Những trang bị trên ô tô khiến lái mới ‘toát mồ hôi’
Nhiều tài mới loay hoay không biết làm thế nào mở nắp bình xăng, gạt mưa kính sau hay gạt lẫy chống chói gương.
Có những trang bị cơ bản trên ô tô nhưng đối với nhiều lái mới lại có thể lại là những câu hỏi hóc búa. Dưới đây là một số bộ phận mà nhiều tài xế mới thường hỏi khi lên xe.
1. Mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô, cốp ở đâu
Hầu hết các xe hiện nay, ở phía đầu gối chân trái của tài xế, có thể trên cao hoặc dưới thấp, sẽ có các lẫy để mở nắp che bình xăng, nắp ca-pô và cốp. Tùy từng xe có thể có hoặc không có nút mở cốp, vì có thể mở bằng điện tử phía sau.
Tuy vậy, có xe lại không hề có nút mở nắp che bình xăng. Với những xe này, tài xế không cần phải cố gắng tìm ở những vị trí khác trên xe vì “tìm cũng không có”. Hãy ra khỏi xe, ấn thẳng vào nắp che bình xăng, nó sẽ tự bật ra.
Khi mở nắp vặn của bình xăng cần lưu ý quy tắc, mở từ từ và đóng thật nhanh. Mở từ từ để lượng không khí thoát dần ra ngoài, tránh bị áp lực khiến bật nắp hoặc gây cháy nổ. Khi đóng, cần vặn thật nhanh để tránh không khí tràn vào chiếm chỗ trong bình xăng.
Video đang HOT
2. Làm thế nào để gạt nước kính sau
Gạt nước kính trước thật đơn giản, đó là cần gạt bên phải vô-lăng, gạt lên hoặc xuống theo từng mức, nhưng gạt phía sau lại là vấn đề với tài xế mới. Cũng ở cần gạt đó, đầu cần có thể xoay tròn, hãy xoay và quan sát qua gương chiếu hậu để thấy được mức độ hoạt động của cần gạt mưa phía sau.
3. Chống chói gương
Với xe gương chiếu hậu trong xe không có chức năng tự động chống chói, có những tài xế sử dụng xe cả năm vẫn không biết làm cách nào để hết chói. Hãy gạt lẫy nhỏ dưới gương, những ánh đèn chói từ xe sau sẽ được giảm đáng kể. Khi gạt lẫy gương, thực chất gương đã sắp xếp lại các lá gương ở trong để giảm bớt độ chói.
4. Cần số sàn dạng móc R
Nếu tài xế đơn thuần gạt sang trái rồi đẩy lên trên thì cần số sẽ vào số 1 chứ không phải số lùi R như sơ đồ. Để vào số lùi, cũng làm như vào số 1 nhưng túm vòng tròn nhỏ phía dưới cần số kéo lên. Khi trả về mo (N) thì gạt bình thường như khi trả từ 1 về N.
5. Chốt trẻ em
Một số tài xế mới cho rằng để khóa trẻ em cho cửa sau, phải chỉnh trên bảng đồng hồ trước mặt tài xế bằng cách nào đó. Thực tế không phải, chức năng này hoàn toàn cơ học. Bạn hãy mở cửa sau, nhìn trên thành cửa có biểu tượng khóa trẻ em, lúc này chỉ cần gạt hoặc xoay tùy từng xe, chức năng khóa trẻ em sẽ được kích hoạt.
Theo Giaothong
Những thiết bị cảnh báo tài xế cần có trên ô tô
Khi xe gặp sự cố trên đường, có một số vật dụng tài xế cần phải trang bị sẵn để có thể ứng phó.
Một số vật dụng cần được trang bị trên xe ô tô để đảm bảo an toàn cho tài xế cũng như phương tiện khi xảy ra sự cố bất ngờ
Trong trường hợp ô tô gặp sự cố trên đường, bắt buộc phải dừng lại, bên cạnh việc dừng xe ở nơi an toàn và bật đèn cảnh báo, có nhiều vật dụng giúp chủ xe an toàn hơn, tránh tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Ở nhiều nước trên thế giới, xe bán ra thường đi kèm một số vật dụng cảnh báo nguy hiểm như biển tam giác phản quang. Nhưng tại Việt Nam, dụng cụ này chỉ xuất hiện trên xe sang, xe nhập khẩu, những mẫu xe phổ thông lắp ráp thường không có.
Trong trường hợp xe không có, chủ xe phải trang bị thêm các vật dụng như tam giác phản sáng, cọc tiêu hình nón, đèn nháy, áo phản quang. Những người thường xuyên đi đêm đường dài có thể tự chuẩn bị cả loại đèn dựng đứng phát sáng nhấp nháy dạng cột.
Cọc tiêu hình nón là một trong những vật dụng cần thiết để tạo vùng an toàn khi xe gặp sự cố trên đường
Sau khi bật đèn cảnh báo trên xe, tài xế mặc bộ đồ phản quang, ngay cả ban ngày để tăng khả năng nhận biết. Tùy thuộc tốc độ lưu thông trên đường, tài xế đặt tam giác phản quang cách xe từ vài chục tới 100 - 150m. Dọc đường từ tam giác phản quang tới xe xếp cọc tiêu hình nón cách đều nhau, tạo thành một rào chắn di động, ngăn xe khác lao vào vùng có xe gặp vấn đề.
Nếu trời tối, đặt thêm loại đèn nháy ở nơi có tam giác phản quang và cả nơi đỗ xe khẩn cấp. Nếu trên xe có nhiều người thì nên cử vài người cầm đèn tại điểm đầu tiên và một vài vị trí tới gần xe để tăng khả năng nhận biết.
Áo phản quang và tam giác phản quang là vật dụng hữu ích khi ô tô gặp sự cố, bắt buộc phải dừng trên đường vào ban đêm
Hiện nay, tài xế đều có thể dễ dàng sắm được những loại vật dụng đảm bảo an toàn kể trên từ rất nhiều nguồn khác nhau như các cửa hàng đồ chơi ô tô, phụ tùng ô tô hay thậm chí là mua trên mạng. Giá của mỗi vật dụng tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 100.000 - 200.000 đồng nhưng có thể giúp tài xế tránh gặp tai nạn đáng tiếc khi phải dừng xe vì sự cố trên đường.
Theo Giaothong
Bỏ cả triệu đồng lắp HUD trên ô tô có xứng đáng? HUD là một trang bị tương đối cao cấp trên ô tô. Đối với người sử dụng xe phổ thông, họ có thể chọn HUD hàng ngoài để lắp thêm với chi phí từ vài trăm đến hàng triệu đồng. Màn hình hắt kính (HUD) thường xuất hiện trên những xe sang hoặc phiên bản cao cấp của xe phổ thông. Không phải...