Những tiểu thuyết kinh dị không dành cho người yếu tim
Những cuốn sách của Stephen King, Oscar Wilde hay Thomas Harris ám ảnh người đọc bằng hàng loạt chi tiết gay cấn và sự sợ hãi.
Rồng Đỏ – Thomas Harris: Cuốn tiểu thuyết này đánh dấu sự xuất hiện của Hannibal Lecter. Đây là nhân vật hư cấu nổi tiếng trong series truyện trinh thám kinh dị của Thomas Harris. Nhà văn kinh dị nổi tiếng Stephen King từng thốt lên đây là “tiểu thuyết đại chúng hay nhất kể từ sau Bố già“. Rồng Đỏ xuất bản lần đầu năm 1981, theo chân cựu FBI Will Graham tìm bắt kẻ giết người hàng loạt với biệt danh bí ẩn “The Tooth Fairy”. Năm 1986, cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim với tựa đề Manhunter ( Kẻ săn người). Ảnh: Lazada.
Bức Tranh Dorian Gray – Oscar Wilde: Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay và duy nhất trong cuộc đời viết văn của Oscar Wilde. Tác phẩm kinh dị lấy bối cảnh nước Anh thời Victoria, xoay quanh câu chuyện cuộc đời của chàng người mẫu trẻ Dorian Gray. Vẻ đẹp của Gray đã gợi mở cho nam họa sĩ Basil (đồng thời là người tình) vẽ nên bức chân dung đầy ma quái. Lật mở theo từng trang sách là những bí ẩn bị bóc trần, ám ảnh người đọc bởi “giao kèo máu” với quỷ dữ. Từ khi ra đời (năm 1890), cuốn sách đã gây tranh cãi vì đề cập chủ đề đồng tính – đi ngược lại xu hướng chung của xã hội thời đó. Nhưng thời gian đã chứng minh giá trị của Bức Tranh Dorian Gray. Ảnh: BachvietBooks.
Horns – Joe Hill: Tiểu thuyết kinh dị này được khoác lên một lớp áo dịu dàng đến bất ngờ. Nhưng đằng sau Horns (tạm dịch: Quỷ sừng) là cảm giác kinh hãi tột độ. Cuốn tiểu thuyết thứ hai Joe Hill xuất bản năm 2010 và là sự kết hợp tuyệt vời giữa yếu tố giả tưởng đương đại, tội phạm xen lẫn Gothic. Sử dụng lối kể chuyện phi tuyến tính, Horns xoay quanh Ig Perrish – nam thanh niên bị nghi ngờ lạm dụng tình dục và giết chết bạn gái Merrin Williams. Một năm sau cái chết của Merrin, Ig tỉnh dậy với cặp sừng trên đầu cùng sức mạnh tối thượng. Anh dấn thân truy tìm sự thật về cái chết của bạn gái. Ảnh: Amazon.
The Exorcist – William Peter Blatty: Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1971, cuốn tiểu thuyết kinh dị này nhanh chóng gây sốt. Nó được xem là một trong những truyện kinh dị đáng sợ nhất mọi thời đại. Nỗi sợ hãi tột cùng đó đến từ hoàn cảnh tuyệt vọng của các nhân vật trung tâm, từng chi tiết tỉ mỉ gây ám ảnh. Tác giả xây dựng The Exorcist theo mô típ “những đứa trẻ bị quỷ ám”. Truyện xoay quanh Roland Doe, cô bé 12 tuổi bị cướp mất linh hồn và hành trình tuyệt vọng giành lại con gái của bà mẹ. Năm 1973, tác phẩm được chuyển thể thành phim và đạt thành công vang dội. Ảnh: Một cảnh trong phim The Exorcist, nguồn: IMDB.
Video đang HOT
Vòng tròn ác nghiệt – Koji Suzuki: Nhắc đến truyện kinh dị không thể bỏ qua kiệt tác này của nhà văn Nhật Bản Koji Suzuki. Vòng tròn ác nghiệt (tựa gốc: Ring) xoay một cuộn băng chết chóc nằm trong nhà nghỉ ngoại ô Tokyo, bên trên một cái giếng cũ. Bốn bạn trẻ tình cờ xem được cuộn băng này. Một tuần sau, họ lên cơn đau tim đột ngột và qua đời. Những cái chết bí ẩn khiến phóng viên Asakawa lao vào vụ án, tự mình xem cuộn băng và đối mặt những nguy hiểm bí ẩn. Vòng tròn ác nghiệt nhiều lần được chuyển thể thành phim và đều thu được doanh thu ấn tượng. Ảnh: Tiệm sách cũ của Ly.
Misery – Stephen King: Misery được xuất bản năm 1987, ra đời sau khi Stephen King ngủ gật ở sân bay và mơ thấy một nhà văn bị người hâm mộ bắt cóc, giữ làm con tin. Ngay khi tỉnh dậy, ông căng thẳng, tìm mọi cách nhớ lại câu chuyện và ngồi viết liên tục 50 trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết. Misery sau đó đã giành được Bram Stoker Award do Hiệp hội Nhà văn Kinh dị trao năm 1987. Sau này, tiểu thuyết được chuyển thể thành phim và nhanh chóng thu hút khán giả, trở thành tác phẩm kinh điển. Phim chuyển thể đã đem về cho nữ diễn viên chính giải thưởng Oscar danh giá. Ảnh: Johannslibrary.
Tiểu thuyết kinh dị 'Misery' ra đời từ giấc mơ của Stephen King
Richard Bach từng nói: "Nếu bạn gặp một giấc mơ, tức là bạn được trao quyền để làm việc về giấc mơ ấy".
Một số nhà văn có những giấc mơ sống động, tạo nên cảm hứng để họ đặt bút lên giấy và tạo ra những tác phẩm lớn cho văn học. Dưới đây là những tiểu thuyết nổi tiếng đã được lấy cảm hứng từ những giấc mơ của tác giả.
Twilight (Chạng vạng) - tác giả Stephenie Meyer
Tháng 6/2003, ở ngoại ô Arizona, Stephenie Meyer thức dậy từ một giấc mơ mãnh liệt, và nó là khởi nguồn của Chạng vạng nổi tiếng thế giới.
Meyer mô tả về một giấc mơ cô có năm 2003 trên trang web của mình: "Tôi bừng tỉnh (ngày 2/6 đó) sau một giấc mơ vô cùng sinh động. Trong giấc mơ, hai người có một cuộc nói chuyện khá căng thẳng trên bãi cỏ trong rừng. Một người chỉ là cô gái bình thường, nhưng người kia lại là chàng ma cà rồng đẹp trai, ngời sáng.
Họ đang bàn luận về những khó khăn bắt nguồn từ việc yêu nhau. Chàng ma cà rồng đặc biệt bị cuốn hút với mùi máu của cô gái, và đang vất vả để kiềm chế bản thân khỏi việc hạ sát ngay lập tức".
Giấc mơ ấy chính là cơ sở cho loạt tiểu thuyết nổi tiếng về ma cà rồng của Meyer. Đến nay, tiểu thuyết đã bán được 17 triệu bản trên thế giới, liên tiếp 91 tuần đứng trong danh sách sách bán chạy nhất của New York Times.
Bộ sách Twilight. Ảnh: Mèo Kat. Misery - tác giả Stephen King
Stephen King cũng sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên khi biết rằng ông sáng tạo cốt truyện và những hình ảnh hiện hữu trong một vài tiểu thuyết của mình trong khi ngủ.
Trường hợp cuốn tiểu thuyết Misery, Stephen King ngủ gật ở sân bay và mơ thấy một nhà văn bị người hâm mộ bắt cóc và giữ làm con tin.
Khi tỉnh dậy, ông rất căng thẳng, lập tức tìm mọi cách để nắm bắt câu chuyện. Ông đã ngồi ở sân bay và viết luôn 50 trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết.
Misery nhanh chóng được phát hành và nổi tiếng khắp thế giới. Bộ phim được chuyển thể từ Misery cũng trở thành tác phẩm kinh điển, đem về cho nữ diễn viên chính của bộ phim giải thưởng Oscar danh giá.
Sách Misery. Ảnh: Johannslibrary.
Frankenstein - tác giả Mary Shelley
Năm 1816, Mary Shelley 18 tuổi, đang tận hưởng kỳ nghỉ hè với người yêu tại Lord Byron, Thụy Sĩ. Một đêm khi ngồi quanh đống lửa, những người bạn trong nhóm của họ cùng chơi trò kể chuyện về những người đã chết.
Mary Shelley kể lại cô đã không thể nảy được ý tưởng cho đến nửa đêm, giờ của "ma thuật".
Shelley đi ngủ và thức dậy từ giấc mơ đáng sợ về người đàn ông đã cố gắng sử dụng khoa học để tạo ra sự sống và sinh ra nhân vật đáng sợ. Khi cô mở mắt và bắt gặp ánh trăng qua cửa sổ của mình, cảm giác ma mị càng trở nên đáng sợ.
Shelley tỉnh dậy, bắt đầu viết truyện ngắn về giấc mơ của mình. Cuối năm đó, chồng cô, cũng là nhà thiên văn học, khuyến khích cô nên mở rộng câu chuyện với cuốn tiểu thuyết. Cô bắt tay thực hiện và kiệt tác văn chương Frankenstein được công bố khi Shelley 19 tuổi.
Sách Frankenstein. Ảnh: Ozbooksnai.
Dr. Jekyll and Mr. Hyde (Bác sĩ JeKyll và ông Hyde) - tác giả Robert Louis Stevenson
Robert Louis Stevenson đã mơ về bác sĩ mắc chứng rối loạn nhân cách và khi thức dậy, ông cảm thấy một sự thôi thúc sáng tạo mạnh mẽ.
Ông nhanh chóng ghi lại những cảnh tượng xuất hiện trong giấc mơ của mình, sau đó viết bản thảo cuốn tiểu thuyết trong 3 ngày.
Sau khi hoàn thành sơ lược bản thảo, ông cho vợ mình đọc lại. Ông sử dụng những gợi ý của bà để chỉnh sửa và viết lại những phần chưa hoàn thiện của cuốn sách. Ông đã hoàn thành toàn bộ tiểu thuyết trong 10 ngày, kể từ lúc thức dậy với giấc mơ của mình.
Sách Dr. Jekyll and Mr. Hyde. Ảnh: Flickr.
Tiến sĩ JeKyll và ông Hyde đã vượt qua được thử thách thời gian, trở thành cuốn sách nổi tiếng truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm sân khấu và điện ảnh.
Những nhân vật phái đẹp khiến khán giả rùng mình Annie Wilkes, Lisbeth Salander hay Villanelle là những nhân vật phái đẹp từng khiến khán giả cảm thấy ám ảnh bởi những hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát của họ. Trong rất nhiều bộ phim, những nhân vật lệch lạc về tâm lý - chủ yếu gây ra bởi tổn thương họ từng gánh chịu trong quá khứ - thường được biết...