Những tranh cãi quanh chuyện váy áo trong phim cổ trang Việt
Phục trang luôn là câu chuyện đau đầu và gây nhiều tranh cãi trong mỗi dự án phim cổ trang Việt.
Mặc dù Tấm Cám: Chuyện chưa kể mới chỉ tung teaser nhưng đã nhận nhiều phản hồi tích cực từ phía báo giới và khán giả về trang phục. Ngô Thanh Vân đích thân lên ý tưởng và chọn lựa chi tiết về mặt phục trang. Từng đôi hài, áo giáp, mấn đội đầu, khăn, quạt hay đạo cụ như giáo, gươm, cung tên, tách trà… đều được thực hiện nhiều tháng bởi đội ngũ thiết kế riêng. Phim được hé lộ đã đầu tư rất công phu, tỉ mỉ về mặt phục trang.
Với những phim giả tưởng không có mốc thời gian cố định như Tấm Cám – chuyện chưa kể, Lửa Phật… sẽ dễ thiết kế phục trang hơn so với phim lịch sử, phim chính sử. Tuy nhiên, phục trang trong phim Lửa Phật của đạo diễn Dustin Nguyễn vẫn bị chê là nặng nề, thiếu thẩm mỹ khi góp nhặt quá nhiều ý tưởng. Ngô Thanh Vân – nữ chính phim thường xuyên phải diện những áo giáp công kềnh trong bối cảnh nắng nóng. Nữ diễn viên từng chia sẻ phục trang khiến cô khó cử động và khá mệt mỗi lần mặc.
Bộ phim Mỹ Nhân nhận nhiều ý kiến trái chiều vì sự cẩu thả trong việc thiết kế trang phục. Chi tiết bị bắt lỗi nhiều nhất là hình ảnh chú sư tử na ná một bộ phim hoạt hình nước ngoài trên quan phục của diễn viên Châu Thế Tâm. Đối mặt với dư luận, đạo diễn Đinh Thái Thụy giải thích rằng trang phục của Mỹ nhân đã qua nghiên cứu tài liệu lịch sử. Tuy nhiên, lời giải thích này không được thỏa mãn dư luận và đó cũng không phải l lỗi duy nhất trong trang phục của phim Mỹ Nhân.
Là tác phẩm có kinh phí lớn để kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long, thế nhưng Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long lại nhận chỉ trích nặng nề vì phục trang quá giống Trung Quốc. Thiền sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trông cứ như… Đường Tam Tạng và Lý Thế Dân (Đường Thái Tông). Cuối cùng phim này đã bị hủy phát sóng trong dịp đại lễ vì không thể sửa lại cho thuần Việt hơn.
Video đang HOT
Trang phục trong phim Thiên mệnh anh hùng cũng bị cho là tương đối giống với Trung Quốc. Trong đó, phục trang của Tuyên từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh (Vân Trang đóng) bị đem ra so sánh nhiều nhất vì màu sắc, thiết kết không khác nhiều với trang phục của Võ Tắc Thiên (phim Võ Tắc Thiên), Phượng Ớt (phim Hồng Lâu Mộng). Tuy nhiên, phim cũng xuất hiện nhiều bộ phục trang thuần Việt như trang phục của Hoa Xuân (Midu đóng) hay Hoa Hạ (Kim Hiền thủ vai).
Bộ phim Tây Sơn hào kiệt do Lý Hùng làm đạo diễn kiêm diễn viên chính có tư duy làm phim cũ kỹ. Trang phục của diễn viên luộm thuộm, có khán giả còn nói phim giống như cải lương hơn là điện ảnh. Trang phục không tuân theo bất cứ một quy chuẩn nào và được cho là đã không nghiên cứu các tài liệu lịch sử trong việc thiết kế phục trang.
Phục trang là câu chuyện đau đầu nhất mà đạo diễn Nguyễn Quang Dũng gặp phải khi thực hiện bộ phim Mỹ nhân kế. Yêu cầu mà anh đặt ra cho nhà thiết kế trang phục Công Trí là tạo hình đẹp, giống phim kiếm hiệp và mang đậm dấu ấn Việt Nam. Cuối cùng, sau nhiều ngày vất vả, 200 bộ trang phục được hoàn thành, trong đó phục trang của 5 cô gái Kiều Thị, Lan Thị, Đào Thị, Mai Thị, Liễu Thị tượng trưng cho các tính cách khác nhau của mỗi người. Tuy nhiên, phục trang phim Mỹ nhân kế vẫn bị chê về mức độ hở hang, gợi cảm quá đà.
Bộ phim Long thành cầm giả ca là một bộ phim được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật tuy vẫn không gây được hiệu ứng phòng vé như các bộ phim cổ trang nước ngoài. Trang phục của phim nhận nhiều lời khen từ giới chuyên môn do tính thuần Việt và sự kỳ công tìm hiểu lịch sử. Nữ họa sĩ phục trang Nguyễn Thị Thu Hà đã tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia mỹ thuật nổi tiếng để thiết kế những bộ trang phục kỹ lưỡng về mẫu mã, phù hợp về kiểu loại, chất liệu vải trang nhã, không lòe loẹt.
Huyền sử thiên đô là một bộ phim lịch sử thuần Việt và đây cũng là ưu điểm lớn nhất của bộ phim. Những e ngại và hoảng sợ của giới chuyên môn lẫn người xem về yếu tố ngoại lai như trang phục, hóa trang, bối cảnh… – những thứ vẫn thường bị đem ra bàn tán trong nhiều phim lịch sử Việt, thì Huyền sử thiên đô đã tránh được. Trang phục của phim tuy không đẹp về phương diện thẩm mỹ nhưng được cho là tôn trọng lịch sử.
Theo Zing
Những lỗi trang phục gây ầm ĩ trong phim cổ trang Việt
Trang phục của các diễn viên trong phim cổ trang Việt nếu không giống Trung Quốc thì lại có những họa tiết hiện đại, thậm chí in cả hình nhân vật trong phim hoạt hình Mỹ.
Bộ phim Mỹ nhân dù chưa công chiếu nhưng đã gây xôn xao dư luận khi trang phục nhân vật Châu Thế Tâm có in hình Lion King (vua sư tử) của hãng hoạt hình nổi tiếng Walt Disney. Nhiều người cho rằng, đó là sự thiếu tôn trọng đối với một bộ phim lấy bối cảnh lịch sử Việt Nam ở thế kỷ 17... Ảnh: Chụp màn hình
Tuy nhiên, đạo diễn phim - Đinh Thái Thụy - lại cho rằng hình ảnh sư tử trên áo vị quan Châu Thế Tâm là theo đúng phẩm hàm, có ghi trong sử liệu, nếu có giống với hình ảnh trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng, có lẽ cũng chỉ là sự tương đồng. Vị đạo diễn này còn khẳng định việc thiết kế trang phục được anh và ê-kíp "nghiên cứu lịch sử kỹ càng, có ý kiến của nhà chuyên môn". Ảnh: Poster phim Mỹ nhân.
Bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long được đầu tư hàng trăm tỷ đồng và dự định công chiếu nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, khi xem trailer giới thiệu, công chúng, các nhà chuyên môn và các chuyên gia lịch sử phải ngỡ ngàng vì trang phục và bối cảnh phim không khác gì các phim cổ trang Trung Quốc. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp
Những người phụ trách trang phục cho phim tiết lộ, toàn bộ phác thảo về trang phục đều do phía Việt Nam thực hiện, phía Trung Quốc may. Tuy nhiên, có một số chi tiết, phía đối tác tự ý đưa vào. Ngoài ra, các bộ áo giáp sử dụng trong phim, ê-kíp thực hiện phải thuê lại từ phía phim trường ở Trung Quốc để tiết kiệm chi phí. Những rắc rối về mặt trang phục cộng thêm những bất ổn ở phần nội dung khiến phim Thái tổ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long không được lên sóng vào đúng thời điểm như dự định. Trong ảnh là trang phục của vua Lý Thái Tổ trong phim. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp
Trong phim Anh chàng vượt thời gian, các nhân vật nữ mặc váy quây, áo khoác ngoài và để kiểu tóc tương đối giống các mỹ nhân trong phim cổ trang Trung Quốc. Ảnh: Chụp màn hình
Sự cẩu thả trong việc thiết kế trang phục cộng thêm những bất đồng nội bộ đoàn làm phim khiến Anh chàng vượt thời gian phải ngưng phát sóng trên VTV khi mới chỉ đi đường hơn nửa chặng đường. Trong ảnh là tạo hình của ca sĩ Thu Minh trong vai quý phi Lệ Liễu. Ảnh: Chụp màn hình
Đoàn làm phim Mỹ nhân kế rất chú trọng đầu tư cho phần trang phục của các diễn viên. Họ mời một NTK danh tiếng làm cố vấn tạo hình và bốn NTK khác thực hiện hơn 200 bộ quần áo và các phụ kiện cho các diễn viên. Tuy nhiên, khi xem phim, khán giả hoang mang vì các bộ trang phục này quá lạ, không biết ở thời kỳ nào. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp.
Phim cổ trang Thạch Sanh được nhà sản xuất ấn định là thời Hùng Vương, vì thế trang phục của các diễn viên có hoa văn chủ đạo là những hình trang trí trên trống đồng. Tuy nhiên, nhiều khán giả phản ứng vì cho rằng, nó có kiểu dáng quá hiện đại. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp
Vòng tay, dây thắt lưng, giày da của chàng Thạch Sanh đều bóng nhoáng và quá tinh xảo. Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp
Theo Zing
Quách Ngọc Ngoan say mê mỹ nhân trong phim cổ trang Việt Sau thành công của "Long Thành cầm giả ca" và "Khát vọng Thăng Long", nam diễn viên được đạo diễn Đinh Thái Thụy tin tưởng giao vai nam chính trong bộ phim cổ trang "Mỹ nhân". Bộ phim cổ trang Mỹ nhân của đạo diễn Đinh Thái Thụy với sự góp mặt của các diễn viên: Quách Ngọc Ngoan, Kim Hiền, Hoa hậu...