Những tình tiết bất ngờ trong phiên tòa xét xử vụ án TMV Cát Tường
Ngày 14/4, TAND TP.Hà Nội đã tiến hành xét xử đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường).
BS Nguyễn Mạnh Tường tại tòa
Ngày 14/4, TAND TP.Hà Nội đã tiến hành xét xử đối với bị cáo Nguyễn Mạnh Tường (Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) về 2 tội danh “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”; bị cáo Đào Quang Khánh (nhân viên bảo vệ) cũng bị xét xử về tội danh “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và tội “Trộm cắp tài sản”.
Bỏ lọt người, sót tội?
Trong phiên xét xử vào buổi sáng, nhận thấy vụ án còn một số vấn đề chuyên môn ngành y mà Tòa không thể giải quyết được mà cần phải có kết luận của các cơ quan giám định có chuyên môn. Mặt khác, Tòa nhận thấy có một số tình tiết trong hồ sơ vụ án chưa được làm rõ, nên quyết định trả hồ sơ về cho cơ quan công an điều tra lại từ đầu.
Xung quanh những chi tiết trong vụ án, chúng tôi đã trao đổi với Luật sư Chu Mạnh Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) để làm rõ thêm về những vấn đề nổi bật trong vụ án. Đánh giá về sự việc cũng như những lời khai của bị can Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan điều tra, Luật sư Cường nhận định: Đã có các dấu hiệu, căn cứ để xác định hành vi của bị can Nguyễn Mạnh Tường phạm tội “Giết người”.
Lý giải cho nhận định của mình, luật sư phân tích: “Khi nhắc đến tội “Giết người” thì ta thường nghĩđến các hành vi hung bạo như đâm, chém, đánh đập, dùng vũ khí… đó là dạng “Hành động”. Tuy nhiên, về mặt khoa học pháp lý, hành vi giết người còn được thực hiện cả dưới dạng “Không hành động”. Ví dụ: Một cô y tá được giao nhiệm vụ cho bệnh nhân uống thuốc, nếu không được uống thuốc đúng giờ, đúng liều bệnh nhân có thể chết. Ý thức được việc đó, nhưng y tá vẫn cố ý không cho bệnh nhân uống thuốc dẫn đến bệnh nhân chết. Trong trường hợp này, cô y tá có thể sẽ bị truy tố về tội “Giết người” với hành vi phạm tội thuộc dạng “không hành động” tức là không cho bệnh nhân uống thuốc đúng quy định”.
Tường và Khánh trong phiên tòa
Cụ thể, trong vụ án này, Luật sư Chu Mạnh Cường phân tích, khi xem xét toàn bộ quá trình diễn biến sự việc, để xác định đúng tội danh của bị can Tường thì không thể chỉ xem xét việc bị can đã tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ cho chị Huyền như thế nào, vi phạm về quy định cấp giấy phép ra sao mà cần tập trung xem xét hành vi, ý thức của bị can kể từ thời điểm anh ta nhận được điện thoại thông báo của nhân viên về tình trạng của nạn nhân, trở về thẩm mỹ viện khi tình trạng của chị Huyền đã rất nguy kịch cho đến khi bị can xác định chị Huyền đã tử vong. Các chứng cứ cho thấy, khi được gọi trở về thẩm mỹ viện, Tường đã gọi thêm bác sĩ Nguyễn Quang Thành đến để cùng tiến hành một việc “cấp cứu cho nạn nhân”.
Trong vụ án này, để định tội danh chính xác đối với Tường cần xem xét toàn diện các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật, trong đó cần lưu ý đến các yếu tố về mặt không gian, thời gian và ý thức.
Về mặt không gian, Tường phải biết rằng từ Thẩm mỹ viện Cát Tường đến Bệnh viện Bạch Mai (cùng nằm trên đường Giải Phóng) chỉ có khoảng vài trăm mét, tại đó có cả một khoa cấp cứu với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho việc cấp cứu.
Video đang HOT
Còn về mặt thời gian, quãng thời gian từ khi trở về thẩm mỹ viện cùng bác sĩThành tiến hành việc “cấp cứu cho bệnh nhân” cho đến khi phát hiện ra bệnh nhân đã chết là mấy giờ đồng hồ – đó là một khoảng thời gian “sống còn” đối với một bệnh nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, bác sĩThành biết việc chị Huyền tử vong nhưng cũng không tố cáo với cơ quan chức năng vậy nhưng theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì “hành vi trên của Thành không cấu thành tội, nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý” cũng cần phải xem xét thêm.
Ngoài ra, là một bác sỹ, bị can phải ý thức được tình trạng của nạn nhân là rất nguy kịch, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy tại sao bị can không kịp thời chuyển nạn nhân sang Bệnh viện Bạch Mai – nơi có đầy đủ điều kiện về trang thiết bị y tế, bác sĩchuyên khoa để cấp cứu cho nạn nhân mà lại cố tình giữ nạn nhân tại thẩm mỹ viện để “cấp cứu”?
Lý giải cho việc này, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc bị can Tường sợ hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ trái pháp luật của mình bị lộ nên dù biết nạn nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn không đưa nạn nhân đi cấp cứu mà giữ lại ở thẩm mỹ viện để tự “cấp cứu cho nạn nhân”, hay nói đúng hơn là để “cứu lấy cái thẩm mỹ viện” của anh ta.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung là hoàn toàn chính xác
Đánh giá tổng thể về vụ án có thể tóm tắt như sau, bị can đã vi phạm quy định về khám chữa bệnh, tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ trái quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện hành vi phẫu thuật thẩm mỹ đó, chính bị can đã khiến nạn nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng vì sợ hành vi của mình bị phát hiện, bị can đã cố tình che giấu bằng cách không đưa nạn nhân đi cấp cứu mặc dù xét cả không gian và thời gian, cũng như trách nhiệm của người đã gây ra tình trạng nguy hiểm cho nạn nhân, bị can hoàn toàn có đủ điều kiện và nghĩa vụ phải làm việc này này.
Chính hành vi “không hành động” của bị can đã dẫn đến hậu quả là nạn nhân chết, mặc dù bị can không mong muốn điều đó. Vậy theo quy định của pháp luật, có cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự của Tường về tội “Giết người” theo khoản 2, Điều 93 Bộ luật Hình sự với lỗi “cố ý gián tiếp”.
Luật sư Cượng nhận định, việc Viện kiểm sát đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Mạnh Tường về hai tội danh “Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” và đã chuyển hồ sơ cùng cáo trạng sang tòa án để đưa vụ án ra xét xử.
Điều 196 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định về giới hạn của việc xét xử thì tòa án chỉ xét xử theo tội danh mà viện kiểm sát đã truy tố hoặc tội danh khác nhẹ hơn. Trong trường hợp tòa án thấy có căn cứ cho rằng bị can phạm tội giết người thì tòa án sẽ phải quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong quá trình điều tra bổ sung, nếu có đủ cơ sở thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng để thay đổi tội danh sang tội “Giết người”, sau đó hồ sơ sẽ được chuyển về tòa án để tiếp tục xét xử.
Bị cáo Tường khai tại phiên tòa, sau cuộc phẫu thuật dài khoảng 4 tiếng, chị Huyền có biểu hiện co giật nên đã tiêm cho chị Huyền một loại thuốc an thần, sau đó bị cáo đi lễ chùa. Khi Tường đang lễ chùa thì nhân viên báo tin chị Huyền lại co giật, sùi bọt mép. Tường chỉ đạo tiêm thuốc trợ tim, thuốc chống dị ứng, truyền nước muối sinh lý, thở ôxy. Bị cáo gọi cho bác sĩ Thành đến hỗ trợ nhưng lúc này, các chỉ số tim mạch đã không đo được nữa. Tường tiếp tục làm một số thủ thuật, tiêm thuốc trợ cho chị Huyền. Sau khi nạn nhân đã tử vong, khoảng 23h30 cùng ngày, Tường và một số nhân viên đưa thi thể chị Huyền lên xe ôtô, Khánh cầm túi xách và đi xe máy của chị Huyền theo sau. Đến cổng Bệnh viện Bưu Điện, Tường thấy có nhiều người nên sợ không dám vào. Khánh nói với Tường, không đưa xác chị Huyền vào bệnh viện nữa mà ném xác xuống sông. Tường đồng ý và lái xe ôtô chở xác chị Huyền, còn Khánh đi xe máy chở Nguyễn Thị Hằng (vợ Tường) theo sau. Các đối tượng đi đến đường Cổ Linh (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) thì Khánh bỏ xe máy và túi xách của chị Huyền lại vỉa hè rồi cùng Hằng lên ôtô. Hằng can ngăn Tường không được vứt xác chị Huyền nhưng Tường không nghe mà tiếp tục lái xe lên cầu Thanh Trì. Thấy không có người qua lại, Tường và Khánh khiêng xác chị Huyền thả xuống sông Hồng. Rồi cả 3 cùng đi về nhà.
Theo Xahoi
Xét xử vụ TMV Cát Tường: Chứng cứ vừa thiếu vừa yếu
Luật sư bảo vệ gia đình nạn nhân khẳng định sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ tại phiên tòa xét xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường vào ngày mai (14/4).
Thẩm mỹ viện Cát Tường
Một ngày trước phiên xét xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư của gia đình nạn nhân và luật sư của bị cáo.
Còn nhiều uẩn khúc
Trả lời chúng tôi, cũng giống người bào chữa cho bác sỹ Tường, luật sư Vũ Gia Trưởng (Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội), người bảo vệ gia đình nạn nhân, tỏ ra khá kín đáo khi nói về nội dung vụ án.
Luật sư Trưởng cho hay, ông nhận định rằng, phiên tòa tới đây sẽ có nhiều diễn biến và tình tiết bất ngờ. Ông cùng cộng sự của Văn phòng đã chuẩn bị những chứng cứ cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết uẩn khúc và bất thường trong vụ án.
Luật sư Vũ Gia Trưởng (Văn phòng Luật sư Phạm Hồng Hải, Hà Nội)
Khi được hỏi có đồng tình với cáo trạng, ông Trưởng chỉ nói ngắn gọn: "Điểm này sẽ nêu hôm xét xử". Còn đối với gia đình nạn nhân, theo luật sư Trưởng, tất nhiên là họ không đồng tình.
"Họ có rất nhiều điều mong được làm sáng tỏ tại phiên tòa." - Ông Trưởng nói.
Ông Trưởng cũng nhấn mạnh, gia đình nạn nhân không có mong muốn nào khác là HĐXX sẽ có những phán quyết công bằng để các bị cáo phải bị trừng trị thích đáng.
Còn các câu hỏi liên quan đến những thông tin cho rằng vợ Tường đi cùng xe ném xác và Khánh là chủ mưu trong vụ ném xác, luật sư Vũ Gia Trưởng đều từ chối trả lời.
Chứng cứ yếu
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Hà Nội), người bảo vệ cho Đào Quang Khánh, đã đưa ra một vài ý kiến cụ thể hơn.
Theo luật sư Thơm, phiên tòa ngày mai, ông sẽ tập trung đề nghị làm rõ việc truy cứu Khánh tội "Trộm cắp tài sản" có đúng hay không? Vị luật sư cho rằng, Đào Quang Khánh bị cáo buộc tội "Xâm phạm thi thể" là không có gì phải bàn, nhưng tội "Trộm cắp tài sản" vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Theo lời khai của Khánh và các nhân chứng, sau khi sự việc xảy ra, BS Tường chỉ đạo phi tang vật chứng: sổ sách, thiết bị y tế, camera, máy tính,... Trong lúc phi tang, lợi dụng hỗn loạn, Đào Quang Khánh tranh thủ lấy chiếc điện thoại iPhone5 cạnh xác nạn nhân.
Luật sư Thơm cho rằng, khi đó, chủ tài sản đã chết. Việc Khánh lấy chiếc điện thoại không có dấu hiệu "lén lút". Khánh cũng không phải là người làm nạn nhân chết nên không bị coi là cướp tài sản.
Như vậy, khi Khánh lấy chiếc điện thoại, không ai là người trực tiếp quản lý tài sản đó nữa. Không thể coi những nhân viên lúc đó là người quản lý tài sản cho chị Huyền để làm căn cứ khởi tố Khánh về tội "Trộm cắp tài sản". Tức là những người tẩu tán vật chứng không thể được coi là người quản lý tài sản hộ rồi giao lại cho gia đình chị Huyền. Đáng lẽ chiếc điện thoại cũng đã bị Tường vứt đi cùng những thứ kia.
Vị luật sư nhận định, hành vi của Đào Quang Khánh có dấu hiệu tội "Chiếm giữ trái phép tài sản" thì đúng hơn.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Hà Nội)
Theo Luật Hình sự, nếu Khánh bị kết án tội này, sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Còn luật sư Tạ Anh Tuấn (Văn phòng Luật sư Bách Gia Luật và Liên doanh, Hà Nội), cũng là người bào chữa cho Khánh, có quan điểm giống nhiều luật sư rằng, chứng cứ trong vụ án này còn thiếu và yếu.
Theo luật sư Tuấn, cơ quan điều tra có thể thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh BS Tường gây ra cái chết cho nạn nhân khi phẫu thuật, rồi dẫn tới việc phi tang xác. Lời khai của những người liên quan phải phù hợp với hóa đơn, chứng từ, trang thiết bị, dụng cụ y tế sử dụng trong cuộc phẫu thuật đó.
Nhưng ông Tuấn cho rằng, đến nay, cơ quan điều tra chưa xác định rõ trang thiết bị, dụng cụ phẫu thuật hôm đó gồm có cụ thể những vật dụng gì. Thi thể chị Huyền cũng chưa được tìm thấy, nên chưa làm rõ được nguyên nhân cái chết.
"Chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của hai bị can là vừa thiếu, vừa yếu." - Vị luật sư đánh giá.
Theo Xahoi
Xét xử vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Đã đúng người, đúng tội? Ngày14/4, TAND Tp Hà Nội sẽ đưa vụ án bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác bệnh nhân xuống sông gây "phẫn uất" dư luận ra xét xử. Xung quanh vụ án này còn nhiều điều phải suy nghĩ, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia đình (Đoàn luật sư...