Những ‘trải nghiệm thoát xác’ kỳ dị ở người: Khoa học vào cuộc và giải mã thành công?
‘Trải nghiệm thoát xác’ là có thật hay đơn giản là ảo tưởng của một người bị bệnh liên quan đến thần kinh?
Sau lần đầu tiên cảm giác bay lơ lửng khỏi thân xác thực của mình, Robert Monroe – người sáng lập Viện nghiên cứu Monroe Institute (Mỹ), tiếp tục có thêm những trải nghiệm hiếm người gặp này. Ông miêu tả tất cả chúng trong cuốn sách kinh điển năm 1971 ‘Journeys out of the Body’ (tạm dịch: Hành trình thoát xác).
Từ đó về sau, thuật ngữ ‘Trải nghiệm thoát xác’ (Out-of-body Experience – OBE) bắt đầu phổ biến trong giới khoa học và công chúng. Cho đến nay, Robert Monroe được cả thế giới công nhận là một nhà nghiên cứu về ý thức con người và ‘trải nghiệm thoát xác’.
Những ‘trải nghiệm thoát xác’ đã được ghi nhận trong nhiều thế kỷ, ít nhất là từ cuối những năm 1800.
Trong đó có trường hợp được ghi lại bởi bác sĩ tai mũi họng người Pháp Pierre Bonier vào năm 1905, mô tả một bệnh nhân cảm thấy ‘chia làm hai người, một người không thay đổi tư thế và một người mới khác ở bên phải, trông hơi hướng ra ngoài. Sau đó, hai cá nhân tiếp cận nhau, hợp nhất, và cơn chóng mặt biến mất.’
Ảnh minh họa: Internet
Nhà thần kinh học người Pháp tại Đại học Aix-Marseille Christophe Lopez cho biết, có một bệnh nhân kể lại với ông rằng: Hôm đó, anh ta đang lái xe về nhà, khi tăng tốc xe bỗng nhiên người này có cảm giác mình thoát ra ngoài xe, vẫn quan sát được mọi thứ xung quanh từ trên cao và tay của anh ta vẫn đang cầm lái.
Ông Christophe Lopez giải thích, vì hệ thống tiền đình chịu trách nhiệm định hướng người lái và cho anh ta cảm giác tiến về phía trước khi anh ta tăng tốc trong xe hơi, nếu người bị rối loạn tiền đình, có thể sẽ gửi đi một tín hiệu ‘lỗi’ đến não bộ trong quá trình chuyển động.
‘Nếu bạn gửi tín hiệu sai đến não về chuyển động của mình, điều đó sẽ tạo ra sự nhầm lẫn. Kết quà là gây ra sự biến dạng trong ý nghĩa của cơ thể bạn và môi trường xung quanh bạn.’ – Christophe Lopez nói.
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các bệnh nhân báo cáo rằng họ có cảm giác ‘thoát xác’ ngay sau lần chóng mặt đầu tiên. Điều này cho thấy, Christophe Lopez nói, các vấn đề liên quan đến hệ thống tiền đình là một yếu tố tạo ra những cảm giác kỳ lạ.
Theo các nhà khoa học, ‘trải nghiệm thoát xác’ có nhiều đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào người trải nghiệm. Tựu chung lại, nó thường liên quan đến cảm giác ý thức tách khỏi cơ thể sống, bay lơ lửng khỏi thân xác thực của một người, và có thể quan sát chính cơ thể mình cũng như các chuyển động xung quanh.
Đối với các nhà khoa học thần kinh, hiện tượng này là một câu đố thú vị và là cơ hội để hiểu cơ chế hoạt động của não bộ cũng như làm sáng tỏ cách thức hoạt động của cơ quan phức tạp nhất trên cơ thể người.
Lý giải nguyên nhân tạo nên ‘trải nghiệm thoát xác’, các nhà thần kinh học hiện đại cho rằng, ‘thoát xác’ liên quan đến hệ thống tiền đình hay còn gọi là hệ thống thăng bằng, bao gồm các phần của tai trong và dây thần kinh có chức năng xử lý các thông tin thuộc về cảm giác gắn liền với việc kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể, định hướng không gian và chuyển động của mắt.
Hệ thống tiền đình: Nguồn: Tâm Minh Đường
Trong một nghiên cứu gần đây ở Pháp, Christophe Lopez đã hợp tác với Maya Elzière, một bác sĩ nhìn chuyên điều trị cho bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, cho biết:
Một số bệnh nhân rối loạn tiền đình thường kêu về việc chóng mặt, với các nguyên nhân thực thể xuất phát từ chất lỏng rò rỉ ra khỏi tai trong dẫn đến nhiễm trùng dây thần kinh gần đó. Trong số 210 bệnh nhân báo cáo chóng mặt, 14% cho biết họ đã có những ‘trải nghiệm thoát xác’. Ngược lại, chỉ có 5% những người khỏe mạnh tình nguyện tham gia nghiên cứu cho biết họ trải qua cảm giác ‘thoát xác’ như vậy.
Trong số những bệnh nhân có ‘trải nghiệm thoát xác’, họ kể lại rằng bản thân bị thu hút bởi một vòng xoắn ốc, giống như trong một đường hầm, và cứ thế đi theo như bị thôi miên. Có người sau khi bay lơ lửng, cảm thấy rõ rệt cơ thể nhỏ bé hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Jason Braithwaite, một nhà tâm lý học tại Đại học Lancaster (Anh), ‘Trải nghiệm thoát xác’ là cách mà não bộ cố gắng tạo cảm giác về một vùng không gian rộng lớn. Theo đó, bộ não chúng ta sẽ tự động xây dựng tầm nhìn của một con chim về không gian bao quanh bạn.
Bóng đè, trải nghiệm cận tử, trải nghiệm ‘thoát xác’… là ba trong nhiều hiện tượng kỳ lạ liên quan đến cơ thể người.
Riêng đối với trường hợp ‘thoát xác’, ngoài việc xảy ra với những người bị rối loạn tiền đình, hiện tượng này còn diễn ra ngay trước khi một người ngủ hoặc trong khi ngủ.
Trong các trường hợp khác, chúng xảy ra trong một trải nghiệm cận tử. Đôi khi, ‘thoát xác’ có thể là kết quả của một sự căng thẳng về thể chất, thần kinh cao độ.
Cho đến nay, giới khoa học đang tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về hiện tượng hóc búa mà con người trải qua này. Đối với các nhà thần kinh học, não bộ luôn là cơ quan bí ẩn, phức tạp nhất của cơ thể người, và việc chấp nhận sự tồn tại của ‘trải nghiệm thoát xác’ là cách họ tiến thêm một bước trong thế giới bí ẩn của não bộ.
Bài viết sử dụng nguồn: Scientific American, The Atlantic, Allthatsinteresting
Trang Ly
Theo Trí thức trẻ
Hiểu đúng và đủ về bột ngọt
Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh tính an toàn của gia vị này.
TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương - đã có những chia sẻ về tính an toàn của loại gia vị này.
- PV: Có thông tin cho rằng bột ngọt ảnh hưởng đến não và gây suy giảm trí nhớ. Điều này nên hiểu thế nào, thưa bác sĩ?
- TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate - thành phần chính của bột ngọt.
Cơ chế đầu tiên nằm tại hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi thức ăn chứa glutamate dù từ thực phẩm hay gia vị vào trong hệ tiêu hóa, tất cả glutamate này sẽ chuyển hóa thành năng lượng tại ruột để phục vụ cho các hoạt động của ruột, do vậy việc ăn thực phẩm hay bột ngọt chứa glutamate sẽ không làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có trong máu. Cơ chế thứ hai nằm ở hàng rào máu - não, hàng rào này được ví như cánh cổng vững chắc, nó ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate.
Như vậy, bột ngọt ăn vào cơ thể qua các bữa ăn hằng ngày không làm tăng hàm lượng glutamate.
- Thưa bác sĩ, nêm bột ngọt vào thấy món ăn ngon thì ai cũng nhận thấy, nhưng tại sao nêm bột ngọt lại ngon?
- Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy trả lời câu hỏi: "ăn thịt luộc dù chưa cần chấm bạn có thấy ngọt ngon không? Hay ăn hải sản cũng vậy?". Rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vị của món thịt luộc hay vị hải sản dù nướng, hấp đều rất ngọt.
Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate - một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hằng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 - 20 mg glutamate/100 g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140 mg glutamate/100 g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50 mg/100 g, cà chua chứa đến 250 mg/100 g...
Năm 1908, giáo sư người Nhật Bản - TS. Kikunae Ikeda là người đầu tiên khám phá ra glutamate là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.
Ngay sau đó, GS.TS Ikeda đã phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1908, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Bột ngọt có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm bột ngọt vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.
Bột ngọt, hay còn gọi là gia vị umami, giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn
- Thưa bác sĩ, liều lượng sử dụng bột ngọt hằng ngày như thế nào là hợp lý?
- Muối được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị dùng dưới 5 g/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối/ngày), đường được Cơ quan Quan ly Thưc phâm Anh khuyến nghị phu nư không ăn quá 50 g va nam giơi không ăn quá 70 g đường đơn mỗi ngày.
Còn đối với bột ngọt, hiện nay không có quy định hay khuyến nghị về liều dùng hằng ngày. Cụ thể, JECFA và EC/SCF xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn với liều dùng hằng ngày (ADI - acceptable daily intake) "không xác định". Trong thông tư của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hằng ngày.
Liều dùng hằng ngày không xác định được hiểu là, không có quy định mỗi người hằng ngày được dùng bao nhiêu gam bột ngọt. Mỗi người có thể sử dụng bột ngọt với liều lượng khác nhau cho từng món ăn tùy theo khẩu vị và sở thích của mình.
- Cảm ơn bác sĩ!
Hoàng Vũ
Theo nld.com.vn
'Khi nhìn bệnh nhân hồi phục, tôi đã thôi băn khoăn về hạnh phúc của mình' Cách đây gần 5 năm, bác sĩ Nguyễn Hồng Vĩnh cùng người đồng sáng lập Thiền Tâm - ông Lâm Văn Trung về Đồng Nai để tìm nơi phát triển một trung tâm chuyên phục hồi chức năng cho bệnh nhân cơ xương khớp, thoái hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thần kinh tọa, tai biến mạch máu não, rối loạn...