Những tòa nhà “ma” ở Iraq sau khi Mỹ rút quân
Các tòa nhà trống rỗng bị bỏ lại trên một dải đất rộng lớn tạo nên khung cảnh của một thị trấn ma ám bị lãng quên từ lâu ở Iraq.
Căn cứ Mỹ giờ đây không một bóng người.
Tuy nhiên, những bức tranh khó tin đó từng là nơi ở và căn cứ của quân đội Mỹ – ít nhất là cho đến sáng ngày 18/12.
Giờ đây, chúng chỉ còn là sự nhắc nhở về một cuộc chiến đã chứng kiến 4.500 binh sĩ Mỹ và hơn 100.000 người Iraq thiệt mạng, tất cả đều nhân danh hòa bình.
Cuộc chiến Iraq với chi phí gần 1.000 tỷ USD đã kéo dài gần 9 năm và để lại một đất nước đang chật vật phục hồi dựa trên sức lực của chính mình.
Vào sáng ngày 18/12, những binh sĩ Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Iraq sang nước láng giềng Kuwait trong bầu không khí cảm động. Vẫy chào tạm biệt họ là những người lính Iraq.
Video đang HOT
Lính Mỹ cuốn gói đồ đạc về nước.
Cuộc chiến Iraq bắt đầu ngày 20/3/2003 bằng một cuộc không khích ở phía nam thủ đô Baghdad, nơi Saddam Hussein được tin là đang ẩn náu. Khi đó, chỉ ít người nghĩ cuộc xung đột kéo dài lâu như vậy, đặc biệt là sau khi Saddam bị bắt vào cuối năm đó. Tuy nhiên, sự kiện này cũng như việc ông bị xử tử sau đó chỉ càng khiến cho cuộc nội chiến giữa hai giáo phái Sunni và Shi”ite khốc liệt hơn.
Mãi đến 2 năm vừa qua, bạo lực mới giảm bớt và các lực lượng an ninh Iraq bắt đầu tiếp quản trách nhiệm.
Không còn ai phía sau những bức tường của căn cứ.
Trong một bài phát biểu mới đây tại Fort Bragg, Bắc Carolina, ông Obama ca ngợi các binh sĩ Mỹ đã phục vụ tại Iraq. Nhà lãnh đạo này thừa nhận rằng cuộc chiến gây tranh cãi nhưng ông nhấn mạnh với những người lính hồi hương rằng họ đã để lại phía sau “một Iraq có chủ quyền, ổn định và tự chủ”.
Tuy nhiên, theo các phóng viên, hiện có nhiều quan ngại tại Washington rằng Iraq không có hệ thống chính trị thật sự mạnh mẽ, hoặc khả năng tự vệ biên giới còn hạn chế. Ngoài ra, Iraq có thể bị đẩy trở lại cuộc xung đột giáo phái, hoặc bị chi phối bởi Iran.
Theo VietNamNet
Mỹ rút khỏi Iraq để tấn công Syria?
Một cựu quan chức trong Cơ quan Điều tra Liên bang (Mỹ) cho biết các lực lượng của Mỹ và NATO đã có mặt bên ngoài lãnh thổ Syria và đang huấn luyện các nhóm du kích để lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Binh sĩ Mỹ di chuyển bên ngoài Syria
Theo hãng tin RT, Sibel Edmonds - từng làm phiên dịch viên của FBI - cho biết: cuối tuần qua, các binh sĩ Mỹ cùng với NATO đã bí mật có mặt ở biên giới Jordan và Syria. Theo cô Edmonds, một vài nguồn tin quốc tế đã xác nhận thông tin này, mặc dù phương tiện truyền thông của Mỹ tạm thời bị kiểm duyệt, không đăng thông tin này.
Bên cạnh đó, Edmonds cho biết các lực lượng này đang huấn luyện cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để có thể khởi động tấn công vào miền bắc Syria.
Edmonds viết rằng các nhà báo Iraq thường trú bên ngoài London đã xác nhận thông tin: trên thực tế lính Mỹ rời khỏi Căn cứ không quân Ain al-Assad tại Iraq tuần trước đúng theo kế hoạch rút quân của Tổng thống Obama, nhưng thay vì về quê nhà, một số trong lực lượng này đã được chuyển tới Jordan vào chiều muộn hôm thứ Năm. Một nguồn tin khác của Edmonds cho biết "các binh sĩ không nói tiếng Ả Rập" đã di chuyển qua Jordan và chỉ cách biên giới với Syria vài dặm.
Đội quân được cho là của Mỹ/NATO này đã bị phát hiện tại Căn cứ không quân Vua Hussein tại al-Mafraq và ngôi làng ở Albaej ở Jordan và vùng lân cận. Nizar Nayouf - một cộng tác viên của Edmonds - cho biết một nhân viên của các văn phòng hãng hàng không Hoàng gia Jordan có trụ sở ở London đã xác nhận thêm rằng, ít nhất có một máy bay vận tải của quân đội Mỹ đã đưa lính Mỹ tới Jordan trong những ngày gần đây.
Kể từ khi các lực lượng đối lập nổi dậy phản đối chính quyền Tổng thống al-Assad gần một năm trước, các quan chức Mỹ đã lên tiếng chỉ trích, nhưng vẫn khẳng định là họ không liên quan gì tới các cuộc chống đối này. Sau khi có các thông tin về con số người thiệt mạng trong các cuộc nổi dậy, Mỹ đã đưa ra lệnh trừng phạt cứng rắn chống lại Syria.
Navi Pillay thuộc cao ủy nhân quyền của Liên Hợp Quốc vừa cho biết cuộc nổi dậy tại Syria đã khiến 5000 người thiệt mạng kể từ khi bắt đầu nổ ra vào năm 2011. Trong trường hợp của Libya, nhằm lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi, NATO chỉ can thiệp vào cuộc nổi dậy trong 1 tháng. Trong vòng 9 tháng, tổng số người chết trong cuộc nội chiến tại Libya ước tính lên tới gần 30.000 người.
Trong báo cáo của mình, Edmonds cho biết quân đội NATO đã huấn luyện các binh lính bên ngoài Syria từ hồi đầu tháng 5, và các phương tiện truyền thông Mỹ bị cấm đưa tin cho tới tận bây giờ. Tờ Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa tin rằng tướng Riad al-Assad từng rời khỏi quân đội Syria cũng đang tập hợp binh lính để chống lại chính quyền.
Theo VietNamNet
Bên trong sứ quán Mỹ tại Iraq Nằm ở Vùng Xanh ở thủ đô Baghdad, sứ quán Mỹ sẽ là nhà của hàng ngàn công dân Mỹ còn ở lại sau khi quân đội Mỹ hoàn thành việc rút quân khỏi Iraq trong tháng này. Cờ Mỹ treo ở lối vào khu ăn uống trong sứ quán Mỹ tại Vùng Xanh, Baghdad, Iraq. Một nhà thầu an ninh tại khu...