Những tín ngưỡng độc đáo ‘nhập gia tùy tục’ vùng cao phía Bắc

Theo dõi VGT trên

Với người dân tộc cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động.

Những tín ngưỡng độc đáo nhập gia tùy tục vùng cao phía Bắc - Hình 1

Phong tục các dân tộc miền Bắc rất đa dạng và phong phú

Ngoài một số tín ngưỡng trùng hợp với người Kinh, bởi đặc trưng về địa lý, không gian, các dân tộc anh em còn có những tập tục riêng biệt. Từ đó, mỗi dân tộc lại có những kiêng kị khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa mỗi vùng miền. Chúng tôi xin giới thiệu vài tìm hiểu về nét độc đáo này, qua đó khi có cơ hội thăm thú miền cao phía Bắc, bạn đọc có thể “nhập gia tùy tục”.

Tám tín ngưỡng đặc trưng

Theo quan niệm truyền thống của đa số các dân tộc anh em, vũ trụ được chia làm ba tầng, ba khu vực, phân bố trên một trục dọc.Ở giữa là mường bằng phẳng, nơi con người sinh sống. Bên trên vùng đất bằng phẳng này là nơi ngự trị của mường trời do vua trời cai quản. Trong đại đa số chế độ của các dân tộc thời xưa, họ không có vua, thường chỉ có các quan lang hoặc chúa đất cai quản. Vì thế, họ chỉ tuyệt đối tôn sùng một vị vua duy nhất, đó là vua trời. Cũng giống quan niệm về Thượng đế của người Kinh, người dân tộc cũng coi vua trời là bất tử, cùng với đó, thời gian ở mường trời là vô tận.

Phía dưới mường bằng phẳng chính xác ở đâu, người dân tộc không xác định được. Họ chỉ quan niệm rằng phía dưới nơi sinh sống, có một con sông, người chế.t sẽ phải vượt qua con sông này mới có thể đến được nơi tiếp giáp với mường trời. Thế giới siêu nhiên đã trở thành hữu hạn khi người dân tộc quan niệm, có sẵn lối lên trời dành cho hồn người chế.t. Tất nhiên, không phải người chế.t nào cũng dễ dàng tìm được lối lên trời, mà đó sẽ là hành trình gian nan vất vả, chỉ cần lạc bước là sẽ trở thành ma, vĩnh viễn không thể siêu thoát.

Cùng với quan niệm về cõi âm, cõi người và cõi trời kể trên, các dân tộc miền núi phía Bắc có rất nhiều tín ngưỡng thờ phụng. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Ngoài những trùng hợp tín ngưỡng với người Kinh, các dân tộc cũng có nhiều tín ngưỡng riêng biệt, vô cùng độc đáo.

Tín ngưỡng thờ đá: Người dân tộc thường thờ những hòn đá có hình thù kỳ lạ, liên tưởng đó là các vị thần, thánh đã giúp con người chinh phục thiên nhiên. Tục thờ đá được thể hiện rõ nét nhất ở trong lễ mừng nhà mới với các ông đầu rau (hòn nục chủ và hai hòn nục treo), thờ các vị chư thần thổ địa, thờ thần đá (bụt mọc). Ví dụ như người dân tộc Mường ở Cao Phong (Hòa Bình), ngày nay vẫn còn tồn tại truyền thuyết về thần đá. Bấy giờ, khi khơi dòng lấy nước làm ruộng, gặp phải hòn đá chắn dòng, người dân bẩy đi chỗ khác để nước tiêu thông.Hôm sau, kỳ lạ thay khi hòn đá đã trở về chỗ cũ. Người dân lại tiếp tục đẩy xa hơn nữa nhưng liên tiếp nhiều ngày, sự lạ vẫn tiếp diễn. Theo lời thầy cúng, người dân bèn mang đá về thờ. Từ đó cuộc sống được thần đá phù hộ, khiến mưa thuận gió hòa. Tục thờ thần đá cũng có từ lúc đó.

Tín ngưỡng thờ quả: Các loại quả có vị trí quan trọng khi con người còn tồn tại trong hình thái kinh tế săn bắt, hái lượm. Vị trí đó đã in dấu sâu đậm vào thế giới tâm linh, tín ngưỡng của người dân tộc miền núi phía Bắc. Một số dân tộc như Mường, Dao tiề.n, Thái, Tày đều có tục thờ quả. Họ đã chọn bầu, bí làm những linh vật để thờ cúng, như trong lễ mừng nhà mới, một số nơi dùng quả bí trắng để thầy mo làm vật tế lễ tổ tiên.

Tín ngưỡng thờ cây: Cho rằng có những loài cây có tính linh thiêng, là nơi trú ngụ của các lực lượng siêu nhiên, người dân tộc coi việc thờ cây có ý nghĩa quan trọng. Các loại cây được tôn làm vật thiêng và thờ cúng là si, chu đồng, đa, gạo… Thậm chí, nhiều loại cây xuất hiện rất sớm trong các tác phẩm văn học dân gian truyền miệng. Điển hình như tác phẩm”Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường (Hòa Bình). Một số dân tộc còn có tục thờ mía trong các đám tang hay trở thành lễ vật trong đám cưới truyền thống. Trong các ngày lễ mừng cơm mới, họ còn có tục thờ lúa nương, với quan niệm cây lúa cũng có linh hồn, nếu chăm chỉ cầu khấn, lúa Mẹ sẽ gọi vía các lúa con về sinh sôi nảy nở, giúp cho cuộc sống của người dân thêm no đủ.

Tín ngưỡng thờ động vật: Cuộc sống nơi núi rừng hàng ngày đều đối mặt với các loài muông thú, đa phần các dân tộc đều cho rằng thú rừng như hổ, báo, hươu, nai… đều là những con vật linh thiêng, vừa là nguồn thức ăn quý giá, vừa là vật tế lễ, chứa đựng những sức mạnh siêu nhiên. Nếu thờ cúng, người đi rừng sẽ tránh được tai họa khi, có thêm sức mạnh. Ngoài động vật trong rừng, các vật nuôi trong nhà như trâu, bò, lợn, gà… đều được cho là những con vật có linh hồn. Các bài văn nói trong đám tang cổ truyền của một số dân tộc có những đoạn kể tạ ơn các con vật đã gắn bó thân thiết với con người. Ví dụ khá độc đáo, người Mường có tục thờ Cóc, là loài đã có công gọi mưa và đem lại sự sinh sôi nảy nở cho dân bản. Hình tượng cóc đã được đúc trên mặt các trống đồng ở Hòa Bình còn được lưu giữ đến nay. Trong các đám tang một số dân tộc, còn thấy xuất hiện các hình tượng cờ con cá, đại diện cho nước và cờ con hươu, đại diện cho trên cạn, cùng dẫn đường cho linh hồn người chế.t về với cõi trời.

Tín ngưỡng thờ nước: Đây có lẽ là tín ngưỡng chung của người Việt khi đều có xuất phát điểm là nền văn minh lúa nước. Đặc biệt, với các tộc người miền núi, các nguồn nước, mạch nước càng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sinh hoạt, lao động thường nhật. Hàng năm cứ vào dịp cấy lúa hoặc khi thời tiết không thuận lợi, các dân tộc thường tổ chức lễ cúng thần nước, cầu mưa thuận gió hòa để việc trồng cấy, canh tác được thuận lợi.

Video đang HOT

Tín ngưỡng thờ vật thiêng (kiêng kị, không được động đến): Trong cộng đồng các dân tộc anh em, tùy theo từng miền văn hóa, đều có tục thờ các vật kiêng kỵ. Chẳng hạn người Mường ở Tân Lạc kiêng đốn củi từ cây si vì cho rằng cây này đã cứu cụ tổ trong nạn hồng thủy… Một số dân tộc lại không ăn thịt chó vì theo truyền thuyết, sữa chó giúp tộc người tồn tại và gây dựng được sự nghiệp. Hay tục kiêng ăn thịt rùa vì quan niệm con rùa có ơn với tộc người, đã chỉ cách làm nhà sàn, mách cho con người biết đường tìm đến vua trời

Tín ngưỡng thờ tổ tiên: Các dân tộc miền núi phía Bắc đều thờ tổ tiên, tuy nhiên nghi lễ cúng không thường xuyên như người Kinh. Họ chủ yếu tổ chức cúng lễ vào các dịp tết Nguyên đán, mừng cơm mới, ngày làm vía. Các dân tộc anh em đa phần lập bàn thờ, đặt các bát hương cho đến bốn đời. Tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà làm bàn thờ, đồ thờ to nhỏ, cầu kỳ hay đơn giản. Bàn thờ được bố trí ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà. Người ta kiêng kị không nằm hướng chân về phía bàn thờ. Một nét độc đáo, ví như người Mường, ngày giỗ được tính là ngày chôn cất chứ không phải ngày chế.t.

Tín ngưỡng thờ nhân thần và Thành hoàng: Cũng như người Kinh, nhiều dân tộc anh em có tục thờ Thành hoàng. Tương tự, đây là vị thần bảo trợ chung cho cả tộc người, là những nhân vật được thần thánh hóa hoặc những người có công khai sinh lập đất, xây dựng bản làng. Thành hoàng có thể là một hay nhiều vị, được thờ tại quán, miếu hay đình. Ngoài Thánh Tản Viên là một nhân vật nổi tiếng được thờ phụng ở nhiều tộc người, thì các Thành hoàng ở từng nơi đều có lý lịch phong phú và đa dạng. Điểm qua một số vị thần được thờ sẽ thấy rõ điều đó: Bà chúa Thác Bờ, tên thật là Đinh Thị Vân. Chúa xưa vốn là tiên nữ, giáng sinh vào nhà họ Đinh, sau này, đất nước gặp cơn loạn lạc, bà đã tập hợp dân bản đuổi quân xâm lược. Sau, bà được giao cho cai quản vùng đất Mường Hòa Bình. Một số nơi thờ những vị thần có những điểm tương đồng như vết tích của người Kinh, ví dụ thờ hai vị thần Trương Hống- Trương Hát.

Những tín ngưỡng độc đáo nhập gia tùy tục vùng cao phía Bắc - Hình 2

Một số kiêng kị cần biết khi đến vùng cao phía Bắc

“Nhập gia tùy tục”, đó là câu nói mà mỗi người đều đã quá quen thuộc. Với anh em các dân tộc miền núi phía Bắc, vì có rất nhiều tín ngưỡng thờ phụng, nên cũng có rất nhiều kiêng kị. Tìm hiểu các tục thiêng để tránh gây khó chịu cho những người bản địa cũng chính là tránh gây phiền phức cho bản thân mình.

Khi đến bản làng: Ví dụ, trên đường vào nhà người dân tộc Hà Nhì, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao gỗ, kiếm gỗ, đầu cánh gà… đó là lúc trong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma. Tương tự như vậy hàng năm các nghi lễ chung: cúng thần làng, xua đuổi ma ác của đồng bào Tày, Thái, Giáy, Lào, Bố Y, Xá Phó… thường được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 6, tháng 7 âm lịch. Khi cúng đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kỵ cấm người lạ vào làng như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào làng hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả làng không ai đi làm, không cho người lạ vào làng. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo gùi, ba lô… vào làng sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Trường hợp có việc khẩn cấp, muốn vào làng ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh… tất cả đồ đạc đều phải xách tay. Như vậy mới mong được giảm hoặc miễn phạt.

Mỗi làng đồng bào các dân tộc ở Lào Cai đều có khu rừng cấm, thờ thế lực siêu nhiên. Nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng. Rừng cấm là khu rừng chung của cả làng . Mọi người tự nguyện bảo vệ rừng, không ai được tự tiện chặt phá, phóng uế, trai gái không được phép đến nơi đó tâm tình.

Khi vào thăm nhà: Trước khi vào thăm nhà đồng bào các dân tộc, cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo…Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn) là nơi thờ tổ tiên.

Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ tiên là chốn linh thiêng nhất. Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó, không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. Ở vùng người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngôi nhà sàn – nơi thờ tổ tiên.

Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niện của một số dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa. Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, Giáy, Bố Y, Lào, Lự… đều chú ý đặt chảo, nồi lên bếp không được để hai quai nồi, chảo theo hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chế.t) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà.

Ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì… khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan niệm sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và giẫm chân vào bếp.

Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc, cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh vào cửa chính. Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.

Giao tiếp sinh hoạt: Khi đến nhà, đi đường, khách cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm bất đồng ngôn ngữ. Khi chia tay có thể bắt tay, không cần nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn nở nụ cười. Không xoa tay lên đầu tr.ẻ e.m người Mông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn, làm cho trẻ hay bị ốm đau.

Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi, vì vậy cần lưu ý không ngồi vào một số vị trí đặc biệt. Ví dụ, vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổ.i nhất, khách quý nhất.Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó giành cho hồn bố mẹ.Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không ngồi ở vị trí đó. Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp chén, úp bát xuống mâm.

Mỗi căn nhà của đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có chỗ ngủ dành riêng cho khách, nên cần tuân theo sự bố trí của gia chủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. Ở một số vùng người Mông, Dao,Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.

Theo Xahoi

Kỳ lạ người đàn ông có con mắt thứ ba

Một người đàn ông khiếm thị nói tiếng Thái như gió. Từ chuồng bò, đàn lợn mà ông nuôi hai con ăn học, tậu xe xe máy cho vợ, mua đất ở khu du lịch ngoài Quảng Ninh.

Kỳ lạ người đàn ông có con mắt thứ ba - Hình 1

Người đàn ông khiếm thị này luôn giữ được tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

Lấy thóc "hồi môn" làm vốn... đi buôn

Ông Hoàng Quốc Việt (44 tuổ.i), sinh ra trong gia đình sáu anh chị em thì bốn người khiếm thị bẩm sinh, tầm nhìn xa của Việt chỉ bằng từ đầu đến đuôi con trâu mà cậu đi chăn. Không biết là ai, không biết là vật gì, chỉ thấy mờ mờ, đen đen trước mặt. Bù lại, Việt rất ham học, cậu dò dẫm đến trường, ngồi bệt một góc ở cửa lớp, kê chiếc ghế con con để làm bàn viết. Thấy sức học của Việt không kém gì các bạn, thầy cô nhận cậu vào lớp. Học đến hết lớp 7 trường làng thì Việt phải nghỉ, vì đường từ nhà lên trường huyện là quá xa và khó khăn đối với một người khiếm thị.

Ở nhà, Việt giúp bố mẹ việc đồng áng, cấy hái, chăn trâu. Lúc cầm cái thừng đặt vào tay con trai, bố ông bảo: "Tìm đồng nào ít lúa, nhiều cỏ mà chăn, kẻo người ta đuổi thì không thấy đường mà chạy đâu". Đến lúc là thanh niên hoi, bắt đầu biết ngượng, ông không cưỡi trâu nữa mà tự đi. "Hồi đó là trâu dắt mình đi mới đúng" - ông cười.

Chuyện đời của cô vợ Trần Thị Thảnh còn thảm thương hơn chồng. Thảnh từng về làm dâu nhà người khác, nhưng chỉ trước hôm cưới ba ngày, chú rể bị ta.i nạ.n giao thông. Vẫn về nhà chồng chịu đủ trăm ngày tang, bố Việt bán thuố.c nam ngay cổng nhà chồng Thảnh, thương cô gái trẻ chưa kịp làm cô dâu đã trở thành góa phụ. Đợi Thảnh tạm yên vết thương lòng, ông cụ đán.h bạo đến "xin" Thảnh về cho Việt.

Của hồi môn mà hai bên nội ngoại cho họ chỉ là 150kg thóc và đôi lợn con. Tần ngần trước mấy bao thóc, Việt rỉ tai vợ: "Thóc này mang xát gạo ăn thì chả mấy mà hết. Chi bằng ta mang đi xát rồi... bán, lấy cám nuôi lợn, còn tấm thì... mình ăn, vì gạo bán đong ca chứ có đong cân đâu, bao nhiêu tấm lọt xuống khe các hạt gạo hết, chả dôi ra được ít nào. Tiề.n bán được gạo ta lại để mua thóc".

Họ trở thành hàng xáo chuyên nghiệp từ 150kg thóc hồi môn như thế.

Học ngoại ngữ qua radio

Từ khi vợ sinh con, không còn ai dẫn đường để Việt còng lưng đẩy xe thóc, xe gạo nữa. Ông chồng khiếm thị chuyển sang nấu rượu. Vẫn là bài toán kinh tế trong đầu: nấu rượu bán thì lấy công làm lãi, lấy giấm bỗng nuôi lợn. Người khiếm thị thường được ông trời bù lại bằng thính giác, nghe rượu chảy vào chai là ông biết đã đầy hay vơi; ngửi mùi cơm rượu là biết cơm ấy đã mang đi nấu được hay chưa. Từ đôi lợn con là của hồi môn, đàn lợn của vợ chồng ông đã thành 3 nái và 30 lợn thịt. Không lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nào mà vắng mặt "Việt mù". Không nhìn được nên ông bù lại bằng cách hỏi thật tỉ mỉ, rằng khi sờ tai lợn nóng - lạnh thế nào thì biết là bệnh, rồi khi tiêm cho lợn thì cách tai, cách gáy bao nhiêu. Xóm làng bảo ông có "con mắt thứ ba của Nhị Lang thần" là vì thế.

Ông quyết tâm học tiếng Thái qua radio. Tối nào cũng thế, ông luôn sắp xếp công việc để đến giờ là ngồi trước radio để tập trung học. Chỉ bằng trí nhớ nhưng được cái ông vốn sáng dạ, đài lại dạy rất chi tiết, tỉ mỉ nên ông học rất nhanh. Vốn liếng ngoại ngữ đã đủ giắt lưng, năm 2000, hai vợ chồng ông gửi con cái cho ông bà nội, cùng khăn gói tay nải vượt dặm trường sang đất Thái vừa giúp họ hàng, vừa làm thuê.

Kỳ lạ người đàn ông có con mắt thứ ba - Hình 2

Ông Việt sử dụng thành thạo máy tính, ông có thể đọc báo, gửi email.

Ba năm trên đất Thái, họ ở tỉnh Ẳng Thoòng, cách thủ đô Băng-cốc gần trăm cây số, làm thuê cho ông chủ Thau-uy. Nhà ông chủ có đến mười mẫu trang trại, mỗi con chó làm "bảo vệ" một mẫu, chúng rất dữ, lại hay cắn người. Ông chủ còn chưa biết xử lý sao thì anh mù đến từ Việt Nam hiến kế: Đường đi lối lại trong trang trại thẳng tắp như bàn cờ, hay là ông căng dây thép dọc đường rồi lồng cái xích chó vào sợi dây, chúng nó đi tuần tra thì chỉ chạy trên một đường thẳng, có trộm vẫn báo động được mà lại không lo nó cắn người. Ông Thau-uy nghe Việt trình bày mà ngả mũ bái phục.

Vợ chồng ông làm đủ việc trong trang trại. Nhờ đó mà ông học được cách chăn nuôi đủ các loại con. Ở trang trại vãn việc là ông lại trèo lên xe bán tải, theo người làm đi nơi khác trèo dừa, hái me thuê để kiếm thêm mỗi giờ 100 bạt. Từ những cuộc làm thuê theo ca đó mà ông còn học được cách chăn nuôi bò. Sống và làm việc trong môi trường chăn nuôi hiện đại và khoa học, ông đã ấp ủ những dự tính cho ngày về.

Sỏi đá cũng thành cơm

Con lợn nái đốm ông nuôi đã mười năm, thoáng thấy bóng chủ, nó ụt ịt đòi ăn. Đàn lợn con nháo nhác, một con eng éc thảm thiết vì chui đầu vào cửa chuồng rồi không ra được. Ông vỗ vỗ vào lưng con nái sề: "Tao cứu con mày mà, chứ có làm gì nó đâu". Con lợn mẹ như hiểu lời ông, nó nặng nề đứng dậy, lút cút chui vào chuồng.

Kỳ lạ người đàn ông có con mắt thứ ba - Hình 3

Hai vợ chồng ông Việt bên đàn bò và chiếc xe ông mua tặng vợ.

Cơ ngơi của vợ chồng ông bây giờ là cái ao rộng mênh mông sau nhà, ông mua để thả cá, ba con lợn nái để gây đàn lợn thịt. Từ ngày ở Thái Lan về, mỗi năm ông cho xuất 5 tấn lợn thịt, 3 - 4 tạ gà, gây được đàn bò 13 con, chưa kể vườn cây, ao cá. Năm 2007, ông còn sắm hẳn chiếc xe máy Airblade tặng vợ nhân ngày quốc tế phụ nữ. Chúng tôi càng khâm phục hơn khi biết ông mua được cả một mảnh đất ở khu du lịch đắt đỏ ngoài Quảng Ninh; rồi mọi việc chăn nuôi đều do một tay ông làm lụng. Bà Thảnh và một cậu con trai đi làm công nhân, một cậu đi học ĐH trên Hà Nội.

Mấy năm nay ông vẫn cập nhật kiến thức nhờ phần mềm dành cho người khiếm thị. Vẫn giọng rổn rảng, ông bảo: "Từ ngày học được kỹ thuật chăn nuôi, kể cả khi đàn lợn nhà hàng xóm chế.t sạch, nhà tôi cũng chỉ phi phao một - hai con thôi, vì tôi phòng dịch từ trước khi nó đến mà. Tôi đã mù mắt, mà lại để mù cả kiến thức nữa thì chế.t".

Theo Xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024
Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'
10:04:09 30/09/2024
Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp
18:17:38 30/09/2024
"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao
10:01:40 01/10/2024

Tin đang nóng

Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Bị đàn em đòi đưa hết tiề.n, Mỹ Linh nói: "Tiề.n mà không biết sử dụng là sao? Tôi có dại ngu gì đâu"
06:26:14 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024

Tin mới nhất

CSGT chặn bắt xe tải vận chuyển hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

05:57:27 02/10/2024
Ngày 1/10, thông tin từ Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, Tổ tuần tra kiểm soát (TTKS) của Phòng CSGT vừa phát hiện, bắt quả tang xe ô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.

Chưa rõ nguồn gốc chai nước phát miễn phí khiến nhiều học sinh Hà Nội phải nhập viện

21:08:40 01/10/2024
Cụ thể, theo Ban giám hiệu Trường THCS Bình Minh, khoảng 13h45 ngày 30/9, nhà trường phát hiện một số học sinh được cho miễn phí một số sản phẩm nước uống đóng chai ngoài cổng trường.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc em gái Trấn Thành dạo này lạ lắm!

Hậu trường phim

09:08:23 02/10/2024
Chiều ngày 1/10, nữ diễn viên Uyển Ân - người được biết đến với tư cách em gái Trấn Thành - đã xuất hiện tại sự kiện showcase ra mắt dự án phim mới - Cô Dâu Hào Môn.

Genshin Impact tiếp tục rò rỉ mạnh, phiên bản 4.4 chưa ra mắt đã lộ diện nhân vật của bản 5.x

Mọt game

09:07:21 02/10/2024
Theo nhiều nguồn tin, một quan chấp hành Fatui sẽ sớm tới tay các fan Genshin Impact trong phiên bản của tương lai này.

Sao Hàn 2/10: Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải sắc đẹp, Hyun Bin không đeo nhẫn cưới

Sao châu á

09:01:35 02/10/2024
Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Hàn Quốc, lý do Hyun Bin không đeo nhẫn cưới được tiết lộ.

Sao Việt 2/10: Vợ NSND Công Lý trẻ đẹp sau thẩm mỹ, Mai Ngọc thăng hạng nhan sắc

Sao việt

08:56:16 02/10/2024
Vợ NSND Công Lý khoe nhan sắc rạng ngời sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. MC Mai Ngọc ngày càng thăng hạng nhan sắc sau khi đường ai nấy đi với chồng thiếu gia.

Quyền Linh hỗ trợ trai tân 42 tuổ.i chinh phục cô gái 'lỡ lần đò'

Tv show

08:49:43 02/10/2024
Sau khi bày tỏ quan điểm về hôn nhân, tình yêu, cả hai tặng nhau lời ca, tiếng hát, cùng nắm tay nghe nhịp đậ.p con tim.

Vấn đề pháp lý từ 2 chiếc túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

08:37:42 02/10/2024
Theo luật sư, việc có trả lại 2 chiếc túi cho gia đình bị cáo hay không phụ thuộc nhận định về việc tài sản có phải vật chứng và có ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án, thi hành án hay không.

Bạn gái Cruz Beckham giống hệt Victoria thời trẻ

Sao âu mỹ

08:28:13 02/10/2024
Bạn gái lớn hơn Cruz Beckham 10 tuổ.i được ví như phiên bản thời trẻ của Victoria. Ngoài ra, phong cách quyến rũ của Jackie Apostel có nhiều nét tương đồng với người mẹ nổi tiếng của bạn trai.

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia

Thế giới

08:26:57 02/10/2024
Nga tuyên bố họ cởi mở với việc thương lượng liên quan tới khả năng rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, 2 vùng ly khai Georgia.

Jennie gây tò mò khi thông báo ra mắt MV solo bằng hình xăm

Nhạc quốc tế

08:25:21 02/10/2024
Jennie (BlackPink) khơi gợi sự tò mò của người hâm mộ toàn cầu khi bất ngờ tung ra những đoạn teaser hé lộ về đĩa đơn Mantra kèm ảnh hình xăm trên vòng eo.

Du lịch cộng đồng Pù Luông - Cơ hội và thách thức cho phát triển bền vững

Du lịch

08:12:53 02/10/2024
Nằm giữa núi rừng Thanh Hóa, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên và tìm kiếm trải nghiệm du lịch cộng đồng.

Nữ giám đốc bán công ty ở tuổ.i 39, "GAP YEAR" 1 năm tìm lại sự cân bằng: Những thứ bạn đam mê cuối cùng đều sẽ thành tài sản

Netizen

07:58:06 02/10/2024
Lisa (39 tuổ.i), một nhà thiết kế thời trang và doanh nhân, đã quyết định bán công ty của mình vào năm ngoái để bắt đầu một năm gap year.