Những trang phục cổ trang Trung Quốc nhìn là ‘phát ngốt’
Để tạo hình tượng quyền uy, sang trọng, các nhà làm phim Trung Quốc đã tạo nên không ít trang phục ‘quá đà’
Nói về độ lộng lẫy trong tạo hình, khó có bộ phim nào qua mặt được Võ Mỵ Nương truyền kỳ của Phạm Băng Băng. Trang phục của Mỵ Nương trong phim luôn rất cầu kỳ, mức độ đầu tư còn tăng gấp bội khi Mỵ Nương lên ngôi.
Y phục của Mỵ Nương khiến người xem choáng ngợp vì bộ nào cũng ngồn ngộn họa tiết, mũ mão dát vàng, trang sức lấp lánh từ đầu đến chân.
Những bộ cánh tầng tầng lớp lớp với họa tiết rồng phượng uy nghi của Võ Tắc Thiên dễ gây hoa mắt.
Phạm Băng Băng nổi tiếng với những vai diễn ăn diện cầu kỳ, lộng lẫy hết mức có thể. Tạo hình Đát Kỷ trong Phong thần bảng truyền kỳ của nữ diễn viên gây choáng khi dát vàng toàn thân, từ mũ miện đồ sộ đến trang phục tỉ mỉ.
Can Đình Đình cũng có cơ hội làm “người trên vạn người” trong Khai Phong phủ truyền kỳ. Nữ diễn viên vào vai Lưu Thái hậu, luôn toát lên vẻ uy nghi áp chế người khác qua cách ăn mặc tầng tầng lớp lớp.
Khi tung Lan Lăng Vương Phi tung poser, Trương Hàm Vận đã nhận được nhiều lời khen dành cho nhan sắc lộng lẫy, quý phái. Trang phục cô diện trên phim được thiết kế chi tiết, áo choàng dài màu đỏ nổi bật. Tuy vậy phần tóc trang trí quá nhiều lông vũ và chuỗi cườm bị chê rườm rà, khó hiểu.
Video đang HOT
Y phục cưới là cảm hứng bất tận của các nhà thiết kế trang phục phim Hoa ngữ. Mũ phượng đồ sộ, họa tiết ánh vàng tinh xảo cùng trang phục nhiều lớp là cách để nhà làm phim khoe độ đầu tư khủng. Can Đình Đình được diện y phục hoành tráng trong Cửu châu hải thượng mục vân ký.
Cặp đôi Lưu Liên Thành và Mã Phức Nhã xứng danh “trưởng ban chống rét” với bộ trang phục dày cả tấc, chưa đủ ấm, cả 2 còn gắn lớp lông thú viền quanh cổ. Nhìn y phục củaKhuynh thế hoàng phi, hẳn khán giả xứ nóng chỉ cảm thấy chết ngốt.
Kiến Ninh của Thư Sướng không chỉ là Kiến Ninh bạo dạn yêu đương nhất mà còn là phiên bản ăn mặc “khó đỡ” nhất. Bộ y phục lúc thành thân của nàng công chúa này đến nay vẫn là những thảm họa thời trang nổi nhất trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ.
Tạo hình của Lưu Diệc Phi trên phim thường khá thanh tao, thướt tha, tôn vẻ đẹp băng thanh ngọc khiết của cô. Riêng tạo hình hậu nhân Nữ Oa trong Tiên kiếm kỳ hiệp là ngoại lệ. Mũ kết cầu kỳ, kiểu tóc khó hiểu và trang phục đồ sộ đã làm giảm nhan sắc của “thần tiên tỷ tỷ” không ít.
Tiết Bình Quý và Vương Bảo Xuyến tuy còn nhận nhiều ý kiến trái chiều về nội dung nhưng khoản phục trang thì ai cũng phải ‘há hốc mồm” kinh ngạc. Tuyên Huyên được diện bộ y phục cưới kết cườm, thêu hoa toàn thân, mũ phượng nhiều chi tiết rối rắm khó tả.
Lan Lăng Vương và Dương Tuyết Vũ của Phùng Thiệu Phong, Lâm Y Thần có thể tranh giữ vị trí “cặp đôi ăn diện nhất màn ảnh nhỏ”. Trang phục của chiến thần và thiên nữ bao gồm nhiều lớp phức tạp, giáp chiến chạm trổ tinh xảo cùng áo choàng đính lông vũ, khảm hoa cầu kỳ. Đảm bảo khi 2 người bên nhau, không ai có thể “cướp sân khấu”.
Theo VNE
Sự thật những phim cổ trang hoành tráng Trung Quốc
Trung Quốc tự hào khi sở hữu phim trường quy mô, đầu tư lớn mang đến hiệu ứng hình ảnh chân thực trên phim. Thế mạnh khi làm phim cổ trang nhưng thực tế họ chưa đủ tầm đẳng cấp.
Màn ảnh Hoa ngữ mỗi năm sản xuất hàng trăm dự án phim cổ trang. Với thế mạnh sở hữu những phim trường rộng lớn, quy mô xây dựng tỷ lệ 1:1, các nhà làm phim có bối cảnh tốt để quay thể loại phim này.
Hoành Điếm rộng gấp 27 lần diện tích phim trường Universal và Paramount, mang kiến trúc của Tử Cấm Thành. Không kém cạnh, phim trường Vô Tích nằm ở tỉnh Giang Tô cũng tự hào là địa điểm mang lại sự thành công cho nhiều phim cổ trang.
Đầu tư lớn, thế mạnh phục trang, hình ảnh và địa điểm - nhiều dự án khi phát sóng khiến các nhà làm phim tin vào thời kỳ Trung Quốc vượt qua Hollywood ở mảng phim truyền hình lịch sử.
Nhưng đó chỉ là bề nổi của công tác sản xuất phim cổ trang. Phía sau ống kính, sự thật không hoàn hảo và chuyên nghiệp như vậy.
Phim trường tại Trung Quốc rộng nhưng thô sơ. Để quay phim, các đoàn phim phải chịu khó đầu tư từ A đến Z. Hệ thống chống nóng được phủ vải xanh, đồ đạc lung tung là hình ảnh thường thấy. Ảnh: Douban.
Phim trường xa hoa hay sự lăng xê lố?
Phim trường được đánh giá lớn nhất Trung Quốc - Hoành Điếm - là bối cảnh của Bộ bộ kinh tâm, Chân Hoàn truyện. Tại đây, tất cả chỉ là vỏ khung, các nhà làm phim phải bỏ ra kinh phí lớn để tạo được độ chân thực hoặc chấp nhận quay chắp vá.
Họ lo từ cái bàn đến rương rèm, nội thất. Ông Chu Hoành Tuấn - đại diện phim trường - xác nhận họ chỉ cho thuê tòa thành trống. Việc tạo ra lối kiến trúc vương giả hay vật dụng cầu kỳ hay không do mức độ túi tiền của từng đoàn.
"Hàng năm có vài chục đến cả trăm dự án quay tại đây nhưng chỉ khoảng 5% số này được đầu tư", ông nói thêm.
Các nhà làm phim cho biết họ mệt mỏi khi phải chạy theo các dự án cổ trang. "Thiếu vật dụng, đạo cụ và nếu thời tiết khắc nghiệt là sự cực hình", một đạo diễn nói trên QQ.
Tại Chiết Giang tháng nóng cao điểm có thể lên đến 40 độ C nhưng phim trường không có nổi một cái quạt. Ê-kíp có kinh phí lớn thậm chí phải lắp hệ thống điều hòa di động ngay ở phim trường.
Các đoàn phim đa số không có nổi cái quạt trên phim trường nếu quay khi thời tiết nóng. Ảnh: QQ.
Tài tử Luhan chia sẻ: "Nóng, quá nóng. Ngày ngày chúng tôi thay khoảng 4 bộ trang phục. Bộ nào cũng ướt đẫm mồ hôi khi quay". Giới trong nghề còn đùa khi gọi Hoành Điếm là "tiểu lò bát quái".
Cảnh kỳ công chỉ là... giả
Một s hình ảnh trong hậu trường công bố cho thấy phim cổ trang chủ yếu sử dụng kỹ xảo hình ảnh "mê hoặc" khán giả. Việc này giúp họ giảm tải kinh phí đáng kể. Ví dụ như cảnh ngồi kiệu, ê-kíp chỉ cần để kiệu đứng yên một chỗ, vài diễn viên hậu đài cầm cây giả di chuyển xung quanh đánh lừa thị giác.
"Không phủ nhận việc khá nhiều đoàn phim thổi phồng kinh phí đầu tư. Việc lạm dụng kỹ xảo ở từng chi tiết nhỏ nhất là chiêu trò của các nhà làm phim hiện nay", QQ trích dẫn lời đạo diễn phim Thái tử phi thăng chức ký. Theo ông đây là lý do khiến 70% đầu phim cổ trang bị đánh giá kỹ xảo hình ảnh... 5 xu.
Đến cảnh đi kiệu cũng chỉ là sự chắp vá tạo hiệu ứng. Ảnh: Toutiao.
Bay lượn với dây cáp mất an toàn
Cảnh bay lượn, thi triển khinh công là hình ảnh quen thuộc trong các phim cổ. Để thực hiện cảnh phim này, các ê-kíp sử dụng hệ thống dây cáp. Nhưng tại Trung Quốc, để tiết kiệm kinh phí làm phim, họ có thể sử dụng các thiết bị thiếu an toàn. Đây là lý do xảy ra không ít tai nạn trường quay đáng tiếc.
Gần đây nhất là vụ tai nạn của Vu Mông Lung. Theo hình ảnh ghi lại từ hiện trường, nam diễn viên được treo bằng dây cáp ở độ cao 10 mét và quay cảnh phi thân bay lượn. Nhưng cảnh tiếp đất đã gặp sự cố. Báo chí cho biết nam diễn viên bị gãy xương vì va chạm mạnh. Vu Mông Lung buộc phải ngừng quay phim để điều trị.
Huỳnh Hiểu Minh từng bị thương vì ê-kíp tiết kiệm tiền đầu tư hệ thống dây cáp. Ảnh: 163.
Huỳnh Hiểu Minh hồi năm 2014 quay bộ phim Bạch phát ma nữ cũng bị tai nạn. Khi quay cảnh với cáp treo và gặp cơn gió mạnh, không may anh bị ngã từ trên cao xuống, dẫn đến tay trái và đầu gối trái bị chấn thương nặng.
Trong khi đó nam diễn viên Đài Loan Minh Đạo từng nghĩ đến chuyện khởi kiện vì cách làm phim ẩu của Đại lục.
Bối cảnh khi quay tại phim trường Hoành Điếm. Ảnh: TM.
Theo Zing
Sự thật đằng sau những cảnh kỹ xảo trong phim cổ trang Phim cổ trang có ưu thế về hình ảnh. Các nhà làm phim thỏa sức tung hoành những cảnh không có thực. Cảnh chưa kỹ xảo khi bị công bố khiến không ít khán giả giật mình. Có người nói, nghệ thuật là ánh trăng lừa dối. Trong các bộ phim cổ trang, câu nói này càng đúng. Trong một cảnh phim của...