Những tình huống bạn không phải nói xin lỗi
Vì lịch sự bạn nói ‘ xin lỗi’ cho tình huống mình không có lỗi, mà không biết hành động như vậy chỉ làm giảm tự tin của chúng ta.
Brightside đã tập hợp những tình huống bạn không nên nói lời xin lỗi.
1. Khi bạn nói sự thật
Hoàn toàn không cần nói xin lỗi khi bạn nói sự thật bởi vì các nhà tâm lý học tin rằng trung thực mang lại hiệu quả hơn việc cố gắng không làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Hãy dùng các từ như “tôi nghĩ” hoặc “theo ý kiến của tôi”, thay vì “tôi xin lỗi”. Cách hành xử này còn làm cho bạn trở thành người chuyên mang lời khuyên giá trị cho người khác.
2. Khi bạn quá xúc động
“Bằng cách cho ai đó biết cảm xúc của bạn, bạn đã giúp người đó hiểu mình”, Donna Flagg, tác giả cuốn sách Surviving Dreaded Conversations, nói. Vậy tại sao bạn phải xin lỗi nếu thực sự người đó có ý nghĩa với bạn. Chẳng phải bạn cũng đang tò mò muốn biết cảm xúc của họ về mình hay sao?
Cũng không có gì xấu hổ trong tình huống này. Tuy nhiên hãy đảm bảo bạn mở lòng ở nơi thích hợp chứ không phải trong một cuộc họp nghiêm túc.
3. Khi bạn khác biệt
Bạn có quyền sống theo cách mình thấy thoải mái nhất mà không cần phải xin lỗi. Trừ khi đó là một lễ hội, nơi có quy định bắt buộc về trang phục, còn nếu không bạn không cần phải làm cho mình hợp ý người khác. Hãy luôn là chính mình để mang lại một thế giới đầy sắc màu.
4. Khi bạn muốn được ở một mình
Video đang HOT
Không phải lúc nào mong muốn được ở một mình cũng là dấu hiệu cho thấy một tâm trạng xấu. Trên thực tế nghiên cứu cho thấy việc dành nhiều thời gian cho bản thân mang đến cho bạn sự sáng tạo. Vì vậy đừng bao giờ cảm thấy có lỗi vì không tham gia hoạt động xã hội nào. Chỉ cần lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của mình.
5. Khi bạn đặt câu hỏi
Trong nhiều trường hợp, chúng ta không dám đặt câu hỏi vì sợ mình trở nên ngớ ngẩn trong mắt người khác. Tuy nhiên, đây không phải là thái độ đúng đắn nếu bạn thực sự muốn thành công. Đừng cảm thấy phải xin lỗi vì không hiểu và đừng ngại ngùng đề nghị được giúp đỡ. Nếu một người khác phán xét bạn vì đã hỏi, nó nói lên vấn đề của họ chứ không phải của bạn.
6. Khi bạn không trả lời ngay lập tức
Sẽ luôn có những người coi nhu cầu của họ quan trọng hơn của bạn. Kiểu người này khăng khăng đòi trả lời email, tin nhắn… ngay lập tức mà không nghĩ rằng bạn có thể bận rộn với những thứ khác nhau.
Đừng cảm thấy có lỗi nếu bạn chưa có thời gian cho người khác. Nếu đó không phải là việc khẩn cấp thật sự, chỉ cần cho họ biết bạn đang bận và sẽ trả lời khi có thể. Như Brene Brown đề cập trong cuốn sách của mình, yêu bản thân mình hơn yêu người khác là bước đầu tiên và quan trọng nhất để tìm kiếm hạnh phúc và thành công.
7. Khi điều bạn không thể kiểm soát việc xảy ra
Có rất nhiều tình huống vượt khỏi tầm kiểm soát, ngay cả khi chúng ta đã lên kế hoạch kỹ lưỡng. Đó có thể là tắc đường khiến trễ họp, lỗi kỹ thuật khiến bạn hỏng bài thuyết trình – những điều này luôn xảy ra và bạn không thể chịu trách nhiệm cho tất cả.
Thay vì xin lỗi, hãy nói lời cảm hơn để cho thấy bạn cũng bị ảnh hưởng và đã cố gắng tìm giải pháp để mọi người đều vui vẻ.
8. Khi người khác cư xử thô lỗ
Nhiều người trong chúng ta đã quen với tình huống thấy khó xử vì hành vi của người khác. Hiện tượng này được gọi là sự bối rối gián tiếp và có liên quan đến sự đồng cảm. Tuy nhiên, bạn không phải chịu trách nhiệm cho những thứ mà bạn không có tội.
Bảo Nhiên
Cách xử lý khi trẻ vô lễ với người lớn
Nhiều cha mẹ cho rằng không cần dạy con nói xin chào, cảm ơn hay xin lỗi vì ai cũng làm được. Nhưng nếu không dạy, con bạn sẽ không biết cư xử.
1. Con không phải là bạn bè của phụ huynh
Nhiệm vụ của cha mẹ là trở thành giáo viên, huấn luyện viên, người dẫn đường cho con để xây dựng tính cách và thái độ sống đúng mực. Điều này có nghĩa trẻ phải học cách tôn trọng, cư xử lễ phép với cha mẹ và người lớn xung quanh.
Tuy nhiên, không có nghĩa trẻ luôn phải sợ sệt, kính cẩn với người lớn vì nó làm mối quan hệ gia đình trở nên gượng ép, căng thẳng. Vẫn có những hành động thoải mái, tự nhiên trẻ được phép thực hiện mà không vô lễ.
Khi trẻ dần trưởng thành, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ thân thiết hơn nhưng khi còn nhỏ hãy nghiêm khắc, xây dựng những quy tắc hành xử giữa người thân trong gia đình, giữa trẻ với mọi người xung quanh.
2. Can thiệp sớm
Nếu thấy trẻ có hành vi vô lễ, thay vì làm ngơ và nghĩ rằng chúng sẽ được điều chỉnh khi đi học, bạn cần can thiệp và nói: "Bố/mẹ nghĩ câu nói vừa rồi của con không lịch sự lắm. Trong gia đình mình, mọi người không nói như vậy".
Khi đã nhắc sửa lỗi nhưng trẻ vẫn cố tình làm sai, bạn có thể phạt như không cho xem phim, chơi điện tử hoặc phải dọn dẹp nhà cửa. Những hình phạt giúp trẻ hiểu rõ lỗi sai của mình và nhận thức hậu quả nếu tiếp tục mắc sai lầm. Nó sẽ hiệu quả hơn nếu bạn chỉ bắt con xin lỗi mà không giải thích lỗi sai hoặc sử dụng đòn, roi làm ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của con.
Hãy lên án hành động thay vì đánh giá con người trẻ. Chẳng hạn nói: "Hành động vừa rồi của con là bất lịch sự, một đứa trẻ ngoan ngoãn như con không nên làm vậy mà hãy làm thế" thay vì nói: "Chỉ có những đứa trẻ hư mới làm như vậy".
Ảnh: wikihow.
3. Dạy trẻ kỹ năng tương tác xã hội
Nhiều phụ huynh cho rằng không cần dạy con nói xin chào, cảm ơn hay xin lỗi vì ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, để có thể nói được những câu này đều cần nghệ thuật và cách hành xử khéo léo. Nó là biểu hiện của ứng xử có văn hóa, giúp ích cho quá trình trưởng thành của trẻ.
Nói lời chào, xin lỗi hay cảm ơn là cách thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng mọi người xung quanh, đối lập với những hành vi vô lễ, thiếu tôn trọng. Khi trẻ học được cách đồng cảm, các em sẽ không cư xử sai trái với mọi người.
4. Thái độ tôn trọng khi sửa lỗi cho con
Khi trẻ vô lễ, bạn là phụ huynh phải sửa lỗi cho con nhưng việc la hét, đòn roi là không hiệu quả, thậm chí những trạng thái quá khích này còn là biểu hiện của thái độ thiếu tôn trọng người khác.
Thay vào đó, điều đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh. Nếu ở chỗ đông người, bạn hãy kéo con sang một góc riêng để uốn nắn, không nên làm trẻ xấu hổ với mọi người xung quanh. Tận dụng cơ hội này để trẻ nhận ra bạn đang tôn trọng con và cũng là bài học về thái độ cư xử đúng mực.
Khi trò chuyện cùng con, bạn cũng không nên chì chiết, rầy la. Hãy giải thích cho con hiểu lỗi sai nằm ở đâu và cùng nhau thảo luận về các phương án thay thế trong lần tới. Bạn nên để con tự đưa ra những giải pháp thay thế để con hiểu rõ hơn sai lầm và cách sửa lỗi nếu không có cha mẹ hướng dẫn.
5. Thống nhất phương pháp nuôi dạy
Việc cha mẹ thống nhất thái độ nuôi dạy là rất quan trọng trong việc uốn nắn các hành vi vô lễ của trẻ. Nếu một người dung túng, một người sửa sai thì không thể đạt kết quả như mong muốn. Bố mẹ nên ngồi lại trò chuyện, thảo luận và cam kết thực hiện các quy tắc cùng hình phạt như nhau.
7. Không kỳ vọng cao
Bạn không thể đặt kỳ vọng con sẽ hành xử lịch lãm như một quý ông hay duyên dáng như một quý bà từ bài học đầu tiên. Tất cả bài học đều cần thời gian và sự luyện tập lâu dài trước khi có thể hình thành phong thái đúng mực.
Hãy xây dựng yêu cầu từ nhỏ đến lớn. Ví dụ, nếu gia đình ăn tối ở ngoài, hãy nói rõ bạn hy vọng con cư xử như thế nào, chẳng hạn chào hỏi bạn bè của bố mẹ, cảm ơn người phục vụ. Nếu trẻ làm theo, hãy khen ngợi hoặc thưởng các món quà nhỏ và ngược lại, đưa ra hình phạt phù hợp nếu trẻ không nghe lời.
8. Làm gương
Thái độ của trẻ với mọi người xung quanh có thể là tấm gương phản chiếu cách hành xử của bố mẹ. Nếu bạn không chào hỏi hoặc cãi lại cha mẹ thì rất có thể trẻ cũng làm vậy. Khi thể hiện thái độ tôn trọng mọi người xung quanh trước sự chứng kiến của trẻ, bạn cũng có thể giải thích hành động và ý nghĩa của nó. Từ đó, hy vọng trẻ sẽ thực hiện theo nếu gặp tình huống tương tự. Nếu bạn có hành động thiếu tôn trọng người khác, hãy kịp thời nói xin lỗi và sửa sai.
Tú Anh
Nếu muốn con trai lớn lên thành công, được nhiều người trọng dụng, cha mẹ đừng quên đọc 7 câu chuyện nhỏ nhưng sâu sắc này Chỉ bằng câu trả lời đơn giản và cách xử lý khéo léo của người cha mà con trai đã có những bài học vô cùng hữu ích. 1. Câu chuyện thứ nhất Vào một ngày nọ, con trai 2 tuổi đụng vào góc bàn. Đầu sưng lên một cục khiến con khóc òa. Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn,...