Những toan tính của Trung Quốc khi Tổng thống Mỹ bị luận tội
Các quan chức Trung Quốc đang nhá tín hiệu cho thấy họ đang nắn gân phía Mỹ trước thềm vòng đàm phán thương mại thứ 13 giữa 2 nước dự kiến tổ chức vào giữa tuần.
Tổng thống Mỹ và ông Lưu Hạc – Ảnh: Internet
Trong các cuộc họp với các quan chức Mỹ có mặt ở Bắc Kinh những tuần gần đây, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã chỉ ra một loạt các chủ đề mà họ muốn thảo luận. Nói cách khác, Trung Quốc đang lảng tránh một số vấn đề cốt lõi mà Mỹ muốn đề cập
Phó Thủ tướng Lưu Hạc, trưởng đoàn đàm phán cấp cao của Trung Quốc tỏ ý ông sẽ đưa ra một gói đề nghị cho Washington và trong đó sẽ không bao gồm các cam kết cải cách chính sách công nghiệp của Trung Quốc hay việc hỗ trợ từ nhà nước với các doanh nghiệp trong nước, vốn là một trong những mục tiêu bị Mỹ phàn nàn bấy lâu nay.
Gói đề nghị đó coi như loại một trong những yêu cầu cốt lõi của chính quyền Trump ra khỏi bàn. Các nhà phân tích tin rằng Trung Quốc đang tỏ thái độ cứng rắn hơn khi nhận thấy chính quyền của Donald Trump đang đối mặt với cuộc khủng hoảng luận tội gần đây.
Lúc này, Trung Quốc cũng bị cuốn vào cuộc đấu ở chính trường Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3.10 tuyên bố ông muốn Trung Quốc điều tra cựu phó tổng thống Joe Biden và con trai ông này là Hunter Biden giữa lúc Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã chính thức khởi động cuộc điều tra luận tội ông chủ Nhà Trắng. “Trung Quốc nên bắt đầu một cuộc điều tra về Biden. Chuyện xảy ra ở Trung Quốc cũng tồi tệ như những gì đã xảy ra với Ukraine”, ông Trump nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, đồng thời cho biết ông chưa trực tiếp yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điều tra về ông Biden và con trai nhưng sẽ cân nhắc về việc đó.
Video đang HOT
Mặc dù ông Trump đã nhấn mạnh rằng không có mối liên kết nào trong việc “nhờ cậy” Trung Quốc và đàm phán thương mại. Tuy nhiên, xuất hiện các ý kiến cho rằng Bắc Kinh đã nhìn thấy điểm yếu của ông Trump và có thể tận dụng được cơ hội nào đó
Jude Blanchette, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế phân tích: “Trung Quốc coi cuộc luận tội Tổng thống tại Mỹ như một điểm yếu hay điểm bấp bênh của ông Trump. Tính toán của họ là ông Trump cần một chiến thắng và sẵn sàng thực hiện các thỏa hiệp”.
Nhưng những người gần gũi với chính quyền Trump nói rằng cuộc điều tra luận tội sẽ không ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Họ cho rằng bất kỳ toan tính nào cho rằng Mỹ sẽ chùn tay trên bàn đàm phán vì lục đục trong nước sẽ là một tính toán sai lầm của Trung Quốc.
Tổng thống Trump đã nói nhiều lần rằng ông sẽ chỉ tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện với Trung Quốc. Những người gần gũi nói rằng lập trường của ông về vấn đề này vẫn vững vàng.
“Chúng ta đã có những khoảnh khắc tuyệt vời với Trung Quốc. Chúng ta cũng đã có những khoảnh khắc tồi tệ với Trung Quốc. Hiện giờ, chúng ta đang ở một giai đoạn rất quan trọng trước khả năng thực hiện một thỏa thuận”, ông Trump nói cuối tuần trước. “Tuy nhiên, những gì chúng ta đang thực hiện là đàm phán một thỏa thuận rất khó khăn. Nếu thỏa thuận không đạt 100% như kỳ vọng của chúng ta, thì chúng ta sẽ không thực hiện”.
Theo báo Mỹ, trình tự của quá trình đàm phán Mỹ – Trung sẽ bắt đầu bằng việc Trung Quốc chấp thuận mua nông sản và năng lượng quy mô lớn từ Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc thực hiện các cam kết về tôn trọng sở hữu trí tuệ và cuối cùng mới là chuyện thuế quan.
Tuy nhiên Bloomberg News hồi tháng trước đã đưa tin rằng phía Mỹ còn muốn đưa vào nhiều điều khoản khác, mà dù chưa thực hiện ngay thì cũng có thể dọn đường cho các cuộc đàm phán sâu hơn vào năm tới trong đó có chuyện về chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Theo đó, nếu Trung Quốc khẳng định sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc thảo luận nào về chính sách công nghiệp, thì đàm phán có thể đổ vỡ.
Nhưng giờ Trung Quốc đang có ý định chạm vào một điểm thách thức trong đàm phán là quay lưng với thảo luận chính sách công nghiệp. Liệu chính quyền của ông Trump có lờ đi điểm này hay kiên quyết thực hiện đàm phán theo đúng ý đồ? Hãy chờ vòng đàm phán 2 nước vào giữa tuần này.
Anhg Tú
Theo motthegioi
Ukraine mở lại vụ án của một công ty liên kết với con trai ông Joe Biden
Công tố viên Ukraine hôm 4/10 cho biết bắt đầu mở lại cuộc điều tra liên quan đến nhóm khí đốt Burisma.
Hunter Biden, con trai của cựu phó Tổng thống Mỹ Joe Biden từng là thành viên hội đồng quản trị của Burisma năm 2014. Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây nghi ngờ người này có hành vi tham nhũng và đã có được sự che chở của người cha khi ấy còn là phó Tổng thống.
Hunter Biden, con trai của cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden
"Chúng tôi đang thực hiện việc rà soát lại hồ sơ vụ án (...) trong đó Mykola Zlochevsky (cựu lãnh đạo Burisma), Sergei Kourtchenko (doanh nhân người Ukraine) và những người khác có thể có liên quan", công tố viên Ruslan Riabochapka nói với các phóng viên ở Kiev ngày 4/10.
Theo ông Riabochapka, khoảng 15 nghi can trước đây được tư pháp xem xét liên quan tới vụ án này nhưng dường như không liên quan đến con trai của ông Joe Biden, người đã tham gia vào hội đồng quản trị của Burisma năm 2014.
"Theo những gì chúng tôi thấy, vụ án liên quan đến Zlochevsky và Kourtchenko hơn là Biden. Tôi không thể nói rằng chúng tôi thấy hoặc hiểu tất cả vụ việc, công việc điều tra vẫn tiếp tục và chúng tôi sẽ công bố kết quả sau", ông Riabochapka nói.
Mục đích của việc xem xét lại là để xác định xem những nghi can đã được phân loại hợp pháp chưa, và rằng quyết định của tư pháp Ukraine khi ấy có chịu áp lực chính trị không.
"Không có chính trị gia nước ngoài hay người Ukraine nào gọi điện cho tôi hoặc cố gắng gây ảnh hưởng đến quyết định của tôi khi ấy", ông Riabochapka nhấn mạnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây bị cáo buộc gây áp lực với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky để mở cuộc điều tra về con trai của ông Joe Biden, đối thủ tiềm tàng của ông Trump trong cuộc bầu cử 2020.
Đảng Dân chủ Mỹ đã mở cuộc điều tra để luận tội ông Trump vì cho rằng vì ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ của nước ngoài để bôi nhọ một đối thủ chính trị.
Hunter Biden, luật sư và nhà đầu tư, đã phục vụ từ năm 2014 đến 2019 trong ban giám sát của nhà sản xuất khí đốt Burisma của Ukraine, đồng sáng lập bởi trùm tài phiệt Mykola Zlochevsky. Nh.Thạch
AFP
Ukraine xem xét lại các vụ án liên quan tới công ty năng lượng Burisma Tổng Công tố Ukraine thông báo văn phòng của ông đang lật lại một số vụ án liên quan tới công ty năng lượng Burisma, nơi cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Forbes) Ngày 4/10, Tổng Công tố Ukraine thông báo văn phòng của ông đang lật lại một số vụ án liên quan tới...