Những tín hiệu khả quan trong điều trị COVID-19 tại Việt Nam
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 31/3, dự kiến công bố 2 ca được chữa khỏi bệnh COVID-19. Đến sáng nay, trong số 149 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại 22 cơ sở y tế đã có 31 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 từ 2 lần trở lên.
Ảnh: Như Ý
Đến thời điểm này, Việt Nam ghi nhận 204 ca mắc COVID-19, trong đó 55 ca đã khỏi bệnh/xuất viện. 149 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế. Đa số trong tình trạng sức khoẻ ổn định.
PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19, Việt Nam có thêm những tín hiệu khả quan trong điều trị bệnh nhân COVID-19.
Cụ thể, sức khỏe 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư đã có tiến triển tốt hơn, bệnh nhân số 26 đã được bỏ máy thở, rút nội khí quản; 3 bệnh nhân còn lại tình trạng ổn định (trong đó có 1 ca ECMO và 2 ca thở máy) tiến triển tốt lên.
Tiểu Ban Điều trị cho biết, liên tục trong những ngày qua, các bác sĩ của Bệnh viện cùng các chuyên gia đầu ngành trong Tổ chuyên gia của Bộ Y tế đã hội chẩn, nỗ lực chăm sóc và điều trị nên hiện tại có nhiều bệnh nhân sức khoẻ tiến triển tốt lên.
Video đang HOT
Trong số149 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế hiện có 47 bệnh nhân âm tính lần 1, trong số này có 31 bệnh nhân đã âm tính 2 lần trở lên.
Dự kiến trong hôm nay- ngày 31/3, sẽ có 2 bệnh nhân gồm bệnh nhân số 49 đang điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế và bệnh nhân số 54 tại Bệnh viện Cần Giờ, TP HCM sẽ công bố khỏi bệnh và chuyển cơ sở khác theo dõi sức khoẻ.
Dịch Covid-19: Diễn giải chính xác khái niệm để người dân không hoảng loạn
Trong cuộc chống dịch Covid-19, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam.
"Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Chúng tôi chỉ gánh vác việc thứ 3 là chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục"- bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ tại tọa đàm "Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19".
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, chúng ta đã làm rất tốt 2 việc đầu nên Việt Nam có số lượng bệnh nhân rất nhỏ. Còn nếu con số bệnh nhân này mà lên hàng nghìn, hàng vạn thì chắc chắn sẽ không thể điều trị tốt được.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ tại tọa đàm "Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19".
Có một vấn đề quan trọng trong truyền thông chuyên môn. Thứ nhất, Covid-19 mới được phát hiện. Ngay cả chẩn đoán, cũng chỉ hoàn thiện qua từng ngày. Cũng vì là bệnh mới nên việc điều trị phải căn cứ vào hiểu biết sẵn có để xây dựng lên phương án điều trị ban đầu. Sau đó liên tục theo dõi, nghiên cứu, đổi mới để phác đồ điều trị ngày càng hoàn thiện hơn.
Đây là đặc thù của dịch bệnh mới khi nghiên cứu chưa đầy đủ.
Điều này trong truyền thông, có khoảng cách giữa những điều của nhà chuyên môn nói và điều người dân nghe được. Để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và đại chúng là cực kỳ khó khăn. Chúng tôi được học về chuyên môn nhưng không được học về truyền thông.
Mỗi người dân đều đóng góp sức mạnh nào đó, nếu tập hợp được theo hướng tốt thì sức mạnh đó đóng góp rất lớn, nhưng nếu theo chiều hướng xấu thì tác hại vô cùng lớn.
Ví dụ, một khái niệm đơn giản là nhà khoa học Trung Quốc đề xuất là bệnh Covid-19 lây qua đường khí dung giao, tiếng anh gọi là Aerrosol (khí dung). Nhưng bản thân chữ "khí dung giao" của người Trung Quốc và chữ Aerrosol không trùng lắp hoàn toàn. Người dân quy ra là lây truyền qua đường không khí thì hiểu rằng bất cứ ai hít qua đường không khí thì nguy cơ nhiễm bệnh. Thực tế không phải thế.
Con đường lây truyền qua giọt bắn, giọt nhỏ, ví dụ khi hắt hơi bắn ra là đường lây truyền chủ yếu của Covid-19.
Có một con đường nữa là lây truyền qua đường nhỏ hơn nữa, như sương mù, gọi là Aerrosol. Đôi khi chúng ta truyền thông là lây truyền qua khí dung nên gây nhầm lẫn.
Thực ra, muốn lây truyền qua Aerrosol thì mật độ phải đủ đậm đặc để tải được lượng virus lớn. Việc đó chỉ xảy ra với thầy thuốc khi thao tác rất gần với bệnh nhân. Trước đây, chúng tôi có chiến lược mở cửa sổ trong dịch SARS. Dịch nCoV cũng vậy. Điều này cũng tương tự như việc trong phòng kín thì hút thuốc lá khói sẽ mờ mịt, mở cửa ra sẽ đỡ hơn.
"Với chúng tôi, thời gian vừa rồi rất khó khăn trong chuyển tải khái niệm chuyên môn thành khái niệm dân dã đủ để người dân hiểu và an tâm. Khái niệm cần phải diễn giải xuất hiện liên tục. Cá nhân tôi chỉ là người đóng góp nhỏ trong việc tham gia diễn giải những khái niệm đó"- bác sĩ Cấp chia sẻ.
Vấn đề thứ 2, bác sĩ Cấp muốn chia sẻ, toán thống kê là một chương trình bác sĩ phải học nhưng để hiểu sâu cũng không nhiều. Chắc chắn với nhà báo thì toán thống kê vô cùng khó khăn. Chúng ta thấy tình trạng, Trung Quốc công bố mỗi ngày tăng thêm 300 - 400 bệnh nhân, tử vong 30 - 40 bệnh nhân, các nhà khoa học bảo dịch leo thang khủng khiếp. Đến ngày khác, Trung Quốc công bố tăng thêm 2.000 bệnh nhân, chết khoảng 400 bệnh nhân, nhà khoa học bảo rằng đến đỉnh và chuẩn bị quay xuống.
Nhưng nếu căn cứ con số thông thường thì sẽ có ý kiến thắc mắc rằng: "Lúc đang đi lên các ông lại bảo là cực kỳ kinh khủng. Lúc đang cực kỳ kinh khủng ông lại bảo là đã đỡ rồi". Đó là khái niệm về thống kê. Nếu hiểu đúng thì cực kỳ khó khăn. Một trong những trách nhiệm của truyền thông là diễn giải con số đó phù hợp để người dân hiểu và không hoảng loạn ở con số hàng trăm hay hàng nghìn mà ở xu thế đi lên hay đi ngang.
Thứ 3, có những điều khi trao đổi với phóng viên, hình như tư duy của thầy thuốc và nhà báo khá xa nhau. Tư duy thầy thuốc là trong hoàn cảnh xấu, chọn cái ít xấu nhất. Còn với nhà báo, tư duy là mong mỏi mọi điều tốt với mọi người. Mỗi con người là một số phận nên không chấp nhận được việc bảo chết thêm vài trăm người. Đặt vào vị trí của nhau trong mỗi quyết định, trong mỗi lý giải thì mọi thứ sẽ tốt hơn. Khi không hiểu nhau sẽ dẫn đến ngáng chân hoặc va chạm nhau.
Theo kinhtedothi
WHO cảnh báo các nước không điều trị virus bằng thuốc chưa chứng minh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các chính phủ không điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona bằng thuốc chưa được chứng minh khoa học. "Chúng tôi kêu gọi tất cả cá nhân và quốc gia tránh sử dụng các phương pháp trị liệu chưa được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị Covid-19", Tổng giám đốc WHO...