Những tiện ích trên “xế yêu” có thể khiến bác tài lâu năm bất ngờ
Những tiện ích bí ẩn và cực thú vị trên chiếc xế yêu mà đôi khi bạn không nhận ra dù chúng xuất hiện ngay trước mắt.
Mũi tên chỉ vị trí bình nhiên liệu
Với xe mới hoặc xe đi mượn lần đầu, người lái thường bỡ ngỡ không biết nắp bình nhiên liệu nằm bên nào của xe để thuận tiện đổ nhiên liệu. Thay vì xuống xe xem xét, bạn chỉ cần quan sát kỹ ký hiệu bình xăng trên bảng đồng hồ, chúng ta sẽ nhận ra một hình vẽ tam giác nhỏ bên cạnh. Tam giác chỉ về phía bên nào thì bên đó chính là nơi đặt nắp bình xăng. Nếu hiểu ám hiệu này, tài xế không cần phải lo lắng khi lái xe lạ mà vẫn nắm được quy tắc thiết kế nơi đặt nắp bình nhiên liệu.
Gương hậu chống chói
Nếu di chuyển xe vào ban đêm, chắc hẳn bạn sẽ rất khó chịu với xe sau bật đèn pha. Thay vì chịu trận, bạn chỉ cần đẩy nút nhỏ trên gương chiếu hậu để kích hoạt tính năng chống chói.
Cửa thoát hiểm cuối cùng trên ô tô
Trên các dòng xe con ( du lịch) thường có một cụm chi tiết mà chỉ có thể quan sát được ở bên trong và ít khi sử dụng. Nó được gọi là lẫy cửa thoát hiểm cuối cùng. Thực tế đây là một loại nắp tháo mở được bằng tay, giúp người bên trong ô tô có thể tác động được vào cơ cấu khóa cửa cốp sau. Nhờ đó mà dù bị kẹt trong xe, chỉ cần dùng ngón tay mở nắp và ấn vào chốt là có thể thoát ra ngoài.
Video đang HOT
Nắp đậy chốt cửa sau chỉ có thể quan sát được từ bên trong xe
Mã màu dưới nắp capô
Nhiều chủ xe hoàn toàn không để ý dưới nắp capô có gì nên nhiều trường hợp xe trục trặc nhỏ cũng đành chịu vì không biết hỏng hóc ở đâu. Các chi tiết trong khoang động cơ hiện đại ngày nay đều được đánh dấu bằng mã màu, thậm chí có cả hộp cầu chì thay thế trong trường hợp hỏng hóc. Cầu chì cũng phân biệt bằng màu sắc nên rất dễ nhận diện.
Ngăn chứa đồ bí mật
Một trong những điểm người dùng ưa thích ở dòng xe đa dụng MPV là khả năng chứa đồ gần như vô hạn. Sàn ghế thứ hai của Seat Alhambra có hẳn hai ngăn chứa đồ phía dưới. Ngay cả các mẫu xe khác cũng có ngăn chứa đồ dưới ghế trước, trên bảng tap-lô, trên mui hoặc trong khoang hành lý.
Nút mở khóa cần số xe số tự động
Trong tình huống nguy hiểm cần di chuyển ô tô mà không có chìa khóa, ở xe số sàn chỉ việc đẩy cần số về “mo” (nếu tài xế cài số để khóa bánh), thì ở xe số tự động (cần số ở vị trí P) cần phải chuyển về N. Tuy nhiên, để an toàn thì cần xe số tự động có cơ cấu khóa, chỉ có thể di chuyển được nếu xe nổ máy.
Chính vì vậy, thiết kế trên bệ cần số xe số tự động thường có thêm một khe mở khóa bí mật, gọi là nút Shift Lock.
Trên một số xe, nút Shift Lock được làm nhô cao, tài xế ấn giữ vào đó để di chuyển cần số. Nhưng nhiều hãng xe làm nó ẩn đi vừa mang tính thẩm mỹ và cũng để tránh trẻ nhỏ tò mò. Lúc này để ấn được Shift Lock, cần lấy móng tay hoặc vật cứng gỡ nắp đậy ra và gạt lẫy nhỏ bên trong rồi mới di chuyển được cần số.
Nắp nhỏ trước mũi xe
Phía mũi ô tô nếu quan sát kỹ sẽ thấy một chi tiết nắp ốp nhỏ có hình dạng tròn, vuông hoặc đa giác tùy theo thiết kế của hãng xe. Đây chính là nắp nhựa để che đi móc kéo cáp cứu hộ ẩn bên trong.
Khác với nắp của chi tiết rửa đèn tự động, cụm nắp che móc kéo cáp thường ở ngay bên dưới cụm tản nhiệt, bên trái hoặc phải vì vị trí này phù hợp với chiều cao khung gầm xe.
Khi xe bị chết máy, tài xế có thể lật nắp này ra sẽ tìm thấy móc để móc cáp vào xe khác để kéo đi trong trường hợp không có xe nâng cứu hộ giao thông.
Theo Nguoiduatin
Người Việt chi tiền sắm ô tô con tăng đột biến
Trong khi cả phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng trong nửa đầu năm nay có lượng tiêu thụ bị sụt giảm nhiều, thì phân khúc ô tô du lịch (xe con) trong cùng thời gian này lượng bán ra tăng đến 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xe con tiêu thụ tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019. Ảnh minh họa: Hùng Lê
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng ô tô mới tiêu thụ trong tháng 6 rồi tổng kết từ các thành viên và doanh nghiệp ngoài thành viên (trừ Hyundai Thành Công) đạt 27.520 xe, tương đương với thang trước đó và tang 19% so vơi cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, tổng số xe tiêu thụ bao gôm gần 20.290 xe du lich (tang 3% so với cùng kỳ năm ngoái); gần 6.650 xe thuong mai (giam 9%) va 584 xe chuyen dung (tang 14%). Đáng chú ý, luơng xe lăp rap trong nuơc tháng qua tiêu thụ quay đầu tăng cao trở lại đat 16.162 xe, tang 6% so vơi thang truơc va sô luơng xe nhạp khâu nguyen chiêc la 11.358 xe, giam 7% so vơi thang truơc.
Tính chung, tổng số xe tiêu thụ trong nửa đầu năm nay trên cả nước theo VAMA là đạt hơn 154.270 xe, tăng hơn 27.073 so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng trưởng 21,2%. Đáng chú ý, trong thời gian này, lượng xe thương mại và xe chuyên dụng tiêu thụ bị giảm thứ tự 1,5% (chỉ đạt hơn 38.000 xe) và 32% (hơn 3.000 xe) so với cùng kỳ năm ngoái, thì phân khúc ô tô con tiêu thụ tăng đến 35%, đạt 113.155 xe.
Điều này cho thấy, thị trường ô tô du lịch trong nước còn rất tiềm năng do lượng người sở hữu loại xe này còn khá thấp.
Tuy nhiên, xe lắp ráp trong nước đang có dấu hiệu suy giảm khi lượng bán 6 tháng sụt giảm 14%, xuống còn khoảng 91.730 xe (so với mức 106.534 xe của nửa năm 2018). Ở chiều ngược lại, xe nhập khẩu tăng trưởng mạnh, đạt hơn 62.540 xe, vượt xa con số 20.666 xe cùng kỳ năm 2018, tương đương mức tăng 203%.
Cùng thời điểm công bố của VAMA, Công ty Hyundai Thành Công (HTC) cũng thông báo con số tiêu thụ xe của hãng trong 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 35.720 xe. Như vậy, cộng dồn cả kết quả VAMA và HTC, thị trường ô tô Việt Nam có mức tiêu thụ 6 tháng của năm 2019 là hơn 189.990 xe.
Với kết quả bán hàng trên có thể nhận định thị trường ô tô trong nước còn rất nhiều tiềm năng, nhất là đối với dòng xe du lịch. Điều này có thể dự báo đến cuối năm nay tổng lượng xe tiêu thụ sẽ vượt mốc 300.000 xe.
Theo Thesaigontimes
Việt Nam chi 1,8 tỷ USD nhập ô tô năm 2018 Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD. Trong đó, nhiều nhất là ô tô nhập từ Thái Lan với 55.364 xe, từ Indonesia 17.146 xe. Năm 2018, Việt Nam nhập khẩu 81.609 ô tô, với tổng kim ngạch 1,8 tỷ USD. Ảnh: Tuấn Nguyễn Ô tô nhập khẩu 'loạn giá' Ô tô nhập khẩu...