Những tín hiệu tích cực từ “nữ hoàng quả khô” mắc ca
Về đại ngàn Tây Nguyên những ngày này, đâu đâu cũng nghe bà con nông dân bàn tán về câu chuyện thu nhập khấm khá từ loại cây mắc ca.
Chuyên đề cây “nữ hoàng quả khô” mắc ca:
Trên thị tr ường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá mắc ca thô giao động tự 100-120 ngàn/kg. Với mức giá này, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, thậm chí vượt trội hơn so với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu… Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào t ình cảnh “tiến thoái l ưỡng nan” v ì v ườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái. V ì sao nh ư thế?
Bài 1: Những tín hiệu tích cực từ “nữ hoàng quả khô” mắc ca
Về đại ngàn Tây Nguyên những ngày này, đâu đâu cũng nghe bà con nông dân bàn tán về câu chuyện thu nhập khấm khá từ loại cây mắc ca. Dù không được chăm sóc cẩn thận, kỳ công như hồ tiêu, cà phê hay sầu riêng, nhưng mắc ca – loài cây được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô” – đã từng bước khẳng định vị thế của mình khi đem lại thu nhập khá giả cho người nông dân…
Khoảng 10 năm trở lại đây, cây mắc ca được trồng trên diện tích lớn tại các tỉnh như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là một loài cây có giá trị, hứa hẹn sẽ giúp bà con cải thiện kinh tế.
Ồ ạt trồng mắc ca
Video đang HOT
Anh Đinh Tất Thắng (thôn Giang Ninh, xã Ea Pu’k, huyện Krông Năng, Đăk Lăk) bên vườn trồng mắc ca của gia đình.
Những ngày cuối năm, bà Võ Thị Thành (thôn Tân Châu, xã EaTo’h, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk) chuẩn bị vay tiền để mua cây giống mắc ca trồng xen vào 2 ha đất cà phê của mình. Bà Thành chia sẻ: “Đất nhà tôi mấy năm nay trồng tiêu xen lẫn cà phê nhưng hiệu quả kinh tế giảm mạnh. Bây giờ nghe nói trồng mắc ca sẽ cho thu nhập cao hơn rất nhiều nên tôi chuẩn bị vay tiền, phá bỏ hết hồ tiêu và một phần cà phê để trồng mắc ca”.
Hồ hởi là thế, nhưng khi được hỏi có cảm thấy an tâm khi phá bỏ hồ tiêu và cà phê để trồng mắc ca hay không? Bà Thành ngập ngừng: “Nghe nói thu nhập cao nên cứ làm thôi…”.
Cũng đã trồng được gần 1 năm với khoảng 500 cây trên diện tích 2,1 ha, anh Nguyễn Trí Công (xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), cũng tỏ ra không mấy tự tin về tương lai của khu vườn nhà mình. Theo anh Công, do… “nghe nói” cây mắc ca cho thu nhập cao nên anh tìm mua cây giống nhưng do nguồn vốn hạn chế nên chỉ chọn những cây giống giá rẻ chỉ từ 35 – 40 nghìn đồng/cây, bây giờ nghe nói cây giống chuẩn, được bảo đảm lên tới 60 – 80 nghìn đồng/cây, còn giống trôi nổi chỉ sợ không có quả hoặc năng suất thấp.
“Bây giờ mà phá bỏ thì tiếc công chăm sóc, tiền vốn bỏ ra nên thôi cứ để cầm chừng vài năm nữa xem sao”, anh Công nói.
Trường hợp như bà Thành, anh Công không phải là hiếm. Theo thống kê của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, tính đến hết năm 2018, diện tích trồng cây mắc ca (chủ yếu tại các tỉnh ở Tây Bắc, Tây Nguyên) khoảng 10.000 ha. Song đây chỉ là diện tích trồng tập trung được thống kê. Ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết: “Nếu tính theo đầu cây giống được cung ứng ra thị trường, theo quy cách 200 cây/ha, thì diện tích trồng mắc ca hiện nay đã vào khoảng 20.000 ha. Chưa kể, việc trồng lẻ tẻ của người nông dân theo các loại giống trôi nổi trên thị trường thì diện tích có thể còn lớn hơn”.
Như vậy, chỉ sau một năm, diện tích trồng cây mắc ca đã tăng gấp đôi. Đáng nói, một phần diện tích không nhỏ là người nông dân mua cây giống trôi nổi trên thị trường và nguy cơ mua phải giống kém chất lượng là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Hữu Hiển (thôn 8, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột), chủ vườn ươm Anh Quân, cho biết, ông nguyên là kỹ sư lâm nghiệp, sản xuất cây giống mắc ca từ năm 2008 đến nay. Theo ông Hiển, điều quan trọng nhất là phải tìm được cây giống vườn đầu dòng chất lượng cao, điều này quyết định tới 90% sự thành công của cây mắc ca. Sau đó, cắt chồi của cây này ghép vào hom giống, kết hợp với chăm sóc tốt, sẽ có cây giống “chuẩn”.
“Nếu không tìm được cây bố mẹ chuẩn thì rất nguy hiểm, cây sẽ không có trái, hoặc ra quả ít, năng suất thấp, đã có nhiều hộ phải phá bỏ vườn cây, vì năng suất quá thấp. Nhất là trong khi tuổi đời của cây mắc ca rất dài, lên tới 60 – 70 năm. Ngoài ra, gốc ghép cũng phải là gốc khỏe. Do đó, phải chọn hạt giống tốt để có bầu cây khỏe (cây thực sinh), không nên tận dụng hạt kém chất lượng để làm giống, hạt kém, sinh cây kém”, ông Hiển nói thêm.
Và những tín hiệu tích cực…
Trái mắc ca trái mùa của gia đình anh Đinh Tất Thắng.
Hiệu quả của cây mắc ca tới thời điểm hiện tại đã được kiểm chứng khi giá trị thu nhập mang lại cho người nông dân là rất lớn. Tại nhà anh Đinh Tất Thắng (thôn Giang Ninh, xã Ea Pu’k, huyện Krông Năng, Đăk Lăk) – anh Thắng cho biết: “Tôi trồng khoảng 2.200 cây mắc ca trên diện tích 6 ha. Năm 2019 này, tôi thu được khoảng 20 tấn hạt và bán với mức giá 100 – 106 nghìn đồng/kg hạt. Năm sau năng suất sẽ còn lớn hơn vì vẫn còn một lượng lớn cây mới bói trái năm nay. Tôi đánh giá thu nhập từ cây mắc ca hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng cà phê, hồ tiêu”.
Cũng theo anh Thắng, chi phí đầu tư cho 1 cây mắc ca vào khoảng trên dưới 100 nghìn đồng/năm (gồm phân bón, nhân công, tưới tiêu…), bình quân sẽ vào khoảng 240 triệu đồng/năm. Sau khi trừ các chi phí, khoản lợi nhuận thu được từ bán hạt mắc ca cũng đạt hơn 1,7 – 1,8 tỷ đồng.
Thu nhập tiền tỉ từ cây mắc ca cũng được minh chứng qua thực tế tại nhiều hộ nông dân các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên như: Ông Điểu Đắc (bon Bu Brăng 1, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông); ông Đinh Công Định (ngụ xã Đliê Ya, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk)…
Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết, trên thế giới hiện có khoảng 78 triệu người sử dụng nhân mắc ca hàng ngày. Năm 2019 dự báo tiêu thụ tới 62.000 tấn nhân mắc ca (234.000 tấn hạt). Thị trường mắc ca cũng như các loại quả hạt khác (điều, óc chó, dẻ, hạnh nhân…) đang mở rộng nhanh chóng. Các thị trường tiêu thụ mắc ca truyền thống là các nước phát triển gồm Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Đài Loan… Hiện nay, mắc ca chỉ chiếm 1% trong tổng sản lượng 10 loại quả hạt khô cao cấp. Trong vòng 10 năm tới, dự báo tỷ lệ này có thể lên tới 5% đến 10% (tức là khoảng 620.000 tấn/năm). Đây sẽ là cơ hội lớn để phát triển cây mắc ca tại Việt Nam.
Còn ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, thì cho biết: “Với mức giá từ 80 – 100 nghìn đồng/kg hạt, nếu người nông dân trồng đúng cây giống mắc ca theo tiêu chuẩn mà Hiệp hội kiểm soát và công bố, thì hiệu quả kinh tế mang lại là rất lớn, vượt trội hẳn so với trồng cà phê, hồ tiêu vì bình quân mỗi cây mắc ca đã trồng được trên 10 năm cho lượng hạt từ 8 – 10 kg/cây, nếu chăm sóc tốt, thậm chí có nơi còn cho tới 15 kg hạt/cây”.
Mặt khác, theo ông Huy, mắc ca là cây lâm nghiệp, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sau 3 năm trồng, mắc ca có thể đạt chiều cao 3 m, tán lá rộng trên 2,5 m và đạt độ che phủ tương đối. Như vậy, việc trồng mắc ca vừa đem lại lợi ích về kinh tế cũng như phủ xanh đất trống, đồi trọc hiệu quả…
Đắk Lắk: 3 em nhỏ chết đuối thương tâm dưới hồ nước
Đi làm về không thấy con đâu, họ đã nhanh chóng đi tìm kiếm và bất ngờ phát hiện con mình đã tử vong dưới hồ nước tưới.
Ngày 1/5, lãnh đạo UBND xã Ea Púk, huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã cử đại diện đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ chi phí mai táng cho gia đình nạn nhân.
Sự việc xảy ra vao chiều ngày 30/4, lúc này anh Đ.V.H (trú xã Ea Púk) đi làm về không thấy con gái là Y. (12 tuổi) và con trai là N. (5 tuổi) ở nhà nên đi tìm kiếm, đồng thời trình báo chính quyền địa phương.
Ảnh minh hoa.
Khi người dân tìm đến hồ nước tưới cà phê cách nhà anh H. khoảng 200m thấy có bộ quần áo trẻ em nên xuống tìm kiếm.
Sau thời gian tìm kiếm đã trục vớt được 3 cháu nhỏ trong tình trang đa tư vong.
Được biết, 3 nạn nhân tử vong là cháu Y, cháu N và cháu D. là anh em họ.
Khiển trách Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định kỷ luật Khiển trách đối với Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Ngày 10/3/2020, đại diện Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk xác nhận với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch huyện đã ký quyết định kỷ luật...