Những tin nhiễu góp gió vào bão Covid-19 Ấn Độ
Khi làn sóng Covid-19 thứ hai tiếp tục nhấn chìm Ấn Độ, thông tin sai lệch cũng không ngừng lan truyền và đôi khi được coi như sự thật.
Một số bác sĩ Ấn Độ truyền tai nhau rằng họ thấy triệu chứng Covid-19 xuất hiện nhiều hơn ở người trẻ . Thông điệp từ chính phủ ủng hộ ý kiến này. Ngày 15/4, Thủ hiến New Delhi Arvind Kejriwal công bố đoạn video, kêu gọi người trẻ đặc biệt chú ý. “Trong đợt bùng phát Covid-19 này, người trẻ tuổi đang bị nhiễm. Tôi kêu gọi họ tự đề phòng”, ông đăng Twitter.
Tất cả điều này đã dẫn tới niềm tin rộng rãi rằng làn sóng thứ hai đang ảnh hưởng tới người trẻ nhiều hơn các nhóm khác. Tuy nhiên, thống kê của chính phủ cho thấy nhóm người trẻ không bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Trong đợt bùng phát đầu tiên, khoảng 31% bệnh nhân dưới 30 tuổi, VK Paul, người đứng đầu đội ứng phó Covid-19 của Ấn Độ, nói tại cuộc họp báo ngày 19/4. Trong đợt bùng phát thứ hai, con số này chỉ tăng thêm 1%.
Khoảng 21% bệnh nhân Covid-19 của Ấn Độ trong đợt bùng phát đầu tiên có độ tuổi dao động từ 30 đến 45, tỷ lệ này không thay đổi trong đợt bùng phát thứ hai. Tỷ lệ tử vong cũng có xu hướng tương tự. Năm ngoái, 20% ca tử vong có độ tuổi từ 50 trở xuống. Năm nay, tỷ lệ này là 19%.
“Không có nguy cơ quá lớn về việc người trẻ dễ nhiễm nCoV hơn. Chúng tôi không thấy sự thay đổi tỷ lệ nhiễm bệnh theo độ tuổi trên cả nước”, Paul nói.
Ấn Độ là quốc gia có dân số tương đối trẻ với tuổi trung bình 28, trong khi Anh là 38 và Mỹ là 40, theo CIA World Factbook. Thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy người trẻ có xu hướng di chuyển nhiều hơn nên có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại thành phố Amritsar, bang Punjab hôm 3/5. Ảnh: AFP.
Không có loại vaccine nào trên thế giới có thể ngăn lây nhiễm cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ mới đây đưa tin một số bác sĩ đã dương tính với nCoV sau khi tiêm chủng đầy đủ. Điều này làm dấy lên nhiều lo ngại trong dư luận rằng vaccine của Ấn Độ không hiệu quả với biến chủng mới xuất hiện trong đợt bùng phát thứ hai.
Tuy nhiên, thống kê của chính phủ không cho thấy điều đó. Trong số 1,7 triệu người tiêm chủng đủ hai liều vaccine Covaxin do Ấn Độ sản xuất, 695 người dương tính với nCoV, theo dữ liệu của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) tháng trước, tương đương tỷ lệ 0,04%. Trong số 15 triệu người tiêm đủ hai liều vaccine Covishield, phiên bản AstraZeneca của Ấn Độ, 5.014 người dương tính với virus, chiếm 0,03%.
Video đang HOT
Tính tới cuối tuần trước, Ấn Độ mới chỉ triển khai tiêm chủng cho nhân viên tuyến đầu và nhóm có nguy cơ cao nhất. “Những người dương tính với nCoV sau khi tiêm đủ hai liều vaccine chủ yếu là nhân viên y tế và lao động tuyến đầu. Đây là nhóm đầu tiên tiêm chủng và cũng dễ bị nhiễm do đặc thù nghề nghiệp”, Balram Bhargava, giám đốc ICMR, cho hay.
Ngày 23/4, Bộ Y tế Ấn Độ tiết lộ “biến thể đáng lo ngại và một đột biến kép đã được phát hiện ở Ấn Độ”. Nhiều người ngày càng lo sợ rằng biến chủng mới, gọi là B.1.617, là lý do khiến đợt bùng phát thứ hai lây lan nhanh và nghiêm trọng hơn đợt đầu tiên. Một trong những điều mà nhiều người lo lắng nhất là liệu biến chủng này có thể “né” được tất cả các loại vaccine đang được triển khai hay không.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về biến chủng mới và hiện chưa có đủ thông tin để xác định liệu đây có phải nguyên nhân gây ra đợt bùng phát nghiêm trọng của Ấn Độ hay không. Để có đủ bằng chứng, giới chuyên gia cho rằng một quốc gia phải thực hiện giải trình tự gene ít nhất 5-10% mẫu sinh phẩm thu thập được. Tuy nhiên, Ấn Độ mới chỉ giải trình tự gene chưa tới 1% số mẫu, theo Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Cộng đồng Đại học Brown.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, một số biện pháp phòng ngừa và điều trị chưa qua kiểm chứng nhanh chóng xuất hiện ở Ấn Độ và được một số quan chức, người nổi tiếng truyền bá.
Tháng 3 năm ngoái, một nhóm tín đồ Hindu tổ chức “bữa tiệc” uống nước tiểu bò ở New Delhi với khoảng 200 người tham dự. Trong tháng đó, một lãnh đạo thuộc đảng cầm quyền Bharatiya Janata ở bang Assam nói rằng nước tiểu bò và phân bò “có thể được sử dụng để điều trị Covid-19″.
Một chuyên gia về yoga nổi tiếng hồi tháng 2 cũng đưa ra một công thức pha chế thảo dược, tuyên bố nó có thể chữa Covid-19 và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận.
Gần đây nhất, vào ngày 1/5, BL Santhosh, một lãnh đạo đảng Bharatiya Janata, đăng Twitter ảnh chụp các sĩ quan cảnh sát ngồi hít hơi nước ở Mangalore thuộc bang Karnataka, phía tây nam Ấn Độ. Một sĩ quan cảnh sát cho biết đây là biện pháp phòng ngừa “hữu ích” giúp họ thấy thư giãn.
Có rất ít bằng chứng cho thấy những phương pháp trên có thể ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19, đồng thời chúng cũng bị các cơ quan y tế bác bỏ.
WHO hồi tháng 2 đăng Twitter xác nhận “chưa từng đánh giá hoặc chứng nhận hiệu quả cho bất kỳ loại thuốc cổ truyền nào để điều trị Covid-19″. WHO trước đó cũng nói rằng “hiện chưa có cách chữa Covid-19 và không có đủ bằng chứng cho thấy hít hơi nước có tác dụng”, thêm rằng nó có thể “gây bỏng nếu làm không đúng cách”.
“Khi nỗ lực tìm cách điều trị Covid-19, cần phải cảnh giác trước thông tin sai lệch, đặc biệt trên mạng xã hội về hiệu quả của một số phương pháp”, WHO nói trong một tuyên bố năm ngoái. Cơ quan này thêm rằng việc sử dụng các sản phẩm chưa qua kiểm nghiệm để điều trị Covid-19 có thể khiến mọi người gặp nguy hiểm, tạo cảm giác an toàn sai lầm và khiến họ lơ là các biện pháp phòng dịch cơ bản như rửa tay hay giữ khoảng cách an toàn.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA), tổ chức bác sĩ quốc gia, đã chỉ trích những người nổi tiếng vì quảng bá các phương pháp điều trị chưa được chứng minh, nói rằng đây là điều vô đạo đức và làm suy yếu sự cần thiết của các biện pháp quan trọng như tiêm vaccine.
Gia đình nạn nhân Covid-19 đứng ôm nhau tại khu hỏa táng ở New Delhi hôm 26/4. Ảnh: AFP.
Ấn Độ đã ghi nhận hơn 20 triệu ca nhiễm và hơn 222.000 ca tử vong vì Covid-19. Quốc gia Nam Á hiện được xem là vùng dịch chết chóc nhiều thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Brazil. Những ngày gần đây, Ấn Độ đều ghi nhận hơn 3.000 ca tử vong mỗi ngày.
Hỏa táng là một phần quan trọng trong nghi thức mai táng của người Hindu, được xem là cách giải phóng linh hồn khỏi cơ thể. Riêng tại New Delhi, các khu hỏa táng phải xử lý hơn 600 thi thể người chết vì Covid-19 mỗi ngày, khiến các giàn thiêu đỏ lửa suốt ngày đêm.
Không ít người lo ngại khói từ khu hỏa táng có thể khiến tình trạng ô nhiễm không khí của Ấn Độ thêm trầm trọng . Một số khu vực ở New Delhi thực tế đã báo cáo mức độ ô nhiễm không khí không tốt cho sức khỏe trong đợt bùng phát Covid-19 thứ hai.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra hình thức hỏa táng bằng củi ngoài trời thải ra lượng CO2 và các chất gây ô nhiễm khác tương đối ít. Vimlendu Jha, nhà hoạt động xã hội và môi trường ở New Delhi, cho rằng lượng khí thải từ các khu hỏa táng “chưa đủ mức gây báo động”.
“Chúng tôi đã quen với mức độ ô nhiễm không khí cao và dù chất lượng không khí hiện tại kém, nó không có gì bất thường với tiêu chuẩn của Ấn Độ”, ông nói.
Kỳ lạ người phụ nữ Ấn Độ mắc chứng bệnh chảy máu mắt
Mới đây, các bác sĩ Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp một người phụ nữ 25 tuổi mắc một chứng bệnh kỳ lạ khiến cô chảy máu mắt trong kỳ kinh nguyệt.
Người phụ nữ Ấn Độ mắc chứng bệnh chảy máu mắt trong kỳ 'đèn đỏ'. Ảnh: Unplash
Theo trang Oddity Central (Anh), hội chứng haemolacria vô cùng hiếm gặp được biết đến là tình trạng khiến người bệnh chảy máu ở mắt. Tuy nhiên, các bác sĩ Ấn Độ còn ghi nhận trường hợp một phụ nữ mắc chứng bệnh tương tự, thậm chí kỳ còn lạ hơn được gọi là "kinh nguyệt thay thế ở mắt" (ocular vicarious menstruation). Đúng như tên gọi, căn bệnh khiến phụ nữ bị chảy máu mắt, nhưng chỉ trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Người phụ nữ 25 tuổi giấu tên đã đến phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ, trong tình trạng khóc ra máu. Tất cả các xét nghiệm của cô không cho thấy kết quả bất thường, chỉ sau khi người phụ nữ tiết lộ cô đã bị chảy máu mắt vào khoảng một tháng trước. Các bác sĩ nhận định chứng bệnh này có liên quan đến kinh nguyệt.
Đáng chú ý, người phụ nữ nói rằng tình trạng chảy máu không khiến cô đau đớn hay khó chịu. Các xét nghiệm nhãn khoa và X-quang mở rộng đều cho thấy không có điều gì bất thường. Người phụ nữ cũng không có tiền sử chảy máu mắt hoặc bất kỳ vấn đề nhãn khoa nào. Cô cho biết mình cũng không bị chảy máu từ các vị trí khác.
Sau khi trao đổi với bệnh nhân để tìm hiểu thêm về các triệu chứng của cô, các bác sĩ được biết rằng người phụ nữ cũng gặp tình trạng tương tự vào cùng thời điểm tháng trước. Cả hai lần, cô đều có kinh nguyệt. Sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra khác, cô được chẩn đoán mắc bệnh kinh nguyệt thay thế ở mắt.
Tình trạng cực kỳ hiếm gặp này khiến phụ nữ bị chảy máu bên ngoài cơ quan sinh dục, trong đó phổ biến nhất là mũi. Tuy nhiên, các bác sĩ đã ghi nhận những trường hợp người mắc bệnh bị chảy máu môi, mắt và thậm chí cả phổi hoặc dạ dày.
"Estrogen và progesterone có thể làm tăng tính thấm của các mao mạch dẫn đến tăng huyết, tắc nghẽn và chảy máu thứ phát từ mô ngoài tử cung", các tác giả nghiên cứu về trường hợp của người phụ nữ, cho biết.
Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữ đã được điều trị bằng thuốc tránh thai kết hợp chứa đồng thời 2 loại nội tiết tố là estrogen progesterone. Sau 3 tháng tái khám, cô cho biết hiện tượng chảy máu mắt đã không còn nữa.
Năm ngoái, một bé gái 11 tuổi cũng đã được đưa đến bệnh viện ở New Delhi trong tình trạng khóc ra máu. Cô bé được chẩn đoán mắc chứng haemolacria không rõ nguồn gốc.
Bé gái này cũng không có biểu hiện đau đớn hay gặp vấn đề về cảm xúc. Trong khi đó, những giọt máu đỏ thường đột nhiên chảy xuống má của bé trong vài phút, hai đến ba lần mỗi ngày.
Các bác sĩ nhãn khoa của Viện Khoa học Y khoa Ấn Độ đã thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, nhưng kết quả thực sự vẫn
Bé gái không có tiền sử chấn thương hoặc bệnh tật. Các tuyến lệ của cô bé dường như còn nguyên vẹn. Ngoài máu, chất lỏng chảy ra từ ống dẫn nước mắt của cô bé cũng không có gì khác thường. Giả định hiện tượng này có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng là vô căn cứ, bởi vì bé gái chưa có kinh nguyệt lần nào.
Bác sĩ Ấn Độ kiệt sức chống dịch Nhiều bác sĩ Ấn Độ nhiễm nCoV và tử vong trong khi dịch hoành hành ngày càng mạnh và virus có thể bùng lên hơn nữa vào mùa thu. Tính đến ngày 9/9, tổng số ca nhiễm nCoV tại Ấn Độ lên 4,3 triệu, vượt qua Brazil, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai vì đại dịch, sau Mỹ. Đây...