gọi là thuyên tắc phổi), hoặc đến tim có thể gây đột quỵ hoặc đau tim.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện hiện tượng máu đông, nhưng chúng cũng có một số triệu chứng cụ thể. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh máu đông mà bạn nên lưu ý để sớm biết được tình trạng đang xảy ra trong cơ thể.
Chân hoặc tay bị sưng một bên
DVT làm cho một chân trông sưng hơn bên còn lại và thường thấy là dưới đầu gối. Đó là bởi vì khi một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, máu không thể cung cấp đến tim và áp lực gây ra sẽ lây lan đến các mô trong chân của bạn. Theo đó, một bên chân của bạn sẽ lớn hơn một cách đáng chú ý.
Chân hoặc tay có màu đỏ và ấm khi chạm vào
Video đang HOT
Việc giảm lưu lượng máu từ chân tay trở lại tim làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, đẩy máu vào các mô khác của bạn và gây ra hiện tượng viêm và đỏ. Khi chân của bạn thường xuất hiện màu đỏ, mặc dù là đỏ toàn bộ hay chỉ là những đốm loang lổ và ấm hơn các bộ phận khác thì có lẽ bạn vẫn có thể gặp phải hiện tượng máu đông rồi đấy.
Tim đập nhanh và khó thở
Nhịp tim tăng nhanh đột biến là hiện tượng phổ biến nhất của tình trạng máu đông. Đôi khi chúng còn dẫn đến triệu chứng của thuyên tắc phổi (PE) khi cục máu đông đã di chuyển đến phổi. Để bù đắp oxy khi cục máu đông làm tắc nghẽn phổi, tim bạn sẽ đập nhanh hơn để oxy bơm vào cơ thể. Khi đó, nhịp tim của bạn sẽ lớn hơn 100 nhịp mỗi phút trong khi bình thường chỉ trong khoảng 60 – 100 nhịp mỗi phút.
Đau chân
Áp lực gây ra ở chân khiến bạn không thoải mái là một triệu chứng máu đông thông thường do viêm. Đặc biệt, bạn sẽ thấy đau đớn hơn khi đang đi bộ. Cơn đau trở nên tồi tệ theo thời gian nếu cục máu đông ngày càng lớn. Bắt đầu sẽ là tình trạng chuột rút và tiếp theo đó là đau nhói kéo dài.
Đau ngực
Trong một số trường hợp của thuyên tắc phổi là bạn có thể cảm thấy đau ngực đột ngột và đau hơn nếu bạn hít một hơi thật sâu hoặc ho. Điều quan trọng cần lưu ý là cảm giác này khác với đau ngực do cơn đau tim gây ra. Chúng khiến bạn cảm thấy khó thở và nặng nề do áp lực đè nén.
Ho ra máu
Một cục máu đông có thể dẫn đến viêm và tích tụ dịch trong phổi, từ đó khiến bạn ho ra máu. Nếu bạn có những triệu chứng đau ngực, tim đập nhanh như bên trên và có hiện tượng ho ra máu thì bạn nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra xem tình trạng máu đông trong cơ thể đang nghiêm trọng ở mức nào.
Nguồn: Womenshealthmag
Theo Helino
Tắm nước nóng ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ
Người ta tin rằng việc ngâm trong bồn nước nóng làm thay đổi lưu lượng máu từ chân và bụng đến tim, đồng thời nhiệt độ cao có thể làm giảm huyết áp.
Ngâm trong bồn tắm nước nóng 5 lần mỗi tuần tốt cho tim, nghiên cứu mới cho biết tắm nước nóng có thể cải thiện lưu lượng máu
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 873 người cả nam và nữ tắm nước nóng trong thời gian trung bình là 12 phút, đo lường các chỉ số quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ và các vấn đề về tim. Kết quả cho thấy việc ngâm mình thường xuyên trong bồn nước nóng - ở 41oC (106oF) - có lợi cho tim và làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch.
Nghiên cứu của Đại học Kyoto, Nhật Bản và được công bố trên tạp chí Scientific Reports, cho biết: "Những tác động thuận lợi của xông hơi (sauna) đối với bệnh tim mạch đã được chứng minh. Tắm nước nóng là một lựa chọn thay thế, và cũng có tác dụng tương tự".
GS. Jeremy Pearson, thuộc Quỹ Tim Anh, cho biết: "Tất cả chúng ta đều có thể đánh giá cao những lợi ích của bồn tắm nước nóng để làm dịu các chi bị đau và thư giãn. Tuy nhiên, cũng có những lý do chính đáng giải thích tại sao việc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng lại có lợi cho sức khỏe tim mạch.
"Nghiên cứu này cho thấy mối liên quan giữa việc tắm nước nóng thường xuyên và một số chỉ số về sức khỏe tim mạch và tuần hoàn tốt hơn. Tuy nhiên đây chỉ là một quan sát và có thể liên quan đến các yếu tố lối sống khác, chẳng hạn như những người tắm bồn thường xuyên cũng nhiều khả năng có cuộc sống ít stress hơn hoặc có chế độ ăn uống lành mạnh hơn".
Nghiên cứu hồi tháng trước của Đại học Bristol cũng cho thấy việc thường xuyên đi xông hơi có khả năng ngăn chặn đột quỵ, với những người đi từ 4 đến 7 lần một tuần có nguy cơ đột quỵ ít hơn gần 2/3 so với những người chỉ đi một lần.
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Ehime, Nhật Bản, hỏi mọi người về mức độ thường xuyên tắm nước nóng và lấy mọt vài thông số.
Những thông số này bao gồm đánh giá độ dày của hai lớp động mạch cảnh để phát hiện xơ cứng động mạch và đánh giá mức độ của một hoóc-môn được giải phóng khi tim bị quá tải và to ra.
Hoóc-môn này thấp hơn đáng kể ở những người tắm 5 lần hoặc hơn một tuần, và những người này có các chỉ số cảnh báo thấp hơn đối với xơ vữa động mạch - động mạch xơ cứng bị tắc bởi mỡ lắng đọng, có thể dẫn đến cục máu đông gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Dấu hiệu cảnh báo cục máu đông: Nhiều người nhầm lẫn nên gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong Trong một số trường hợp, máu đông là một điều cần thiết. Khi bị thương, bạn cần máu đông lại để ngăn chặn chảy máu. "Khi những cục máu đông hình thành ở hệ thống sâu hơn trong cơ thể, chúng có thể gây đau đớn và rất nguy hiểm", bác sĩ Luis Navarro nhấn mạnh. Nhưng thỉnh thoảng, những cục máu đông...