Những tổ ấm thiếu mẹ, vắng cha vẫn không khuyết niềm vui
rằng nếu nhìn cuộc đời bằng con mắt tích cực, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn. Bình yên không dễ tìm và khi tìm thấy, được giây phút nào hay giây phút ấy. Bình yên hôm nay là xót xa của rất nhiều ngày hôm qua”. Đó là những dòng tâm sự mẹ đơn thân Tống Lam Linh gửi về tham dự cuộc thi ảnh Những tổ ấm thật khác.
Không có bóng dáng người chồng, người cha, cuộc sống của chị Linh và cô con gái nhỏ vẫn êm ả trôi. Sự êm ả đó được khắc họa qua bữa cơm hàng ngày: “Nhà chỉ có hai mẹ con nên bữa cơm có phần đạm bạc. Một nồi cơm đủ chia 3 bát con, một bát canh rau và một món mặn. 5 năm rồi, như vậy”.
Cuộc sống êm ả trôi dưới mái nhà chỉ có 2 mẹ con.
Một mình cáng đáng việc nuôi con, vấn đề tài chính không khỏi khiến chị phiền lòng. Tiền tiết kiệm đã tiêu hết vào năm trước, chị lại bắt đầu tích từng chút một vì tương lai. “Một bài đăng báo, một dự án viết PR, một bài viết cho tạp chí, tất cả mẹ đều nhận. Cần mẫn mài não, cần mẫn 500-700 chữ… Mỗi ngày một hai bài. Vì cuộc sống, vì con”.
Dù không có bờ vai vững chãi nào san sẻ đỡ đần, mẹ đơn thân vẫn luôn gắng sức để con luôn no đủ và vui cười. Những khuyết thiếu của một gia đình không có bóng dáng người chồng, người cha nhờ vậy phần nào được khỏa lấp. Dù không thể gọi là tổ ấm theo cách phần đông thường nghĩ nhưng với chị Linh và con gái, bình yên sống, bình yên trải qua những giây phút chỉ mình với ta, âu cũng là một loại hạnh phúc. Hạnh phúc của một tổ ấm thật khác.
Những hạnh phúc giản đơn được chị Linh chắt chiu hết cho con.
Video đang HOT
Dường như khi đã có con, cuộc sống của người phụ nữ chỉ xoay quanh đứa trẻ ấy. Giống chị Linh, Bútbi Nguyễn cũng gửi những dòng viết cảm xúc và hình con gái về tham dự cuộc thi do Zing.vn cùng Siêu thị nội thất và trang trí Baya tổ chức. “Nhất định con phải hạnh phúc, thật hạnh phúc như những gì mà mẹ luôn mong. Bình yên và hạnh phúc của mẹ là con. Con là cả cuộc sống của mẹ”, chị Nguyễn viết.
Và có lẽ với những đứa con, mẹ cũng là tất cả. Đó cũng là suy nghĩ của Hải. Anh ấn tượng với hình ảnh cậu bé ngủ ngon lành trên chiếc xe bán hàng rong của mẹ. Hải tự hỏi “Có phải chăn êm nệm ấm trong căn phòng sang trọng và đầy đủ vật chất mới là giấc ngủ ngon?”. Giữa Sài Gòn tấp nập ngược xuôi, mỗi khi nhắm mắt là nghĩ đến bao thứ cơm áo gạo tiền, một giấc ngủ ngon dưới vòng tay mẹ có lẽ là điều nhiều người mong nhớ nhất. “Chỉ cần bên mẹ là đủ”, Hải khẳng định.
Với mẹ, con là tất cả và với con, mẹ cũng là người không thể thiếu.
Nhưng cũng có những tổ ấm chẳng có bóng dáng người cha người mẹ mang nặng đẻ đau. Ở đó chỉ có các sư cô, các sơ – những “người mẹ lớn” cưu mang hàng chục đứa trẻ mồ côi. Họ chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ, cái mặc, việc học hành của lũ trẻ. Đó là câu chuyện của 3 sư cô và hơn 40 em nhỏ chùa Linh Sơn (quận 12, TP.HCM), được Văn Phú Phương Dũng kể lại trong bài dự thi số 259.
Khó khăn chồng chất khó khăn khi các sư cô phải gồng gánh nuôi dạy hơn 40 em nhỏ. Nhưng ở tổ ấm đặc biệt này, mỗi lần Dũng đến luôn thấy đầy ắp tiếng cười của sự lạc quan và hạnh phúc.
Nét hồn nhiên trong trẻo của các em nhỏ tại mái ấm chùa Linh Sơn.
Đó cũng là cảm nhận của Huỳnh Kim Thành khi tình cờ ghé thăm mái ấm tại một nhà thờ ở Gia Lai. “Tuy không có cha mẹ, ông bà xung quanh nhưng trong đôi mắt các em lúc nào cũng toát nên sự lạc quan yêu đời, cùng nhau chơi, che chở cho nhau trong mái nhà chung của nhà thờ cổ”, Kim Thành viết.
Những tổ ấm khác biệt – nơi cưu mang nhiều em nhỏ mồ côi.
Vậy mới thấy công sinh không bằng công dưỡng. Bằng lòng trắc ẩn trước những phận đời éo le, các sư cô, các sơ đã dành nhiều tâm sức xây lên mái ấm cho các em mồ côi. Dù không đủ đầy cả cha lẫn mẹ, tình thương ấy vẫn mang đến một tổ ấm, khác thường nhưng không thiếu những hạnh phúc nhỏ xinh.
Theo news.zing.vn
Anh hy vọng em có tấm lòng thương người rộng lớn
Anh muốn em lạc quan yêu đời, ngày đêm bồi dưỡng tâm tính và sống chan hòa với mọi người.
Đầu thư, mình chúc mọi người vui vẻ, hạnh phúc và sớm tìm thấy nửa yêu thương còn lại của cuộc đời nếu vẫn còn độc thân.
Ảnh minh họa
Gửi em! Văn phong của anh không được trau chuốt mượt mà cho lắm nên hy vọng em thông cảm và cho nhau cơ hội nhé. Khi lớn lên, mỗi người đều có những mong ước riêng về một gia đình nhỏ của mình.
Có người muốn thật giàu sang sung túc, có người muốn quyền cao chức trọng, có người muốn vợ đẹp và ngoan hiền hoặc chồng tài giỏi và con cái thành đạt sau này... Riêng anh chỉ muốn hành trang cuộc đời của con cháu chúng mình là tinh thần lạc quan yêu đời, tình thương người rộng lớn, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Ngày còn học trung học, anh có rất nhiều hoài bão và mong ước lớn lao vì anh được khá nhiều thầy cô quý mến, có nhiều triển vọng trong tương lai. Khi đó, anh mơ rằng vợ anh sẽ là một người thông minh xinh đẹp, hiền lành thục nữ, con nhà gia giáo, nên anh chỉ chú tâm học hành và làm việc mà dằn lòng không yêu ai dù có rất nhiều bạn nữ học chung thầm thích.
Rồi khi anh vào đại học thì có rất nhiều biến cố lớn xảy ra, anh nghĩ có lẽ trên thế giới này ít ai có thể đứng vững khi gặp những biến cố đó. Đó là những lần thập tử nhất sinh, cảm giác chết đứng như Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du (tột cùng của vừa yêu vừa oán hận), từ thế giới lành lặn vào thế giới khuyết tật rồi trở về thế giới lành lặn bằng nghị lực, và những lần phải bắt đầu làm lại từ con số 0.
Từ những biến cố đó mà anh cảm thấy cuộc sống thật vô vị khi chỉ được sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết mà không để lại kỷ niệm đẹp trong lòng của hàng xóm và cộng đồng xung quanh. Anh cảm thông sâu sắc những nỗi khổ niềm đau của những người khuyết tật và những người nghèo phải chật vật mưu sinh và lo cho gia đình của họ.
Anh cũng rất hiểu những đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ. Do đó, sau khi anh lấy tấm bằng mà không quá 5% dân số thế giới đạt được bằng thực lực, anh lập 2 mục tiêu chú trọng về sức khỏe và giáo dục để giúp mọi người sống khỏe, an vui và sáng suốt hơn dù chuyên ngành cơ khí và nhiệt lạnh. Anh không muốn ai phải trải qua những đau khổ và cảm giác bất lực mà anh và gia đình anh đã phải trải qua từ những biến cố của anh.
Do đó, anh hy vọng em sẽ là một người có tấm lòng thương người rộng lớn, lạc quan yêu đời, ngày đêm bồi dưỡng tâm tính và sống chan hòa với mọi người. Anh không hứa sẽ cho em và con giàu sang phú quý, nhưng anh đảm bảo gia đình chúng mình sẽ đầy ắp tiếng cười, tình thương dành cho nhau và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Để rồi đây, dù con cháu chúng mình có cách xa mình bao nhiêu thì chúng vẫn cảm thấy mình bên cạnh chúng khi nghĩ về những nụ cười và tình thương thời thơ ấu.
Theo vnexpress.net
Để con ở nhà với bà nội, tôi tím người khi nghe được điều bà đang dạy cháu Tôi sững sờ, lao đến bế con, tức giận quá nên tôi quát bà hỏi bà đang nói cái gì vậy. Thế là bà giẫy ra đó bảo tôi láo toét, bà còn gọi điện gọi chồng tôi về. Tâm sự bạn đọc: Tôi mới phát hiện ra, đứa con mà tôi mang nặng đẻ đau, lại đang từng ngày bị dạy hư...