Những tình tiết phá nát lịch sử trong ‘Dương Quý Phi’
Đây là những chi tiết khiến một lần nữa bộ phim tái hiện lịch sử của Phạm Băng Băng gây tranh cãi.
Vương triều nữ nhân: Dương Quý Phi với sự tham gia diễn xuất của Phạm Băng Băng, Lê Minh, Ngô Tôn sẽ chính thức ra rạp vào ngày 30/7. Nhưng ngay khi diễn viên chính tiết lộ về nội dung phim cùng hình ảnh trong trailer được công bố, nhiều ý kiến cho rằng, phim đã xuyên tạc lịch sử.
Thọ Vương – Dương Quý Phi – Đường Minh Hoàng: Tam giác tình yêu thay đổi lịch sử
Trong sử sách, 14 tuổi, Dương Ngọc Hoàn được gả cho con trai thứ 18 của vua – Thọ Vương Lý Mạo. Lúc đó, Lý 17 tuổi, nhưng lại có bản tính nhút nhát. Sử sách ghi lại, vị hoàng tử này và chính thê chưa xảy ra chuyện ân ái.
Đoạn tình được thêm thắt giữa Dương Ngọc Hoàn và Lý Mạo, người chồng đầu.
Các nhà sử học Trung Quốc cũng ghi nhận, chuyện tình của Thọ Vương – Dương Ngọc Hoàn chưa bao giờ bắt đầu. Sau khi cha cướp vợ, vị hoàng tử này lập các thê tử mới, có con cái và không hề xảy ra tranh chấp.
Video đang HOT
Nhưng trong bản phim mới, Thọ Vương do tài tử Ngô Tôn đóng đã có nhiều đất diễn hơn hẳn. Nhân vật này trở thành tuyến chính trong phim, nảy sinh tình ý với Dương Ngọc Hoàn. Giữa họ đã có thời gian mặn nồng, trước khi bị chia rẽ. Ngoài ra, Ngô Tôn còn tiết lộ, nhân vật do anh đóng trọn đời yêu Dương Ngọc Hoàn.Đây là tình tiết hoàn toàn sai sự thật, dẫn đến mối tình tay ba giữa hai cha con và người đẹp.
Chuyện tình tay ba gây ý kiến trái ngược.
Tình tiết này có thể gây chú ý vì đúng mô típ phim lãng mạn thần tượng, nhưng trong mắt các nhà sử học, tình trường rắc rối của bậc đế vương bị xuyên tạc sẽ khiến giới trẻ có cái nhìn sai lệch.
Cảnh ân ái “nơi thanh thiên bạch nhật” là điều không tưởng trong thời phong kiến
Trong trailer công bố mới đây, Dương Quý Phi vì khiến Đường Minh Hoàng ghen tuông nên bị ông truy đuổi bằng ngựa. Kết quả, Dương bị cưỡng bức ngay trên yên ngựa.
Cảnh vua cưỡng bức phi tần khi cưỡi ngựa là điều không tưởng. Tình tiết này bị cho chỉ có giá trị câu khách rẻ tiền.
Đây là cảnh phim gây tranh cãi nhất trong thời gian gần đây. Cư dân mạng chế nhạo rẻ tiền, câu khách. Hơn thế nữa, với các nhà viết sử, đây đích thực là sự bôi nhọ văn hóa.
“Vua chúa có cả 3.000 cung phi, chuyện ái ân rất khó nói. Nhưng hành động cưỡng bức nơi cánh đồng là tình tiết phi lý. Có thể xã hội hiện đại không bất ngờ, nhưng với thời Đường, hành động này không chỉ là nữ nhân chịu tội khi quân mà ngay cả vua cũng khó tránh khỏi trừng phạt” – một nhà phê bình phim chia sẻ trên Sina.
Cảnh thắt cổ Dương Quý Phi khác lịch sử
Phạm Băng Băng trong buổi phỏng vấn gần đây cho biết, đoạn cuối phim, cô bị chính người yêu – vua Đường Minh Hoàng thắt cổ đến chết.
Dương Quý Phi bị bức chết, nhưng “hung thủ” bị thay đổi.
“Khi đó chúng tôi người đầy mồ hôi và nước mắt. Anh ấy quấn khăn trên cổ tôi 5 vòng, siết chặt bằng khí lực đàn ông. Tôi vì thế đã bị nghẹt thở và không thể nói được. Chỉ khi đạo diễn thấy tôi bất thường mới vội chạy đến. Lê Minh khi đó bừng tỉnh và xin lỗi tôi” – cô kể lại.
Một lần nữa tình tiết này gây tranh luận. Bởi trong sử, vào thời khắc Dương Quý Phi bị quần thần ép chết, Đường Minh Hoàng đã tránh né không dám nhìn. Người thi hành việc siết cổ Dương Quý Phi là thái giám Cao Lực Sĩ. Lúc chết bà mới 38 tuổi. Sau khi chết, xác Quý Phi được chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.”Việc một ông Hoàng bức tử sủng phi của chính mình là điều xưa nay không hiếm. Nhưng việc Hoàng đế tự tay làm việc này, cho đến giờ sử sách chưa ghi nhận”. Trang phục của Dương Quý Phi – Phạm Băng Băng cầu kỳ xa hoa hơn Hoàng hậu
Sau Võ Mỵ Nương truyền kỳ, đến lượt Dương Quý Phi bị đánh giá trái chiều về trang phục. Đặc biệt tạo hình khi Dương Ngọc Hoàn được phong sắc trở thành Quý Phi khá hoành tráng, cầu kỳ, cao sang hẳn so với hình ảnh vẽ từ các họa sĩ thời Đường.
“Một lần nữa, Phạm Băng Băng biến một phần lịch sử trở thành câu chuyện trọng tâm của mình”, Tân Hoa Xã bình luận.
Sự lộng lẫy, quyền quý của Phạm Băng Băng trong phim chẳng kém cạnh Võ Mỵ Nương và không giống nguyên gốc Dương Quý Phi trong tranh miêu tả từ thời phong kiến.
Theo Zing